Bạn nghĩ độ tuổi nào nên bắt đầu dạy toán tư duy? Ngay từ khi bé 3 tuổi, cha mẹ đã có thể trở thành những người thầy đầu tiên cho con. Bài viết này của Mầm non Ban Mai sẽ hỗ trợ phụ huynh 6 bí quyết đơn giản dạy toán tư duy cho trẻ mầm non không cần giáo án mà vẫn hiệu quả.
Nội dung chính
1. Dạy toán tư duy cho trẻ thông qua trò chơi
Không có 1 đứa trẻ nào lại không thích được vui chơi cùng ba mẹ. Đừng ép con ngồi vào bàn học với những con số khô khan, nhàm chán. Bạn hãy biến chúng trở lên sinh động hơn với vô vàn các trò chơi thú vị.
Nổi bật phải kể đến như:
Chơi rút 2 lá bài bất kỳ và tính nhẩm tổng của chúng.
Chơi cờ cá ngựa nhưng phải nhân đôi số xúc xắc để tính bước được đi.
Trò Bingo với các số nhận biết đến 20.
Chơi cân các đồ vật và so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, ngang bằng.
Thực hành cắt bánh, chia kẹo đều cho 2, 4, 5… người ăn.
Tìm đường trong mê cung.
Nhảy trên các tờ giấy có đánh số theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần….
Những trò chơi này rất dễ thực hiện, không cần chuẩn bị quá nhiều. Bạn có thể tận dụng những đồ vật trong nhà hoặc đồ chơi sẵn có của bé. Tin rằng cả gia đình sẽ có khoảng thời gian vui vẻ, vừa học vừa chơi bên nhau.
Trẻ mầm non thường chỉ có thể tập trung trong thời gian ngắn. Do đó những trò chơi hay hoạt động này bạn chỉ nên kéo dài từ 3- 5 phút và tối đa 10 phút. Nếu quá lâu sẽ gây tác dụng ngược, khiến bé mất hứng thú tham gia vào những lần sau.
Trò chơi cá ngựa sẽ thú vị hơn nếu bạn thử thách bé phải đi gấp đôi số nước xắc được
2. Đọc những cuốn sách tuyệt vời
Có lẽ xã hội hiện đại đã khiến những cuốn sách giấy trở lên lu mờ. Chỉ cần có điện thoại thông minh, Ipad bé dễ dàng tìm thấy những câu chuyện hay video thú vị. Con dành hàng giờ để xem mà không hề biết chán, đôi khi là xem vô nghĩa.
Tuy nhiên những cuốn sách màu sắc bắt mắt sẽ giúp bé khám phá khái niệm toán học tốt hơn. Chúng dễ dàng ghi nhớ hơn bất kỳ chương trình giảng dạy dựa trên trang tính nào hiện nay. Bạn có thể tạo ra câu chuyện của riêng mình để giúp bé tư duy và sáng tạo.
Hơn nữa, các bé ở độ tuổi mầm non chỉ cần nắm được một số khái niệm cơ bản sau:
Các đơn vị về khối lượng, trọng lượng, kích thước, chiều cao.
So sánh lớn- bé, cao- thấp, to- nhỏ.
Tính toán trong phạm vi 20.
Sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần….
Do đó bạn cần cẩn trọng khi chọn sách cho con. Nếu sách quá nhiều chữ hoặc nằm ngoài kiến thức của bé quá nhiều dẫn đến tình trạng trẻ nhanh chán. Bạn nên chọn theo độ tuổi hoặc nội dung tương ứng mà bé cần khám phá tại thời điểm đó.
Những cuốn sách màu sắc sẽ là người bạn đồng hành tốt hơn thay vì điện thoại thông minh
3. Dạy toán tư duy cho bé bằng chiếc đồng hồ
Bạn có biết rằng các con rất thích sự chuyển động và những con số diệu kỳ trên đồng hồ. Chỉ với đồ vật đơn giản này, bạn dễ dàng cho con hiểu về:
Cách đọc thời gian.
Tính khoảng thời gian.
Nhận biết số.
Nhận biết phân số 1/4, 1/2…
Tự sắp xếp và quản lý thời gian.
Không cần mua những dụng cụ đắt tiền, bạn hãy tận dụng đồ vật ngay trong nhà để bé dùng. Ví dụ khi chuẩn bị vào bữa tối, bạn hãy nhờ bé bày đủ số bát và đĩa cho mọi người. Hoặc đơn giản hơn, bạn đưa ra cụ thể thời gian để con tự sắp xếp theo thời gian biểu có sẵn.
Chắc chắn rằng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé trở lên ngoan ngoãn hơn. Con luôn muốn tham gia vào các công việc bố mẹ làm hàng ngày. Bạn hãy nhờ trẻ những việc trong khả năng, bé sẽ nhận ra ý nghĩa của các số, phép tính.
Chiếc đồng hồ sẽ giúp trẻ mầm non nhận biết thời gian, con số và phân số
4. Để bé chạy nhảy thỏa thích
Không dừng lại ở đó, nhiều phụ huynh thắc mắc sao trẻ có thể chạy nhảy hàng giờ không mệt. Các con đang ở độ tuổi tò mò, muốn khám phá thế giới, muốn được tự do nô đùa. Nhiệm vụ của bạn là thỏa mãn sở thích của bé theo cách có ý nghĩa.
