Những yêu cầu khi xây dựng bài dạy tương tác

Những yêu cầu khi xây dựng bài dạy tương tác

Các yêu cầu khi xây dựng hồ sơ bài dạy:

– Bước 1: chọn đề tài
– Bước 2: Xác định mục tiêu bài dạy ( xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, tái độ / hoặc theo chương trình đổi mới – 5 lĩnh vực phát triển )
– Bước 3: Xác định nội dung, cách tiến hành hoạt động
– Bước 4: Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức
Là bước quan trọng nhất, giúp phân biệt bài giảng điện tử với bài giảng truyền thống. Việc multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước:
• Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.
• Phân loại tri thức cần khai thác dưới dạng: văn bản, sơ đồ, đồ họa, hình tĩnh, hình động, phim, âm thanh… giáo viên cần lựa chọn tri thức cần trình bày dưới dạng nào là tối ưu nhất.
• Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video,… qua CD rom, tư liệu trên Internet, đĩa Encarta của Microsoft…
– Bước 5 : Xây dựng thư viện tư liệu dưới dạng cây thư mục ( treeview ) hợp lý để dễ tìm kiếm, tra cứu và dễ liên kết đến các tập tin tư liệu, video, sound.. trong bài giảng.
Các tài liệu cần được để ở các định dạng *.pdf, *.swf, *.html, *.exe, *.chm… để mọi máy tính đểu có thể truy cập dễ dàng.
– Bước 6: Lựa chọn phần mềm để xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động cụ thể:
• Căn cứ vào các hoạt độngc ụ thể mà giáo viên dự định tiến hành tổ chức cho trẻ để định ra nội dung các slide cũng như thứ tự của các slide này.
• Xây dựng nội dung từng slide: có thể là văn bản, hình tĩnh, hình động, phim video, phim hoạt hình (animation)… tương ứng với một lượng tri thức cần cung cấp cho trẻ.
• Văn bản trình bày trên slide cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau (theo công trình nghiên cứu của tác giả Steve William)
• Màu chữ phải tương phản với màu nền.
• Không lạm dụng hiệu ứng khi trình diễn hoặc trên slide có hình động không cần thiết làm phân tán sự chú ý của trẻ.
• Độ phân giải của hình ảnh, chất lượng phim phải đạt yêu cầu của tư liệu trực quan nên sử dụng mã Unicode (font Arial, Tahoma, Times New Roman) để có thể trình chiếu ở bất kỳ máy tính nào.

– Bước 7: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

• Sau khi thiết kế, cần chạy thử toàn bộ để kiểm tra các sai sót.
• Chú ý tới các liên kết và liên kết quay lui hợp lý phù hợp với kịch bản giảng dạy.
• Nên đóng gói sản phẩm ( Menu file/Package for CD)
• Các phim minh họa, âm thanh… cần lưu chung 1 thư mục (vd: media)

Rate this post