Đề tài bài thơ Bắp cải xanh rèn cho trẻ khả năng đọc thơ diễn cảm.Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ ý thức học tập.Trẻ biết chăm sóc các loại rau, quả.
Nội dung chính
Bài thơ: Bắp cải xanh
Bắp cải xanh
Xanh mát mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Lá cải non
Nằm ngủ giữa
* HĐ 1: Gây hứng thú :
– Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh”
– Bạn nào giỏi có thể kể tên những loại rau mà các con biết nào?
– Cho 2 – 3 trẻ kể
– À, có rất nhiều loại rau, củ khác nhau nhưng chúng đều là thức ăn hằng ngày không thể thiếu đối với con người chúng ta.rau,củ cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.Vì vậy các con cần ăn nhiều rau,củ quả nhé.
– Cho trẻ chơi trò chơi “trời tối, trời sáng”
– Các con nhìn xem cô có gì đây nào?
– Đây là cái gì ?
– Các con có muốn biết bắp cải xanh có đặc điểm,hình dạng gì thì hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Bắp cải xanh” do chú Phạm Hổ sáng tác nhé.
* HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ
– Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ
– Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh họa thơ
– Cô đọc lần 3 : Trích dẫn làm rõ ý
Bài thơ chia làm 3 phần :
– Phần 1 : 2 câu thơ đầu
Bắp cải xanh
Xanh man mác
Nói lên màu sắc của bắp cải có màu xanh, màu xanh nhẹ nhàng man mát
– Phần 2 : 2 câu thơ giữa
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Nói về hình dáng bên ngoài của cây bắp cải có lá sắp lại vòng tròn.
– Phần 3 : 2 câu thơ cuối
Búp cải non
Nằm ngủ giữa
2 câu thơ cuối nói về đặc điểm bên trong của bắp cải là những búp cải non nằm ở giữa.
– Đó là toàn bộ nội dung bài thơ
* Đàm thoại
– Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì ?
– Bài thơ do ai sáng tác ?
– Bài thơ nói về cái gì ?
– Cái bắp cải có màu gì nhỉ ?
– Màu xanh của bắp cải như thế nào ?
– Lá cây bắp cải như thế nào ?
– Ở giữa bắp cải có gì ?
– Bắp cải dùng để làm gì ?
– Các con đã được ăn bắp cải chưa ?
=> Cô củng cố: Bắp cải là một loại rau dùng để nấu canh ,luộc hoặc xào ăn cơm.Bắp cải ăn rất mát.Vì vậy khi ăn cơm các con cần phải ăn nhiều rau xanh để cơ thể khỏe mạnh và nhanh lớn nhé.
* Trẻ đọc thơ
– Cô cho cả lớp đọc thơ 4 -5 lần
– Cho trẻ đọc theo hướng chỉ tay của cô
– Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
– Luân phiên tổ nhóm cá nhân trẻ đọc
– Cô khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm.
3. Kết thúc
– Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt, nảy mầm”