Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn thông minh hay không một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng.

Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động… Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch… là rất cao. Vì vậy việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non.

Cô Dương Tuyết Lan, giáo viên phụ trách cấp dưỡng trường mầm non Ánh Sao (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với cả 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất bởi chúng tôi hiểu rằng ăn uống không chỉ để giải quyết cảm giác đói mà còn là cơ sở của sức khỏe giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ”.

Tuy nhiên để làm được điều này không hề đơn giản, nó đòi hỏi các cán bộ, giáo viên phụ trách cần có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng, sức khỏe cũng như quy trình chế biến nấu ăn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cũng cần sự sáng tạo trong mỗi bữa ăn giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ để trẻ ăn ngon miệng hơn. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các giáo viên về một số vấn đề có liên quan tới chế độ giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non để các bạn tham khảo:

Các trò chơi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Để giúp trẻ ăn uống ngon miệng thì việc tổ chức những trò chơi giáo dục dinh dưỡng là một phương pháp vô cùng hiệu quả và tuyệt vời. Chúng không chỉ giúp trẻ ăn uống một cách tự giác mà còn đem lại cảm giác hứng thú với đồ ăn, ngoài ra cũng giúp trẻ nhận biết được các thực phẩm mà mình đang ăn.

Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để các “cô nuôi dạy hổ” có thể tham khảo nhé.

Món ăn vui nhộn: Các cô có thể dùng những loại trái cây quen thuộc để tạo nên những hình ảnh nhiều màu sắc. Các cô có thể để các bé tự làm điều này trên phần ăn của mình. Trong quá trình sắp xếp các cô có thể dạy cho bé về màu sắc, hình dáng và nguồn dinh dưỡng trong chính thực phẩm mà bé đang ăn. Đó có thể là một bông hoa màu cam làm bằng cà rốt hoặc một cái cây xanh được xếp từ rau súp lơ luộc… Tất cả sẽ tạo nên một thế giới đầy madu sắc và chắc chắn sẽ rất ngon miệng phải không ạ?

“Từ điển” củ quả: Đây là một trong những trò chơi hết sức thú vị đã được áp dụng thành công ở nhiều trường mầm non. Cô Lưu Thu Thủy, giáo viên trường mần non Hướng Dương, Thanh Trì, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi dùng giấy bìa tạo hình các loại củ quả quen thuộc như: táo, cam, nho, dưa hấu… và dán chúng lên bảng. Các bé sẽ có nhiệm vụ gọi tên các loại củ quả đó. Khi bé đoán đúng phần thưởng sẽ chính là hình dán của quả và sự khne ngợi của cô và các bạn. Tôi thấy đa phần các bé đều rất hào hứng với trò chơi này , chúng đang nghiên cứu để đưa các loại củ quả thật vào trò chơi này”.

Tháp dinh dưỡng: Với trò chơi này ở độ tuổi mầm non các cô có thể chuẩn bị những chiếc rổ khác nhau và phân loại: rau xanh, thịt cá… và một số loại thực phẩm bằng nhựa thuộc các nhóm đó. Các bé sẽ được chia nhóm và đem bỏ các loại thực phẩm cùng nhóm vào cùng một chiếc rổ. Trò chơi này sẽ tạo không khí vui nhộn và giúp các bé nhận biết tên các loại thực phẩm sễ dàng hơn.

Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Độ tuổi mầm non là độ tuổi rất tốt để trẻ tiếp thu những điều được dạy ở trường và hình thành thói quen lâu dài trong tương lai. Bởi vậy nếu ngay từ thời điểm này chúng ta giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì sẽ giúp trẻ ghi nhớ và tạo nên một thế hệ với vốn hiểu biết phong phú về dinh dưỡng và sức khỏe con người. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mần non cũng sẽ giúp các bé ăn uống một cách tự giác, đúng cách và biết trân trọng thực phẩm từ đó sẽ tạo nên các hành vi có lợi để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân trẻ cũng như cả cộng đồng. Do đó việc lựa chọn các phương pháp giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết.

Sau đây là một số phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non để các cô có thể tham khảo và thực hiện.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua các trò chơi:Các cô có thể dạy trẻ nhận biết các loại thực phẩm cũng như những lợi ích mà các loại thực phẩm này mang lại cho trẻ qua các trò chơi như đã nói ở trên.
Chỉ với một vài sáng tạo nho nhỏ sẽ giúp các bé biết tên những loại thực phẩm mà mình được ăn hàng ngày cũng như nhận biết được đâu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng của chúng.

