Bài thơ: Mưa

MƯA

“Mưa ơi đừng rơi nữa
Mẹ vẫn chưa về đâu
Chợ làng đường xa lắm
Qua sông chẳng có cầu
Mưa vẫn rơi vẫn rơi
Ào ào trên mái rạ
Con sông vào mùa hạ
Nước dâng đầy khó đi
Chiều mưa càng thương mẹ
Vai gầy nặng lo toan
Gió luồn qua khe liếp
Mưa ngập tràn mắt em”

Giáo án LQVH: Thơ “Mưa”

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
– Hiểu nội dung của bài thơ
– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.

2. Kĩ năng:

– Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
– Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô.

3. Giáo dục:

– Giáo dục trẻ biết quý trọng nguồn nước, tiết kiệm nước….

II. CHUẨN BỊ

– Tranh minh hoạ bài thơ “Mưa”.
– Đàn Organ.

III. TIẾN HÀNH

* Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài thơ
– Vẫy trẻ lại gần cô
– Cho trẻ hát với cô bài hát “Cho tôi đi làm mưa vơi”
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng gì?
– Cô cũng có một bài thơ nói về mưa rất hay, các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Cô mời các con về chỗ ngồi của mình và lắng nghe cô đọc bài thơ “Mưa” của nhà thơ Nguyễn Diệu sáng tác.

* Hoạt động 1: Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.

– Cô đọc thơ lần 1 (Không tranh)
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nhỉ?
– Tác giả là ai?
– Cô đọc thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa), Hỏi trẻ:
– Cô vừa đọc bài thơ gì? (Mưa) Do ai sáng tác? (Nguyễn Diệu)
– Bài thơ nói lên ích lợi của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên trái đất.
– Trong bài thơ nói về hiện tượng gì ?( Trời mưa)
– Mưa rơi như thế nào?
– Mưa rơi xuống đâu?
– Hạt mưa có màu sắc như thế nào?
– Hạt mưa đã tạo thành cái gì?
– Mưa đã giúp cho chúng ta những gì?

* Giáo dục

– Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng mình hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:
– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
– Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô (Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần)
– Cho 2-3 trẻ đọc thơ qua tranh chữ to.
– Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động và kết thúc.
– Trò chơi: “Trời nắng trời mưa”..
– Cô nêu luật chơi, cách chơi
– Cho trẻ chơi 2 -3 lần
* Kết thúc:
– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
– Trẻ vui đọc thơ “Mưa” và ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

HĐCCĐ: “ Dạo chơi sân trường”
TCVĐ: “Nhảy qua suối nhỏ”
CTD: “Xích đu, cầu trượt, bóng, chong chóng”
– Dặn dò trẻ trước khi ra sân

a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”

– Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành
– Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp…

b. TCVĐ: “Nhảy qua suối nhỏ”

– Cô nhắc lại cách chơi
– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

c. Chơi tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Sinh hoạt văn nghệ

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
– Trẻ hát, múa bài “Cho tôi đi làm mưa vơi”, “Mưa rơi”,”Trời nắng trời mưa” …
– Đọc thơ diễn cảm “Mưa”
– Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

2. Lao động tập thể

– Sắp xếp đồ chơi ở các góc.
– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.

– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.
– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
– Cô nhận xét.
– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Rate this post