Bạn đã từng nghĩ đến hoạt động tập đếm bằng cách nhảy trên tấm bạt lò xo chưa? Nếu chưa, bạn nên thử chúng ngay hôm nay. Bài tập toán sẽ chẳng còn nhàm chán khi biến thành thời gian nô đùa thỏa thích.
Bé thỏa sức nô đùa chạy nhảy nhưng vẫn nắm được ý nghĩa của các con số và cách sắp xếp chúng
5. Tương tác với đồ chơi
Chưa hết thao tác chính là hành động trẻ có thể nắm giữ và giúp củng cố 1 khái niệm. Tại ngôi nhà thân yêu, mọi thứ đều có thể biến thành vật để thực hành đếm hay học toán. Ví dụ như hạt cườm, kẹo dẻo, cục tẩy, thú nhồi bông,…
Ngoài ra có thể dễ thấy rằng từ xa xưa que tính đã trở thành vật hỗ trợ học toán hiệu quả. Tất cả các trường mầm non đều có những bộ que tính làm từ nhựa hoặc gỗ. Các thước đo chia thước cũng rất bổ ích khi cho bé biết cách đo kích thước của mọi vật.
Phụ huynh có thể tìm mua bộ que tính ở bất kỳ nhà sách nào trên toàn quốc. Giá của chúng rất rẻ và phụ thuộc vào chất liệu tạo ra. Với trẻ mầm non tốt nhất bạn nên chọn bộ có hình dáng to, làm bằng gỗ và nhiều màu sắc hoặc hình dáng.
1 trong những đồ chơi giúp trẻ tư duy tốt nhất hiện nay là đồ chơi Lego. Các bé càng lớn, chi tiết càng nhiều và đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì và sắp xếp khó. Tuy nhiên các bé trên 3 tuổi mới có thể thực hiện được các thao tác này.
Thao tác chính là hành động trẻ có thể nắm giữ và giúp củng cố 1 khái niệm
6. Không lập kế hoạch
Cuối cùng nhưng không kém phần nổi bật, dạy toán tư duy đòi hỏi cha mẹ cần có kiến thức. Quá trình giúp bé tiếp cận và nắm vững kiến thức toán học không đơn giản hay dễ dàng. Nếu bạn dạy sai cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con.
Để dạy con tiếp cận toán tư duy hiệu quả, cha mẹ phải tìm hiểu và hiểu bản chất của loại toán này. Trẻ mầm non như 1 tờ giấy trắng, bạn vẽ gì, nó sẽ thành như vậy. Trẻ có sự tập trung kém, nhiều trẻ không nhớ lâu và thường mau chán.
Do đó, bạn cần kiên trì lặp đi lặp lại các nội dung khác hành động. Điều này tạo hứng thú, kích thích niềm đam mê, yêu thích với những con số. Không giáo trình nghĩa là bạn không lên kế hoạch từ trước.
Phụ huynh nên bắt đầu 1 ngày mới với những điều con chọn và mong muốn thực hiện. Môi trẻ là 1 cá nhân, bạn đừng bao giờ so sánh hay áp đặt phương pháp của người khác. Chính bạn là người hiểu bé nhất, hãy để bé được quyền quyết định.
Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con, hãy là người thông thái và hiểu con muốn gì
7. Các khái niệm cơ bản trẻ mầm non cần nắm
Chắc chắn sau khi cha mẹ nắm được những bí quyết trên đã hình dung ra cách giúp trẻ tiếp cận toán học. Tuy nhiên hướng trẻ đến nội dung nào? Những khái niệm sẽ đề cập trong chương trình dạy mẫu giáo bao gồm những gì?
Ngay sau đây chúng ta cùng đi vào những nội dung toán học cơ bản trẻ mầm non cần nắm. Khi bố mẹ hiểu rõ nội dung và phương thức thực hiện, hãy dành thời gian dạy con toán tư duy. Bạn chỉ cần dành ra 30 phút chất lượng cùng con yêu.
Các nội dung cơ bản bao gồm:
Đếm đến 20. Bắt đầu với việc đếm đến 5, nâng dần mức độ khó theo thời gian.
Hiểu cách đếm đến 100.
Cộng và trừ trong vòng 10. Bạn nên sử dụng các thao tác hoặc hình ảnh giúp trẻ nhận biết tốt hơn.
So sánh các số lớn hơn và nhỏ hơn, ngang bằng dưới 20.
Đếm từ một số bất kỳ.
Xác định các số còn thiếu trong một chuỗi.
Vẽ hình ảnh hoặc sử dụng các thao tác để hiển thị phép cộng.
Tìm một số để tạo thành 10 khi cho một số từ 1 đến 9.
So sánh kích thước, trọng lượng của các đồ vật khác nhau.
Xác định, so sánh, sắp xếp và tạo các hình dạng cơ bản. Nhận biết hình dạng 3 chiều ngoài đời thực.
Nhận biết giờ và nửa giờ trên đồng hồ.
Xác định giá trị của tiền.
Phân loại hoặc nhóm các đồ vật cùng màu, hình dáng hoặc kích thước.
Bạn nên sử dụng các thao tác hoặc hình ảnh giúp trẻ nhận biết số đếm tốt hơn
Dạy toán tư duy cho trẻ mầm non không cần giáo án không khó nhưng bạn cần có sự kiên trì, vừa là người thầy vừa là người bạn đối với trẻ. Chúc bạn sẽ có những phút giây vui vẻ cùng bé vừa học vừa chơi.