Giáo dục dinh dưỡng qua bữa ăn: hãy cho trẻ tự làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình. Theo cô Đoàn Thu Trang, giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, Hoàng Mai, Hà Nội cách làm này “không chỉ giúp trẻ tự giác mà còn biết trân trọng thực phẩm hơn”. Cô chó biết “các bé cũng hào hứng hơn với những bữa ăn của mình khi biết tự mình có thể tham gia chế biến chúng”.

Giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động ngoại khóa: Các cô có thể tổ chức để các lớp thi nấu ăn, xếp hoa quả và cho các bé cùng tham gia. Chắc chắn điều này sẽ khiến các bé hết sức hào hứng. Ngoài ra một số hoạt động như tưới cây, chăm sóc con vật cũng rất tốt để tạo vốn hiểu biết về thực phẩm cho trẻ mầm non. Theo cô Vũ Hoàng Yến, giáo viên trường mầm non Thiên Thần Nhỏ, Tp Ninh Bình: “Cứ mỗi dịp trung thu chúng tôi đều tổ chức cho các bé tham gia cùng các cô xếp mâm ngũ quả. Bé nào cũng tỏ ra hết sức hào hứng với hoạt động này. Qua đó chúng tôi dạy cho các bé về các loại quả, về dinh dưỡng trong hoa quả và cách ăn các loại quả khác nhau”.

Trên đây là một số thông tin về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non để các giáo viên mầm non có thể tham khảo và tổ chức thực hiện ngay tại trường mình. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn có thể dạy cho trẻ mầm non những kiến thức căn bản nhất về dinh dưỡng, sức khỏe và giúp các bạn chăm sóc trẻ một cách hiệu quả hơn.

Bảng dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ trong những năm đầu đời tối quan trọng. Bé không chỉ cần cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cơ bản như người lớn mà còn cần nhiều dưỡng chất để tăng trưởng thể chất và phát triển trí thông minh, tránh tình trạng nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng.

Để thấy rõ điều này, các mẹ nên xem bảng so sánh nhu cầu hàng ngày của trẻ và người lớn. Ta sẽ nhận ra sự quan trọng của thực phẩm đối với trẻ:

Dưỡng chất Trẻ em dưới 1 tuổi Trẻ từ 2-5 tuổi Người lớn
Nước 100ml/kg/ngày (với trẻ có  cân nặng từ 1-10kg)

1000ml + 50ml/kg cân nặng (cho mỗi kg cân nặng từ 11-20kg)/ngày

1000ml + 50ml/kg cân nặng (cho mỗi kg cân nặng từ 11-20kg)/ngày

1500ml + 20ml/kg (cho mỗi kg cân nặng từ 21kg trở lên)

30 – 40ml/kg/ngày
Chất đạm 1,8 – 2,2g/kg /ngày 1,55g/kg/ngày 1,13gr/kg/ngày
Chất béo 30-60% tổng năng lượng 25-35% tổng năng lượng 20-25% tổng năng lượng
Chất bột đường 13gr/kg/ngày 10- 12g/kg/ngày
Năng lượng 100calories/kg/ngày 60-70calories/kg/ngày 40 – 45calories/kg/ngày

Ta có thể thấy nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi đã cao hơn người lớn rất nhiều. Nhưng làm sao chúng ta có thể ở đó mà tính toán mãi được. Dưỡng chất có trong thức ăn hàng ngày là như thế nào? Các ba mẹ đâu phải chuyên gia mà đem đồ ăn lên cân đo đong đếm mãi. Rồi biết làm sao là con đã ăn đủ? Với trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ chỉ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đa dạng là con có thể nạp đủ năng lượng rồi. Nhưng với trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn như người lớn thì sao? Đó là lí do mà tháp dinh dưỡng dành cho trẻ từ 2 tuổi ra đời.

Trong mỗi tháp dinh dưỡng, theo thứ tự từ dưới lên trên bao gồm có 6 nhóm thực phẩm chính, cụ thể như sau:

– Ngũ cốc

– Rau xanh

– Trái cây

– Các sản phẩm từ sữa

– Thịt, đậu và các loại hạt

– Thực phẩm từ chất béo

Lúc này mẹ vẫn nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính, bé sẽ được ăn thêm 1–2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là đối với các bé 3 tuổi biếng ăn thì mỗi ngày bé cần được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm với lượng thức ăn như sau:

– Từ 120 -160g gạo tẻ, ngoài ra mẹ cũng có thể thay thế bằng bún, mì, phở và giảm lượng gạo.

