Đề tài: Bé biết gì về gió?

Đề tài: Bé biết gì về gió ?
ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIÓ?
LỨA TUỔI : 5-6

Mầm non Nam Sài Gòn thực hiện

I. Mục đích – yêu cầu:

– Trẻ nhận biết 1 số đặc điểm của gió.
+ Gió là hiện tượng tự nhiên.
+ Gió tự nhiên, gió nhân tạo.
+ Tác hại và lợi ích của gió với mọi vật xung quanh.
– Rèn luyện kỹ năng quan sát, phán đoán…
– Phát triển ngôn ngữ.
– Giáo dục trẻ không có tính kiêu căng, chơi hòa đồng với bạn…

II. Chuẩn bị:

– Bài giảng tương tác ActivInspire.
– Một số vật dụng: chong chóng, giấy mỏng, quạt…
– Nhạc.

III. Tiến trình hoạt động:

* Hoạt động 1: “Trò chơi : Trúc xanh”

– Yêu cầu:
+ Bé hãy lần lượt chọn mảnh ghép và giải đáp câu đố, bài tập trong mỗi mảnh ghép.
+ Sau khi giải đáp xong trẻ sẽ lên mở mảnh ghép ra và đoán hình nền là hình gì?
– Màu xanh:
+ Con hãy quan sát qua kính lúp và đoán xem đó là gì?
– Màu vàng:
+ Trả lời câu đố.
– Màu hồng:
+ Bé hãy sắp xếp vòng tuần hoàn của nước.
– Màu đỏ:
+ Bé hãy tìm và đánh dấu X vào những điểm không đúng và không phù hợp.
+ Mỗi bạn tìm 1 điểm.

* Hoạt động 2: Bé biết gì về gió?

– Cô cho trẻ ra cửa quan sát gió bên ngoài lớp.
– So sánh gió bên ngoài lớp với gió trong lớp như thế nào?
– Cô giải thích:
+ Gió tự nhiên và gió nhân tạo.
+ Ích lợi và tác hại của gió.
– Về nhóm hoạt động khám phá đồ vật cần gió để chuyển động, hoạt động.
– Cô cho trẻ kể lại vừa chơi gì?
– Cô ghi tên đồ chơi bé vừa kể.
– Cho trẻ lên gạch dưới chân chữ cái bé đã học.

* Hoạt động 3: Kể truyện “Bạn diều kiêu căng”

– Cô kể 1 câu chuyện nói về 1 bạn diều.
– Đàm thoại:
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Trên đường đi chơi Diều gặp những ai?
+ Khi gặp mọi người Diều như thế nào?
+ Theo con Diều như thế nào khi không có gió?
+ Sau khi được chim cánh cụt đưa vào bờ, thái độ của Diều ra sao?
– Giáo dục trẻ kiêu căng là không tốt.
* Hoạt động 4: Hát vận động ” Nắng sớm”
– Trò chơi: “Bão gió nổi lên..”
– Hát và vận động theo nhạc, tay cầm chong chóng.
* Kết thúc:

Rate this post