CHỦ ĐỀ
QUÊ HƯƠNG – BÁC HỒ
MÙA HÈ – TRƯỜNG TIỂU HỌC
29/4 – 24/5/2020
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
* Vận động
4 tuổi
– Cháu có hứng thú tham gia các hoạt động rèn luyện cơ thể, thích tham gia những hoạt động vận động, biết bảo vệ cơ thể chơi những nơi an toàn.
5 tuổi
– Thực hiện được các vận đông như: Đi, chạy, nhảy, ném, đập bắt bóng;
– Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoản cách 4m.
* Vệ sinh, dinh dưỡng
4 tuổi
– Trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh, biết ăn hết suất giữ vệ sinh khi ăn và vệ sinh cá nhân tốt hàng ngày.
5 tuổi
– Cháu có ý thức chơi những nơi an toàn;
– Biết được một số món ăn đặc sản của quê hương, biết ăn hết khẩu phần và uống đủ nước trong ngày;
2. Phát triển nhận thức
4 tuổi
– Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên địa danh của quê hương mình. Nhận biết cờ tổ quốc, Bác Hồ qua tranh, ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, biết một vài nét đặc trưng của một số địa danh nổi tiếng của quê hương, đất nước;
– Nhận biết các mùa trong năm, biết đặc điểm của mùa hè
5 tuổi
– Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống;
– Biết một số đặc trưng văn hóa của Việt Nam và quê hương: phong tục, truyền thống, làng nghề, lễ hội. Phân biệt được một số ngày lễ hội quen thuộc qua các đặc điểm nổi bật;
– Phân biệt được một số đặc sản, sản phẩm truyền thống qua dấu hiệu nổi bật;
– Nhận biết số lượng, thêm bớt trong phạm vi 10 phân biệt được các hình
khối, đo độ dài và so sánh;
– Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng các nhóm.
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
4 tuổi
– Biết dùng đúng từ ngữ khi giao tiếp, cháu biết tên gọi địa danh nơi cháu đang sinh sống, nói rõ ràng, tròn câu.
5 tuổi
– Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương. Cháu có thể kể chuyện, đọc thơ và kể về một số di tích, hoặc danh thắng lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng;
– Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;
– Cháu biết dùng lời nòi mô tả lại cho người khác hiểu về nội dung phong cảnh nơi trẻ sinh sống, cháu biết phân tích so sánh các sự vật hiện tượng có xung quanh trẻ;
– Nghe hiểu nội dung câu chuyện thơ đồng dao ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ;
– Biết chữ viết có thể thay cho lời nói;
– Nhận dạng được chữ cái trong bản chữ cái tiếng việt;
– Biết viết tên của bản thân theo cách của mình.
– Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát;
– Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác nhau.
4. Phát triển thẩm mỹ
4 tuổi
– Cháu thích được tham gia các hoạt động ca hát nhảy múa cùng các bạn, có nhận thức đúng về cái đẹp và sáng tạo khi thực hiện các bài hát về trường mầm non;
– Thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản nhạc, bài hát;
5 tuổi
– Cháu tự tin và mạnh dạng trong các hoạt động, thích tham gia vui chơi cá hát cùng các bạn trong nhóm, thích nghe và có cảm nhận về âm nhạc có cảm xúc khi nghe hát vận động và múa minh họa một số bài hát trong chủ đề.
– Trẻ cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước qua các sản phẩm tạo hình cháu tự mô tả;
– Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ chơi tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa;
– Trẻ cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc.
5. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội
4 tuổi
– Trẻ hứng thú khi vào lớp tham gia tốt các hoạt động theo yêu cầu trong ngày;
– Cháu biết yêu quí người thân yêu thích phong cảnh làng quê, cháu biết ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác Hồ.
5 tuổi
– Tích cực tham gia học tốt vui chơi chuẩn bị đón mừng các sự kiện, lễ hội trong chủ đề, cháu biết quan tâm đến các bạn trong lớp;
– Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn;
– Nói được khả năng và sở thích của bạn và người khác;
– Đón ngày sinh nhật Bác Hồ. Yêu quý, tự hào về quê hương, biết công ơn của các anh hùng liệt sĩ.
– Biết giữ gìn môi trường, cảnh quan văn hóa đẹp, không xả rác, bẻ cành…;
– Cháu biết yêu quí người thân yêu thích phong cảnh làng quê;
– Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ chơi với người gần gũi.
– Nhận biết các trạng thái vui buồn, ngạc nhiên, sợ hải, tức giận, xấu hổ của người khác;
– Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi giải thích;
II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ
* Phía cô
– Trang trí môi trường lớp học bằng những sản phẩm của cô và trẻ có nội dung hướng đến chủ đề;
– Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh, nghe các bài hát…về chủ đề, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề;
– Ghi băng một số hình ảnh về Quê hương – Đất nước – Bác Hồ – Trường Tiểu học;
– Tranh ảnh về các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương;
– Giấy khổ to (có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ..), kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, hộp bìa các tông các loại để trẻ vẽ, xé , dán….;
– Lựa chọn 1 số trò chơi, bài hát, câu chuyện…liên quan đến chủ đề và gắn với địa phương.
* Phía trẻ
– Giấy màu ,hồ dán, bút chì, bút màu, giấy báo cũ, bìa cứng;
– Vật liệu mở do cô và phụ huynh sưu tầm;
– Tranh ảnh liên quan của chủ điểm trên báo cũ;
– Đất nặn, màu nước, chữ cái, cờ, hoa…