Đề tài: Chú thỏ đáng yêu (lớp Mầm )
Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Đề tài: Tạo hình nặn Chú thỏ đáng yêu
Lứa tuồi: 3 – 4
Nội dung chính
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ có kỹ năng làm mềm dẻo đất, biết xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt để tạo thành hình con thỏ.
– Trẻ nhận biết được một số đặc điểm nổi bậc của con thỏ.
– Phát triển cơ bàn tay, cổ tay cho trẻ.
– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và trò chơi.
– Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
– Tranh ảnh một số con thỏ.
– Đất nặn, bảng con đủ cho mỗi trẻ.
– Mẫu nặn con thỏ của cô.
– Que chỉ.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Ổn định
Cô và trẻ hát và vận động bài “Trời nắng, trời mưa”.
Trò chuyện:
– Mình vừa hát bài hát nói về con gì ?
– Con thỏ sống ở đâu ?
– Các con đã nhìn thấy con thỏ bao giờ chưa ?
Cô cho trẻ xem tranh về thỏ.
– Con thỏ đang làm gì ?
– Bây giờ, các con có muốn đến nhà bạn thỏ chơi không ? Chúng mình cùng nhảy giống thỏ đến nhà bạn thỏ chơi nhé!
2. Hoạt động 2: Quan sát con thỏ
Cô cùng trẻ gọi: Bạn thỏ ơi! Bạn thỏ có nhà không ?
Cô cho trẻ quan sát tranh thỏ và hỏi:
– Con gì đây ?
– Con thỏ có những gì ?
– Bộ lông thỏ màu gì ?
– Thỏ sống ở đâu ?
– Thỏ ăn gì ?
Cô giải thích: Thỏ sống ở trong rừng hay được nuôi trong gia đình, thỏ rất hiền và gần gữi với chúng mình. Cho nên chúng mình phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ thỏ.
– Bây giờ bạn thỏ ngủ rồi, bạn thỏ nhờ chúng mình đi nhổ cà rốt để khi thức dậy cho bạn thỏ ăn.
Cô cho trẻ làm động tác nhổ củ cải.
3. Hoạt động 3: Quan sát mẫu nặn
– Các con vừa được quan sát tranh con thỏ. Cô còn một con thỏ nữa các con có muốn xem không ?
Cô cho trẻ quan sát con thỏ nặn mẫu của cô và hỏi trẻ:
– Đây là con gì ?
– Con thỏ này được cô làm bằng gì ?
– Con thỏ có gì đây ? (Cô chỉ vào từng bộ phận của con thỏ và hỏi).
– Bạn nào giỏi cho cô biết con thỏ còn thiếu cái gì ? (Chân, đuôi)
– Đúng rồi! con thỏ còn thiếu chân và đuôi. Vì con thỏ ngồi nên chân của con thỏ bị lông che đi mất. Các con lại ngồi đối diện chú thỏ nên các con không nhìn thấy đuôi của thỏ.
– Bây giờ, các con có muốn nặn con thỏ không?
– Để nặn được con thỏ thật đẹp các con hãy quan sát cô nặn nhé!
Cô nặn mẫu, vừa nặn vừa phân tích cho trẻ hiểu.
Cô cho trẻ lên lấy rổ đựng đất nặn và bảng con về nặn.
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện và trưng bày sản phẩm:
Trẻ thực hiện cô đến động viên, khuyến khích trẻ nặn, giúp đỡ những trẻ yếu.
Trưng bày sản phẩm.
Cô cho trẻ nhận xét:
– Con thích sản phẩm nào ?
– Vì sao con thích ?
Cô nhận xét chung.
Kết thúc: Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Con thỏ”.