Nội dung chính
GIÁO ÁN MẦM NON
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
I. Mục tiêu
* Kiến thức
– Trẻ 3 tuổi: Biết được ngày tết trung thu và một số hoạt động trong ngày tết trung thu
– Trẻ 4,5 tuổi: nhận ra ngày 14/8 âm lịch hằng năm là ngày tết trung thu. Trẻ biết một số hoạt động và món ăn có trong ngày tết trung thu
* Kĩ năng
– Trẻ 3 tuổi: Nói được một vài hoạt động có trong ngày tết trung thu
– Trẻ 4, 5 tuổi: Trẻ nói được một vài đặc điểm đặc trưng của ngày tết trung thu
* Thái độ:
– Trẻ 3,4,5 tuổi: Trẻ chú ý trong giờ học, biết vui chơi an toàn và biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong ngày tết trung thu
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
– 1 Số tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày têt trung thu như: Múa lân, phá cổ, rước đèn.
– Ti vi, đầu đĩa, băng nhạc.
2. Đồ dùng của trẻ:
– Mỗi cháu 1 đèn ông sao, 1 ít kẹo và bánh trung thu để các cháu phá cổ, Đầu lân, mặt nạ ông địa.
– Mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô về các hoạt động vui chơi trong ngày tết trung thu.
III. Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức:
Cho cả lớp hát bài : “Rước đèn dưới ánh trăng”
– Các con vừa hát bài gì?(Bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng) (4 tuổi)
– Khi nào thì các con được đi rước đèn dưới trăng?(Ngày tết trung thu) (5 tuổi)
– Ngày tết trung thu là ngày nào? (ngày 14/8)
– Mỗi năm, cứ đến rằm tháng tám là tết trung thu lại về, ngày đó có rất nhiều trò chơi và các cháu được đi rước đèn, được phá cổ rất vui. Thế hôm nay các cháu có muốn cùng cô trò chuyện về ngày tết trung thu không
2. Nội dung
– Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết trung thu.
a. Đội múa lân
– Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tám, các cháu được xem gì nào?(Được xem múa lân) (5 tuổi)
– Các cháu kể cho cô và các bạn nghe trong đội múa lân có gì nào?(Có con lân, ông địa)
=> Giáo dục cháu là khi xem múa lân phải trật tự, không chen lấn trong khi xem
b. Một số lồng đèn các bạn rước trong ngày tết trung thu
– Các con ơi khi được xem múa lân xong các con làm gì?(Được rước đèn) (5 tuổi) Khi đi trước đèn có các loại đèn gì?(Đèn ông sao, đèn lồng, đèn cá chép) (4 tuổi)
=> Giáo dục cháu trong khi chơi rước đèn không chạy nhảy, lắc đèn vì có một số đèn được đốt bằng nến sẽ rất nguy hiểm
c. Phá cổ
– Sau khi xem múa lân, rước đèn các cháu làm gì nữa?(Được phá cỗ) (5 tuổi)
– Các cháu kể xem trong mâm cổ có gì nào?(có bánh trung thu, kẹo, trái cây…)(5 tuổi)
* Giáo dục: Ăn bánh kẹo xong phải bỏ rác vào thùng rác
3. Trò chơi luyện tập
* Trò chơi 1: “Làm theo yêu cầu của cô”
– Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô, khi nghe cô yêu cầu đưa tranh gì lên thì các cháu chọn và giơ cao lên
– Ví dụ: Cô nói trung thu các cháu được xem gì mà có ông địa – Trẻ đưa tranh múa lân lên và nói múa lân.
* Trò chơi 2: “Ngày hội trung thu”
– Cách chơi: Cô gọi 1 vài trẻ lên đội đầu lân để múa cho cả lớp cùng xem, sau đó cô cho trẻ chơi rước đèn và cùng nhau phá cổ.
Kết thúc
– Cô nhận xét, tuyên dương.