Đề tài: Ánh trăng hòa bình( lớp Lá)
Đề tài: ÁNH TRĂNG HÒA BÌNH
Lứa tuổi : 5-6
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ nhớ được tên bài hát là “Ánh trăng hòa bình” của nhạc sĩ Hồ Bắc, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
– Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe “Lý chiều chiều” của làng điệu dân ca Nam Bộ và hiểu được nội dung bài hát.
II. Chuẩn bị:
– Đàn máy băng casset.
– Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa….
III. Hướng dẫn:
– Đọc bài thơ “Trăng sáng”.
– Bài thơ trăng sáng nói về cái gì?
– Ánh trăng rất đẹp và chiếu sáng khắp miền đất nước. Cô cũng có một bài hát nói về ánh trăng đó là bài “Ánh trăng hòa bình” của nhạc sĩ Hồ Bắc các con cùng lắng nghe nha.
a. Dạy hát:
– Lần 1: hát + đàn.
– Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.
– Đàm thoại:
• Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?
• Các con thấy bài hát này như thế nào? (về giai điệu, nội dung).
• Còn cô cô thấy giai điệu của bài hát này vui tươi, dí dỏm. Về nội dung nói về ánh trăng tròn lướt sáng qua ngọn tre vào những đêm trăng sáng các bạn nhỏ ở khắp mọi miền đất nước cùng nhau vui ca múa mừng ánh trăng hòa bình.
• Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát “Ánh trăng hòa bình” không?
– Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.
=> Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.
b. VĐTN:
– Để bài hát thêm sinh động, cô mời các con cùng vỗ tay theo nhịp.
– Lần 1: Cả lớp + đàn.
– Lần 2: Nhóm bạn trai + đàn.
– Lần 3: Nhóm bạn trai + đàn.
– Lần 4: Cá nhân + đàn.
=> Sau mỗi lần hát múa cô sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế VĐ của bài hát.
c. Nghe hát:
– Cô đọc thơ
” Chiều chiều ra đứng lầu tây
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng”.
– Đó là nội dung của bài hát ” Lý chiều chiều” của dân ca Nam Bộ. Các con cùng lắng nghe nha.
– Lần 1: Cô hát + đàn.
– Đàm thoại:
• Các con thấy bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung).
• Bài hát này nói về một người vào mỗi buổi chiều ra đứng ở lầu Tây lúc nào cũng thấy 1 cô gái hai vai gánh nước nặng mang về tưới cây ngô. Người đó cảm thấy rất thương cô nàng vì cô gánh nặng nhưng không hề thay đổi một lời và nhịp điệu của bài hát chậm rãi, nhẹ nhàng.
– Lần 2: Cô mở máy + biểu lộ qua nét mặt.
d. TCÂN:
– Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
– Cho bé chơi 4-5 lần. Sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào đúng.