Đề tài: Ba cô gái (lớp Lá)
Lớp Lá
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Hiểu nội dung truyện và đánh giá được các nhân vật: cô cả và cô hai không quan tâm đến mẹ, chỉ có cô út hiếu thảo biết quan tâm, lo lắng cho mẹ.
– Nắm được trình tự câu chuyện qua phần đàm thoại và TC “Bắt chước giọng nói nhân vật “.
– Nhận biết được các từ có chứa chữ a, ă, â; phát âm chính xác theo các kiểu chữ .
– Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, xúc cảm tình cảm.
– Giáo dục trẻ tình cảm gia đình, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
– Vợ tập tô, bút chì cho mỗi trẻ.
– Bảng chữ (các kiểu chữ ) của cô, thẻ chữ của trẻ.
– Một số vật liệu ở các góc hoạt động: hột hạt, đất nặn, dây, thẻ từ, báo có chữ, …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
– Cho trẻ cùng hát và vận động minh họa với bài “Thiên đàn búp bê”.
– Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn có cảm thấy hạnh phúc khi có ba có mẹ không?
+ Ba mẹ thương các bạn thế nào?
+ Và các bạn làm thế nào để xứng đáng là niềm tự hào của ba mẹ?
– Cô chọn một tranh minh họa câu chuyện và đàm thoại cùng trẻ:
+ Các bạn nghĩ gì về những người trong tranh? … Họ có mối quan hệ thế nào với nhau?
+ Hãy thử giới thiệu về họ xem nào!
– Cô giới thiệu câu chuyện và kể cho trẻ nghe (có thể kết hợp trực quan tuỳ ý )
– Hỏi lại trẻ về các nhân vật trong chuyện …
* Hoạt động 2: Trò chơi “Đóng vai”
– Cô chia trẻ thành 4 nhóm theo 4 tuyến nhân vật trong truyện: sóc con, cô cả, cô hai, cô út …
+ Cô vừa dẫn chuyện (tóm tắt) vừa đóng vai bà mẹ …
+ Cho trẻ đứng theo đội hình hành ngang, mỗi nhóm một hướng, chỉ có nhóm đóng vai Sóc con là di chuyển đến các nhóm, còn các nhóm khác thì đứng yên tại chỗ …
– Gợi ý cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật, cùng nói lời thoại và bộc lộ cảm xúc qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (chú ý các lời thoại cho đúng giọng của nhân vật …)
* Hoạt động 3 :
– Cô giới thiệu các thẻ từ (hay viết lên bảng) và chỉ cho trẻ đọc: “ba cô gái”, “đẹp như trăng rằm”, “chị cả cọ chậu” , “chị hai xe chỉ” , “cô út nhào bột”.
– Cô đọc các câu đố chữ cho trẻ tìm chữ trong từ:
” Thân em không đứng một mình
Móc dù sát cạnh thắm tình chị em ” —- Đố biết chữ gì ? … Hãy tìm cho cô từ nào có chứa chữ a!
“Em là bạn của chữ a
Đội thêm cái rá trông ra dáng mình” – Đố biết chữ gì? Chữ nào có chứa chữ ă ?
“Chúng em hàng xóm của nhau
Chữ a thêm mũ trên đầu là em ” – Đố biết chữ gì? … Hãy tìm chữ có chứa chữ â !
– Cô giới thiệu các kiểu chữ, viết lại cho trẻ xem, đọc lại…
– Cho trẻ so sánh 3 chữ a, ă, â …Viết trên không theo qui trình từng con chữ
* Cho trẻ thực hành trong vở “Bé tập tô”.
+ Cô cho trẻ tô chữ a, ă, â theo qui trình mũi tên vẽ sẵn …
+ Sau đó hướng dẫn trẻ quan sát và chỉ từng hình gọi tên và đọc từ bên dưới
+ Gợi ý cho trẻ phát hiện những chữ nào trong từ là nét in mờ và cho trẻ lấy bút chì tô trùng khít các nét in mờ theo đúng qui trình con chữ …