GS. Vũ Ngọc Tâm tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước khi sang Hoa Kỳ để lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Rutgers – Đại học lớn nhất bang New Jersey, Hoa Kỳ năm 2013.
Ngay sau khi tốt nghiệp, GS. Tâm được mời làm giảng viên Đại học Colorado Denver và đến năm 2017 anh được mời làm phó giáo sư (Assistant Professor) tại Đại học Colorado Boulder – một trong những trường Đại học công nghệ có truyền thống nhất nước Mỹ.
Tại đây GS. Tâm đã lập ra Phòng Thí nghiệm Hệ thống di động và Hệ thống mạng (Mobile and Networked System Lab). Theo Google Scholar, các nghiên cứu của GS. Tâm về thiết bị điện tử – viễn thông dùng trong y tế, các hệ thống quản lý điện tử giúp nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và các chủ đề liên quan tại các hội nghị và trên các tạp chí khoa học uy tín đã được trích dẫn 1405 lần.
Thành quả nghiên cứu của GS. Tâm và nhóm nghiên cứu của anh đã được ghi nhận bằng rất nhiều giải thưởng quan trọng trong giới khoa học – công nghệ Hoa Kỳ như giải Career Award của Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2019, giải Faculty Research Award năm 2014 và 2018 của Google, và 5 giải “Nghiên cứu xuất sắc nhất” tại các hội nghị của Hiệp hội Khoa học máy tính (ACM).
Anh còn được cộng đồng biết đến khi sở hữu 22 bằng sáng chế tại Mỹ, GS. Vũ Ngọc Tâm còn được biết đến với vai trò là Founder & CEO của Earable – Dự án đã xuất sắc lọt Top 12 dự án được nhận tài trợ từ VinTech Fund đợt 1.
GS 38 tuổi về nước cống hiến, hành trang là nhiều giải thưởng danh giá
Chỉ mới 38 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tâm đã đạt được phong hàm giáo sư, đồng thời nhận được nhiều giải thưởng danh giá trên quốc tế. Với tài năng của mình, vị GS.TS trẻ tuổi này đã có những cống hiến quý giá, góp phần đưa tên tuổi của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Đạt được giải thưởng danh giá của Quỹ Alfred P. Sloan
Theo Báo Người lao động, vừa qua Quỹ Alfred P. Sloan đã công bố 126 nhà nghiên cứu đạt được những thành công vượt trội trong giai đoạn mở đầu sự nghiệp nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng Sloan Research Fellowships 2020. Trong đó, GS.TS Vũ Ngọc Tâm đến từ Việt Nam xuất sắc nhận được giải thưởng danh giá này.
Được tổ chức thường niên từ năm 1955, giải thưởng Sloan Research Fellowships vinh danh các học giả tại Mỹ và Canada có tính sáng tạo, khả năng lãnh đạo và các thành tựu nghiên cứu độc lập nổi bật giúp họ trở thành một trong những nhà nghiên cứu triển vọng nhất trong năm.
Do đó, giải thưởng Sloan Research Fellowships năm nay gọi tên Giáo sư Vũ Ngọc Tâm chính là sự ghi nhận quý giá cho những nghiên cứu khoa học của anh trong lĩnh vực công nghệ không dây và đeo được; qua đó tạo động lực, cổ vũ anh tập trung hơn nữa vào việc phát minh ra các thiết bị mới giúp nâng cao chất lượng sức khỏe, cuộc sống của con người.
Trình độ học thức “không đùa được”
GS.TS Vũ Ngọc Tâm sinh năm 1983 tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, sau đó nhận được bằng tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Rutgers (Mỹ). Năm 2013, anh được mời về làm việc tại Đại học Colorado với vai trò là nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc phòng thí nghiệm MNS tại trường.
Tại đây, GS. Tâm lập ra Phòng Thí nghiệm Hệ thống di động và Hệ thống mạng (Mobile and Networked System Lab). Anh đã đạt được những thành công nhất định trong việc nghiên cứu về thiết bị điện tử – viễn thông dùng trong lĩnh vực y tế, các hệ thống quản lý điện tử giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân,…
Được biết, anh là GS Khoa học Máy tính của Đại học Colorado (Mỹ) và Đại học Oxford (Anh). Trong quá khứ, GS. Tâm từng đạt giải thưởng NSF CAREER; 2 lần được trao giải thưởng danh giá “Google Faculty Research Award” của Google cùng hàng loạt giải thưởng và đề cử bài báo khoa học xuất sắc nhất – “Best Paper” trong các hội thảo về khoa học công nghệ hàng đầu như ACM Sigmobile, ACM Mobicom, ACM Research Highlight, Sensys,…
GS. Tâm cũng đã đăng ký 27 bằng phát minh tại cục sở hữu trí tuệ Mỹ và sáng lập 2 công ty là Now Vitals và Earable tại Mỹ. Hiện anh đã trở về và khởi nghiệp trên quê hương Việt Nam.
Những thành tích trên của GS.TS Vũ Ngọc Tâm lại một lần nữa khẳng định, tại đất nước Việt Nam vẫn luôn có rất nhiều người tài. Và anh chính xác là chân dung con nhà người ta trong “truyền thuyết”.