Nội dung chính
Giáo án mầm non
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: CẮT DÁN ĐÈN LỒNG(MẪU)
I Mục tiêu
* Kiến thức
– 3 tuổi: Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại đèn lồng.
– 4,5 tuổi: Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại đèn lồng.
* Kỹ năng
– 3 tuổi: Biết gấp giấy và cắt theo hướng dẫn của cô
– 4,5 tuổi: Biết cách gập giấy, cắt, dán thành chiếc đèn lồng
– Luyện kỹ năng cắt theo đường thẳng, kỹ năng dán.
* Thái độ
– Giáo dục cháu chú ý tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
– Đồ dùng của cô: Mẫu đèn lồng của cô, Giấy màu, hồ dán, kéo
– Đồ dùng của trẻ: Giấy màu, hồ dán, kéo
III. Tiến hành
1. Ổn định
– Cho cả lớp hát bài: Rước đèn dưới ánh trăng ( Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh..)
Bài hát kết thúc cô hỏi trẻ: Các cháu ơi, cô và các cháu vừa hát bài hát nói về ngày gì nhỉ?(ngày tết trung thu) (5 tuổi)
– Bạn nào kể về ngày tết trung thu cho cả lớp cùng nghe nào?(ngày tết trung thu có múa lân, rước đèn và được ăn bánh trung thu)(5 tuổi)
– Cháu thấy ngày Tết trung thu không khí như thế nào?(không khí rất là náo nhiệt và tưng bừng) ( 5 tuổi)
– Cô chốt lại: Các cháu ạ. Ngày Tết trung thu các bạn được bố mẹ mua cho rất nhiều thứ: bánh kẹo, ông sao, mặt nạ…và có bạn được bố mẹ mua đèn lồng cho nữa. Có rất nhiều loại đèn lồng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và mỗi chiếc đèn lồng đều có vẻ đẹp lung linh của riêng nó. ( Cho trẻ quan sát các loại đèn lồng).
2. Quan sát đàm thoại mẫu
– Nhân dịp Tết trung thu năm nay cô đã tự tay làm những chiếc đèn lồng bằng giấy với nhiều màu sắc khác nhau đấy. Cách cháu cùng quan sát nhé:
– Cho trẻ quan sát những chiếc đèn lồng mẫu của cô và đàm thoại: (Con thấy chiếc đèn lồng này như thế nào?làm bằng gì?(chiếc đèn được cắt dán từ giấy màu)? To hay nhỏ? Cách trang trí? Màu sắc?…).
* Làm mẫu và phân tích cách làm
Cô làm mẫu và phân tích cách làm
– Gấp đôi tờ giấy thành hình chữ nhật, sau đó dùng kéo cắt theo đường thẳng thành các nan giấy.( khoảng 1cm).
– Lưu ý cắt từ sống giấy lên và không cắt rời, chừa lại khoảng 1cm.
– Sau đó mở ra và dán 2 đầu nan giấy lại.
3. Trẻ thực hiện
– Cô hỏi ý định một vài trẻ: Cháu thích làm đèn lồng màu gì? Cháu sẽ cắt như thế nào?(5 tuổi)
– Cô cho trẻ làm, cô bao quát gợi ý thêm đối với những trẻ còn lung túng, khen ngợi những trẻ tiến bộ.
4. Trưng bày sản phẩm:
Cùng mang đèn lồng lên để các bạn quan sát. Hỏi lại tên đề tài.
Mời 1 vài bạn nhận xét:
– Cháu thích đèn lồng nào?(3,4,5 tuổi)
– Tại sao cháu thích?(5 tuổi)
– Mời 2-3 trẻ có sản phẩm đẹp giới thiệu về sản phẩm của mình.
– Cuối cùng, cô cũng nói lên ý thích của mình đối với chiếc đèn lồng nào? Cô thích vì sao?
– Khen động viên cả lớp.