Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

A. – ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tuổi mầm non làm những bậc thang, là nền móng cho những bậc thang kế tiếp cho cuộc đời của một đứa trẻ, vì thế việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt. Vì thế trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Chính vì thế: là một giáo viên lớp lá tôi đã chuẩn bị tâm lí và một số tố chất sẵn sàng cho trẻ lớp tôi có một tâm thế tốt để chuẩn bị vào lớp 1.

B. – GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ:

1. Biện pháp 1:

Ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã tạo mối quan hệ thân thiết với trẻ thông qua trò chuyện: tôi giới thiệu tên, từng trẻ giới thiệu tên mình…Mục đích của tôi là cho trẻ hiểu sau 1 năm học, lớp thêm một tuổi, được làm anh chị vì trẻ rất thích làm người lớn và khi đó trẻ có ý thức được vai trò của mình và hiểu được “mình phải lên lớp mới”.

2. Biện pháp 2:

Chuẩn bị về mặt thể chất:
– Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát…
– Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
– Trẻ được phân công làm công việc trực nhật: xếp muỗng, bê đồ ăn phụ cô. Thông qua hành động nàytrẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm 1:1. VD: có 5 bạn thì xếp 5 muỗng.

– Cho trẻ chơi một số trò chơi đòi hỏi sự khoé léo, sáng tạo trong giờ vui chơi ngoài trời hay giờ tạo hình.

3. Biện pháp 3:

Phát triển về mặt trí tuệ và phát triển ngôn ngữ.
– Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết 1 số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học.
VD: Bảng thời tiết, lịch.
Trò chơi: lập kế họach đi du lịch, chơi trốn tìm.
– Phát triển tư duy thông qua kể chuyện: đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung; suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi.
– Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân.
– Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi:
+ Tìm từ phụ hợp với hình.
+ Tìm con chữ đã học thông qua bài thơ:
Vd: tìm con chữ ” u- ư” trong bài thơ: bé làm bao nhiêu nghề.
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao.
VD: Bài ” Đi cầu đi quán”
+ Trò chơi sao chép con chữ:

– Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: chữ in thường, chữ viết thường, chữ in hoa, chữ viết hoa.
– Trong giờ học tôi cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học ” nhiều hơn, ít hơn”, những con số…
– Trong giờ chơi cho trẻ chơi một số trò chơi: Bán hàng: trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng. Trò chơi Bác sĩ: trẻ biết dùng viết ghi tên bệnh nhân, ghi tên thuốc.
Góc khoa học: ghi lại kết quả thí nghiệm, lập bảng.
– Giờ văn học: tội đọc truyện, kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ.

4. Biện pháp 4:

Phát triển tình cảm xã hội.
– Thông qua hình thức đi tham quan, dã ngoại trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến.
– Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh: cô giáo, người thân( ông, bà, cha, mẹ, chú, bác…). Thông qua các ngày lễ hội, tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi vào đấy lời chúc mừng.
– Thông qua tranh ảnh, thơ truyện: đặt câu hỏi kích thích trẻ biểu lộ cảm xúc, suy nghi của mình thông qua trò chơi phân vai. VD: trò chơi gia đình.
– Tổ chức các trò chơi: giúp trẻ tự tin và sáng tạo.VD: trò chơi xếp hình, xây dựng…

5. Biện pháp 5:

Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
– Tạo điều kiện rèn luyện 1số kĩ năng cơ bản của hoạt động học tập: sắp xếp bàn ghế, hoạt động nhóm, cách cầm bút, tư thế viết.
– Làm quen một số đồ dùng hoạ tập của trường tiểu học.
– Tham quan trường tiểu học để trẻ hiểu rõ hơn về môi trường học mới và các hình thức hoạt động , vui chơi ở trường tiểu học.
– Tuyên truyền cho phụ huynh là vấn đề tôi cũng rất quan tâm vì phụ huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi rất hay trao đổi với phụ huynhvề tình hình học tập và vui chơi của trẻ ở lớp, những gì mà trẻ quan tâm…Tôi trao đổi cho phụ huynh hiểu và ủng hộ những gì mà tôi đã chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

– Với việc áp dụng những hình thức dạy trẻ như trên tôi thấy trẻ hứng thú , hoạt động sôi nổi, hiểu bài nhanh hơn và ngày càng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn.
– Còn về bản thân tôi, qua quá trình thực hiện tôi càng thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là hình thức giảng dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo, tự tin hơn.

D. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

– Là giáo viên khối lá, bản thân tôi luôn học hỏi trau dồi kiến thức để nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn. Để thực hiện tốt việc ” chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1″ thì không riêng gì nhiệm vụ của giáo viên mà còn phải có sự phối hợp tốt và sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội.

Rate this post