Bộ câu hỏi M – CHAT này bố mẹ thực hiện cho trẻ 16-30 tháng tuổi nghi ngờ tự kỷ như chậm nói, gọi không quay lại, kém tập trung.
Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết tự kỷ là khiếm khuyết về phát triển của một em bé, xuất hiện trong những năm đầu sau sinh và kéo dài suốt đời. Tự kỷ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tương tác xã hội, giao tiếp, chơi đùa kết bạn và học tập của trẻ. Nguyên nhân chưa biết rõ, liên quan đến yếu tố di truyền rất phức tạp.
Dấu hiệu báo động đỏ trẻ tự kỷ
– Không bập bẹ lúc 9 tháng tuổi và không cười lớn.
– Không chỉ ngón trỏ lúc 12 tháng tuổi.
– Không nói được từ đơn lúc 16 tháng tuổi.
– Không nói được từ đôi lúc 24 tháng tuổi.
– Mất bất kỳ ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ thời điểm nào.
Bảng M – CHAT(Modified Checklist of Autism in Toddlers) gồm 23 câu hỏi, cha mẹ thực hiện ở trẻ từ 16-30 tháng nghi ngờ tự kỷ như chậm nói, gọi không quay lại, kém tập trung.
Chỉ định: Theo Hội Nhi Khoa Mỹ, tầm soát khi theo dõi sự phát triển tổng quát cho tất cả các trẻ 9, 18, 24 và 30 tháng tuổi hoặc vào bất kỳ thời điểm nào mà người chăm sóc quan ngại, lo lắng. Tầm soát rối loạn tự kỷ được khuyến cáo nên thực hiện với trẻ 18-24 tháng tuổi và có các dấu hiệu tự kỷ trong quá trình phát triển tâm sinh lý. Nhờ đó bố mẹ quan sát được các dấu hiệu từ con và can thiệp kịp thời để đạt hiệu quả tốt hơn.
Sau khi làm bảng câu hỏi tầm soát, kết quả nếu bạn nhấn chọn 3 trong số 23 câu hoặc 2 câu được in đậm trong bảng thì con bạn ở nhóm nguy cơ có dấu hiệu rối loạn tự kỷ và cần được can thiệp sớm.
1 | Trẻ có thích thú khi được đu đưa hoặc nhảy lên đầu gối bạn? | Không | |
2 | Trẻ quan tâm đến trẻ khác không? | Không | |
3 | Trẻ có thích leo trèo, leo cầu thang không? | Không | |
4 | Trẻ có thích chơi ú òa hoặc tìm một đồ vật không? | Không | |
5 | Trẻ có chơi giả bộ, ví dụ nói điện thoại hoặc chăm sóc búp bê, hoặc trò chơi giả bộ khác không? | Không | |
6 | Trẻ có sử dụng ngón trỏ để chỉ hoặc để xin điều gì không? | Không | |
7 | Trẻ có chỉ bằng ngón trỏ để chỉ sự quan tâm về điều gì không? | Không o | |
8 | Trẻ có chơi một cách thích ứng với đồ chơi nhỏ (xe hơi, hình khối) mà không bỏ chúng vào miệng, thao tác chúng hoặc ném chúng không? | Không | |
9 | Trẻ có đưa cho bạn những đồ vật hoặc đồ chơi để chỉ cho bạn không? | Không | |
10 | Trẻ có nhìn vào mắt bạn hơn 1-2 giây không? | Không | |
11 | Trẻ có vẻ quá nhạy cảm với tiếng động không? (ví dụ: bịt tai) | Có | |
12 | Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bạn không? | Không | |
13 | Trẻ có bắt chước bạn không? | Không | |
14 | Trẻ có đáp ứng khi bạn gọi tên trẻ không? | Không | |
15 | Khi bạn chỉ có một đồ chơi trong phòng, trẻ có nhìn theo không? | Không | |
16 | Trẻ có đi được không? | Không | |
17 | Trẻ có nhìn những đồ vật mà bạn nhìn không? | Không | |
18 | Trẻ có làm những cử động bất thường của ngón tay gần mặt trẻ không? | Có | |
19 | Trẻ có làm bạn chú ý đến sinh hoạt của trẻ không? | Không | |
20 | Có bao giờ bạn nghĩ con của bạn bị điếc không? | Có | |
21 | Trẻ có hiểu điều người khác nói không? | Không | |
22 | Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm điều gì hoặc đi lang thang không chủ đích không? | Có | |
23 | Trẻ có nhìn mặt bạn để kiểm tra phản ứng của bạn khi đối diện với điều không quen thuộc không? | Không |
Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang sẽ chia sẻ về chăm sóc trẻ tự kỷ sáng 11/3 tại Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM, 59B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.
Nguồn: vnexpress