– Từ 150 -200g chất đạm từ thịt, cá, tôm, hải sản, đậu hũ… chia đều thành 4 bữa.

– Từ 40g dầu mỡ, chia đều mỗi bữa khoảng 10g tương ứng với khoảng 2 thìa cà phê.

– Từ 100-150g rau xanh, những loại rau xanh tốt nhất cho bé có thể là rau cải xanh.

– 100-150g quả chín

Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

Bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng của bé

– Từ 400 – 500ml sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần được tăng cường bổ sung một số vi chất dinh dưỡng nhiều hơn và mẹ nên chọn loại sữa đặc trị cho trẻ với công thức chuyên biệt, ba mẹ nên tham khảo sản phẩm GrowPLUS+ – dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi của NutiFood tại đây.

Có thể nói việc sử dụng tháp dinh dưỡng là cách giúp mẹ có được chế độ chăm sóc bé khoa học, hợp lý nhất. Nếu có bác sĩ gia đình, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được sự tư vấn kỹ càng và phù hợp cho con yêu của mình.

Sữa thảo mộc Enzyme’s dành cho bé và người lớn

Sữa thảo mộc Enzyme’s

Giá:390,000đ 

Hotline: 0984533910 – 0904.800.458

Sữa hạt đầu tiên tại Việt Nam được bổ sung đa Enzymes thiên nhiên.

Bổ sung +17 vitamin và khoáng chất. Nguồn gốc 100% từ thực vật.

Sản xuất theo tiêu chuẩn ISO22000.

Là món quá dinh dưỡng an lành cho tất cả mọi người, đặc biệt phù hợp cho người ăn chay, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính…

* Thành phần:

Gạo lứt huyết rồng, yến mạch, hạt kê, đậu gà, đậu lăng, đậu Hà lan, bột rau chùm ngây, bột bí đỏ, cơm dừa, đường củ cải, vi chất, Enzyme Protease, Enzyme Cellulase, Enzyme Lipase, Enzyme alpha – glucosidase, Enzyme nattokinase.

* Công dụng:

Sản phẩm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất…đặc biệt là có sự góp mặt của các Enzyme’s quý giá, các Enzyme’s này giúp thủy phân các chất phân tử lớn thành dạng dễ hấp thụ hơn nên thường làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nhờ đó, sản phẩm mang nhiều hiệu quả cho sức khỏe:

– Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho những người bệnh, người già yếu, người có cơ thể suy nhược, người bệnh nan y, hấp thu kém….

– Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho người ăn chay, người có cường độ lao động nặng, làm việc bận rộn.

– Hỗ trợ điều chỉnh trọng lượng cơ thể về mức cân đối. Người gầy nên uống sau bữa ăn để giúp tăng cân, người béo phì uống trước bữa ăn sẽ giúp giảm cân.

– Dưỡng chất đủ đầy, cùng các vitamin và khoáng chất giúp bố mẹ an tâm thay thế sữa bò, sữa công thức cho con, xóa tan nỗi lo lắng trẻ em bị dậy thì sớm do sử dụng quá nhiều sản phẩm công nghiệp, tăng trọng, hóa chất. Trẻ em trên 12 tháng đã có thể sử dụng sản phẩm.

– Chị em phụ nữ ngoài cải thiện vóc dáng còn có làn da đẹp hơn, khỏe mạnh hồng hào.

* Cách dùng:

– Rót 150 – 180ml nước ấm khoảng 45 độ C vào ly.

– Cho từ từ 2-3 muỗng gạt sữa thảo mộc (mỗi muỗng tương đương khoảng 9gr sữa thảo mộc).

– Nên dùng 2-3 ly mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

– Có thể cho thêm mật ong, đường tùy khẩu vị.

* Khối lượng: 400gr/ hộp

* Hạn sử dụng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất.

sữa thảo mộc Enzyme's

Hình 1: sữa thảo mộc Enzyme’s

sữa thảo mộc Enzyme's

Hình 2: sữa thảo mộc Enzyme’s

sữa thảo mộc Enzyme's

Hình 3: sữa thảo mộc Enzyme’s

sữa thảo mộc Enzyme's

Hình 4: sữa thảo mộc Enzyme’s

sữa thảo mộc Enzyme's

Hình 5: sữa thảo mộc Enzyme’s

 

Rate this post