Cưỡi ngựa như là một liệu pháp điều trị tự kỉ

Alicia Kershaw là người sáng lập và là tổng giám đốc của GallopNYC, một tổ chức chữa bệnh bằng cách cưỡi ngựa ở Brooklyn. Những huấn luyện viên của GallopNYC được cấp giấy chứng nhận bởi hiệp hội nhà nghề về cách chữa bệnh bằng thuật cưỡi ngựa quốc tế. Sau đây là bài viết của cô được đăng tải trên trang blog của tổ chức Autism Speaks.

Tôi lớn lên ở một nông trang và dành rất nhiều thời gian với những chú ngựa. Tôi yêu loài động vật đẹp đẽ và có sự đồng cảm với con người này, loài vật mà đã được thuần hóa và bắt đầu giúp con người cải thiên cuộc sống. Thế giới của tôi được lấp đầy bởi những câu chuyện về những chú ngựa xuất sắc – đặc biệt là những chú ngựa đã chăm sóc cho người cưỡi chúng.

Hiện tại, là tổng giám đốc của GallopNYC, tôi dành thời gian trong ngày với những chú ngựa. Cưỡi ngựa thật vui, và thậm chi những người với hội chứng tự kỉ trầm trọng có thể làm tốt việc cưỡi ngựa. Những chú ngựa làm dịu đi những người cưỡi với hội chứng tự kỉ, giúp họ tập trung, suy nghĩ và chấp nhận sự huấn luyện. Mong muốn cưỡi ngựa cũng giúp chúng ta khuyến khích những hành vi tích cực và nhẹ nhàng ngăn cản những hành vi tiêu cực.

Chúng tôi sử dụng một chương trình gọi là chữa bệnh bằng thuật cưỡi ngựa (Therapeutic Horsemanship) để giúp những người cưỡi ngựa đi bộ, trò chuyện, kết nối, tập trung, cư xử và học tập – truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân để sống một cuộc sống đầy đủ, hữu ích, độc lập như là họ có thể.

Chúng tôi nói đến công việc này bằng từ thuật cưỡi ngựa (horsemanship) hơn là chỉ dùng từ cưỡi (riding) bởi vì chúng tôi dạy cho những người cưỡi cách chăm sóc cho những chú ngựa để cưỡi chúng. Trách nhiệm đối xử với một chú ngựa có thể giúp những sinh viên của chúng tôi nhìn thế giới từ một góc nhìn khác – cách nhìn của một chú ngựa.

Chúng tôi dạy cưỡi ngựa một cách thận trọng và mang tính giúp đỡ. Một người tình nguyện đã được đào tạo dẫn theo chú ngựa của mỗi người cưỡi, và 2 tình nguyện viên đi dọc 2 bên để đảm bảo sự an toàn cho người cưỡi. Một huấn luyện viên đã được chứng nhận chỉ dẫn tất cả các lớp học.

Chúng tôi đặt ra mục tiêu cá nhân cho từng người tham gia cưỡi ngựa và kiên nhẫn làm việc trên những kĩ năng như lời nói, sự hòa nhập xã hội… Và, vâng, một trong những mục tiêu của chúng tôi là chỉ hoàn toàn là vui đùa. Tất cả những người cưỡi ngựa học được một số những biện pháp về những kĩ năng về ngựa và cưỡi ngựa, và một số những người cưỡi ngựa trở nên rất giỏi và đầy kĩ năng.

“Tôi không thể nghĩ con tôi có thể làm được như vậy!” là bình luận chúng tôi được nghe thường xuyên nhất từ bố mẹ và giáo viên khi nhìn con họ cưỡi ngựa. Đó là một trong rất nhiều cách chúng tôi biết rằng cách chữa bệnh bằng thuật cưỡi ngựa thật sự có tác dụng.

Ở GallopNYC, chúng tôi đo lường lợi ích của từng phần học đối với mỗi người cưỡi ngựa. Những nghiên cứu khẳng định kết quả mà chúng tôi thấy. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện rằng ” một sự can thiệp bằng cách cưỡi ngựa chữa bệnh trong 10 tuần với những đứa trẻ có hội chứng tự kỉ đem lại tiến bộ một cách rõ rệt.” Những giáo viên nói với chúng tôi rằng họ thấy những lợi ích này trong những lớp học rất lâu sau khi khóa học cưỡi ngựa kết thúc.

Cả bố mẹ cũng khẳng định những lợi ích khi cưỡi ngựa. Gần đây, một người mẹ viết, ” Gia đình chúng tôi vẫn còn phấn khích sau khi thấy con trai tôi trên một con ngựa! Đó là giấc mơ trở thành sự thật. Tôi chưa bao giờ thấy nó phản ứng nhanh như vậy đối với bất kì một liệu pháp nào trước đây!”

Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi là khi tôi chứng kiến một cậu bé dễ thương có hội chứng tự kỉ hôn chú ngựa nhỏ một cách tự nhiên. Cậu ấy có một sự đồng cảm nhanh chóng và mạnh mẽ với con vật nhỏ bé, một niềm vui giúp mở ra những tiềm năng khác trong cuộc đời cậu ấy.

Theo tretuky.com

Bác sĩ Temple Grandin một lần đã từng viết, “Tôi ước rằng nhiều trẻ em hơn có thể được cưỡi ngựa thời nay. Con người và loài vật được kì vọng để đồng hành cùng nhau. Chúng ta đã trải qua một thời gian dài cùng tiến hóa, và chúng ta đã từng là bạn đồng hành.”

Tôi đồng ý hết lòng với nhận định trên. Con người và loài ngựa nên là bạn đồng hành, và hơn nữa, con người với hội chứng tự kỉ và loài ngựa nên là bạn đồng hành. Cuối cùng thì cả con người và loài ngựa sẽ có lợi từ mối quan hệ đặc biệt này.

Theo tretuky.com

5/5 - (11 bình chọn)