GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Đề tài: NDTT: Nghe:Đưa cơm cho mẹ đi cày
(Sáng tác: Hàn Ngọc Bích)
NDKH: Trò chơi âm nhạc “ Những giai điệu vui”
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hường
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ được tên bài hát nghe: Đưa cơm cho mẹ đi cày, do cố nhạc sỹ : Hàn Ngọc Bích sáng tác.
– Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe: Bài hát nói về tình cảm của em nhỏ giành cho mẹ của mình, bố đi chiến đấu xa nhà ở nhà chỉ có hai mẹ con, tuy còn bé nhưng em đã biết giúp mẹ nấu cơm, chăn trâu …
– Trẻ cảm nhận được giai điệu tình cảm, trong sáng của bài hát nghe.
2.Kỹ năng:
– Trẻ lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày và hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát.
– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, khả năng cảm nhận và vận động cơ thể theo nhịp điệu âm nhạc khi tham gia trò chơi: Những giai điệu vui
3.Thái độ :
– Tích cực tham gia vào hoạt động ca hát và vui chơi
– Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn , vâng lời ông bà bố mẹ, biết giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức của mình.
II. CHUẨN BỊ :
1. Địa điểm : Trong lớp học
2. Đội hình:
Trẻ ngồi trên ghế hình vòng cung, ngồi tập trung…
3. Đồ dùng của cô:
– Nhạc bài hát không lời: đưa cơm cho mẹ đi cày
– GAĐT
– Nhạc chơi trò chơi,
– Dụng cụ âm nhạc: Sáo trúc,
– Trang phục phù hợp
– Khung rối bóng, hình làm bằng bìa
– Các hình: Vuông, tròn, tam giác, sao, tim.
– Hướng dẫn một số trẻ tham gia minh họa bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” cùng cô.
III. TIẾN HÀNH
DK thời gian |
Nội dung |
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1-2 phút |
1.Ổn định tổchức, vào bài |
– Cho trẻ chơi trò chơi : gieo hạt. + Hỏi trẻ, chúng mình vừa chơi trò chơi gì? Các bác nông dân gieo những hạt thóc thành những cây lúa trĩu bông ,thành những hạt gạo cho chúng mình ăn hàng ngày đấy. + Chúng mình có muốn cùng cô đi thăm cánh đồng lúa của các bác nông dân không? Hôm nay,chúng mình cùng đi thăm cánh đồng lúa của các bác nông dân nha. – Tạo tình huống, hướng trẻ vào bài |
– Trẻ tham gia chơi Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ cùng cô đi
|
23-26 phút:
7-8 phút
16-18 phút
|
2.Phương pháp, hình thức tổ chức
|
* Trò chơi : Những giai điệu vui – Đưa ra 3 hình: tam giác, tròn, vuông + Hỏi trẻ những hình này có trong trò chơi gì mà chúng mình đã được chơi. + Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. (Nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại :Cách chơi: Mỗi hình sẽ tương ứng với 1 vận động . Khi trên màn hình xuất hiện hình nào trẻ phải làm đúng vận động tương ứng với hình đó trên nền nhạc. – Luật chơi: Bạn nào thực hiện không đúng sẽ bị loại ra 1 lần chơi.) – Cho trẻ nhắc lại vận động của 3 hình cũ: Vuông, tròn, tam giác trẻ đã biết. + Giới thiệu 2 hình mới: Sao, trái tim. Cho trẻ nói ý tưởng vận động tương ứng với 2 hình sau đó giáo viên chốt lại trên ý tưởng của trẻ. – Tổ chức cho trẻ chơi: + Lần 1: Chơi cả lớp + Lần 2: Cho trẻ về nhóm tự sắp xếp các hình theo ý tưởng của từng nhóm, sau đó lên thực hiện các vận động theo thứ tự các hình đã sắp xếp. – Cô tổ chức cho trẻ chơi – Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen ngợi trẻ. * Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày (sáng tác : Hàn Ngọc Bích ): Cô phụ đóng vai em bé xách giỏ đi đưa cơm vừa hát “ Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay. Giỏ cơm trên tay em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày” Đó chính là câu hát có trong bài hát : “ Đưa cơm cho mẹ đi cày”, do cố nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích sáng tác. Mời các con nhẹ nhàng về chỗ và lắng nghe cô hát. – Lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ ( có nhạc đệm). + Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? + Do ai sáng tác ? + GT đôi nét về cố nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích (Kết hợp hình ảnh): Ông đã sáng tác và được rất nhiều giải thưởng về sáng tác ca khúc cho thiếu nhi. Trong đó có bài: Đưa cơm cho mẹ đi cày rất hay và ý nghĩa. – Các con có biết vì sao lại gọi là cố nhạc sỹ Hàn Ngọc Bính không? -> Hiện nay Nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích đã qua đời. Vì vậy gọi là cố nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích. – Lần 2: Cho trẻ nghe giai điệu trên độc tấu sáo trúc. -> Giới thiệu đôi nét về sáo trúc: Sáo trúc được làm với nguyên liệu chủ yếu là nứa và trúc. Âm thanh Sáo phát ra nốt đặc biệt trầm ấm, du dương . + Khi nghe giai điệu này con cảm thấy thế nào? -> Bài hát đưa cơm cho mẹ đi cày với giai điệu du dương, ngọt ngào, tình cảm của người con gửi đến mẹ của mình khi đang hăng say lao động. – Lần 3: Trẻ xem diễn rối bóng kết hợp với lời bài hát : + Theo con bài hát có những hình ảnh gì? Mời các con cùng xem những hình ảnh đó qua màn diễn rối bóng kết hợp với lời bài hát. + Lời bài hát nói về điều gì? -> Cô chốt trên ý hiểu của trẻ : Bài hát nói về tình cảm của em nhỏ giành cho mẹ của mình, bố đi chiến đấu xa nhà ở nhà chỉ có hai mẹ con, tuy còn bé nhưng em đã biết giúp mẹ nấu cơm, chăn trâu . + Vậy ở nhà các con đã làm được những gì để giúp đỡ bố mẹ, ông bà? -> Giáo dục trẻ: ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người trong gia đình những việc nhỏ theo sức của mình. – Lần 4: Cho trẻ xem hoạt cảnh của cô và các bạn trong đội văn nghệ Bài hát Đưa cơm cho mẹ đi cày không chỉ nói về tình cảm của em bé dành cho mẹ của mình, mà nó còn có 1 ý nghĩa rất sâu sắc. Để hiểu được ý nghĩa đó mời các con cùng xem hoạt cảnh của cô và các bạn trong đội văn nghệ biểu diễn nhé. |
Trẻ trả lời
Trẻ nhắc lại vận động Trẻ nói ý tưởng của mình
Trẻ tham gia chơi
– Trẻ về chỗ ngồi và lắng nghe cô hát – Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ quan sát và lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
– Trẻ xem cô biểu diễn
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
– Trẻ xem cô và các bạn biểu diễn
|
1- 2 phút |
3.Kết thúc |
– Nhận xét, kết thúc giờ học – Chuyển hoạt động |