Giáo án Làm quen văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật
– Hoạt động có chủ đích: kể chuyện “Quả bầu tiên”
– Nội dung kết hợp:
+ Âm nhạc: Hát và vận động “Gieo hạt”
+ Tạo hình: trang trí nón mũ…các con vật bằng lá cây, rau củ.
– Lứa tuổi: 5 tuổi
Nội dung chính
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tựa đề và các nhân vật trong truyện
– Hiểu nội dung chuyện thông qua việc trả lời các câu hỏi của cô.
2. Kỹ năng:
– Biết bắt chước điệu bộ nhân vật trong truyện.
– Biết tự nêu câu hỏi để các bạn trả lời.
3. Phát triển ngôn ngữ:
– Ngôn ngữ mạch lạc
– Sáng tạo trong giờ học.
4. Giáo dục:
– Một số nề nếp học tập: tập trung chú ý, đưa tay phát biểu, phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
Cô | Trẻ |
– 1 khăn vằn
– 1 guốc – 1 dù |
– Các loại lá cây
– Rau, củ ( mướp đắng, dưa bo…) – Đồ bấm, kéo, hồ, giấy màu… |
III. Hướng dẫn hoạt động:
• Hoạt động 1: Dẫn dắt.
– Cô đọc câu đố:
“ Cùng họ hàng với bí
Nhưng trái lại tròn hơn
Treo lủng lẳng trong vườn
Vỏ màu xanh biêng biếc?”
– Gọi 1-2 bạn giải câu đố.
– Cô dẫn dắt: quả bầu được xếp vào nhóm rau ăn củ hay ăn quả? Theo con thì ăn canh bầu có tác dụng gì đối với cơ thể?
– Dẫn dắt: có một câu chuyện kể về quả bầu nhưng không phải là quả bầu bình thường mà đó là “quả bầu tiên”
– Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe.
• Hoạt động 2:
– Cô kể độc diễn, nhập vai nhân vật + xen kẽ hát “gieo hạt”
– Kể xong cô đàm thoại với trẻ.
1. Muốn biết được câu chuyện tên gì các con nên đặt câu hỏi như thế nào? ( khuyến khích trẻ đặt câu hỏi)
2. Để hỏi nhân vật trong chuyện thì theo con nên đặt câu hỏi nào? (trẻ tự đặt câu hỏi và gọi bạn trả lời)
3. Cậu bé chăm sóc chim én như thế nào? Con tưởng tượng xem cậu bé làm những việc gì để chăm sóc chim én?
4. Chim én đã đền đáp công ơn của cậu bé bằng cách nào?
5. Nếu con là chim én thì con sẽ đền đáp cậu bé như thế nào?
6. Theo con, cậu bé trước khi giúp chim én có nghĩ là mình sẽ được chim én giúp đỡ lại không? Vì sao?
Lồng giáo dục: Mình giúp 1 người khác có mong muốn người ta trả ơn không? Vì sao?
Cô kể trích dẫn tiếp: “tên địa chủ…đến hết”
7. Tại sao tên địa chủ lại bẻ gãy cánh chim én?
8. Tên địa chủ đã bị trừng phạt như thế nào? Tại sao hắn lại bị trừng phạt như thế?
– Trò chơi: bắt chước điệu bộ của tên địa chủ khi mang quả bầu về nhà.
• Hoạt động 3:
– Cô mở nhạc, trẻ kết nhóm thành 3 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 trẻ.
– Nhóm 1: trang trí cánh chim từ khăn voan, giấy màu, trang trí mũ chim.
– Nhóm 2: làm nón mũ, váy áo từ các loại lá cây khác nhau.
– Nhóm 3: trang trí áo bằng các hình tròn cắt từ lá, vẽ mặt tên địa chủ.
• Hoạt động 4:
– Cô và trẻ cùng chơi đóng kịch “Quả bầu tiên”
– Kết thúc giờ học cô và trẻ hát và vận động bài “trái bầu xanh, trái bí xanh”