Đề tài: Trăng sáng

I. YÊU CẦU:

– Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình ảnh trăng sáng trong hiện thực và trong hồi tưởng.
– Nắm bắt được nhịp điệu tha thiết, đầm ấm, vui tươi của bài thơ và thể hiện qua cách đọc diễn cảm.
– Thể hiện được nét nổi bật của ánh trăng tròn trên bầu trời đêm.
– Củng cố kỹ năng vẽ các nét cơ bản, phối hợp các nét thằng, cong tạo nên bức tranh đơn giản về
bầu trời đêm có trăng, có sao …
– Phát triển khiếu thẩm mỹ, tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học qua đọc thơ.
– Giáo dục trẻ sự gần gũi của thiên nhiên với con người .

II. CHUẨN BỊ:

– Làm quen với bài thơ, tìm hiểu về ” trăng ”
– Tranh hay mô hình minh họa bài thơ.
– Bảng, phấn màu cho cô, tranh mẫu “Trăng đêm”
– Tập tạo hình vui, bút màu cho trẻ …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

– Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe một bài hát về đêm Rằm Trung thu ( có hình ảnh Cây Đa, Chú Cuội,
Chị Hằng…)
– Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh được diễn tả trong bài hát … ” Đó là những hình ảnh trong dân
gian người ta tưởng tượng ra khi nhìn thấy vẻ huy hồng lộng lẫy của ánh trăng đêm rằm” …
+ Đố các bạn biết trăng đêm rằm có hình gì?
+ Vì sao gọi là trăng rằm?
– Cô giới thiệu bài thơ ” Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa.
– Cô đọc lần 1 + tranh hay mô hình minh họa — trò chuyện về nội dung bài thơ ( ngắn gọn )

* Hoạt động 2:

– Cô đọc từng đoạn xen kẽ đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ
+ Cô đọc 4 câu thơ đầu.
Có phải trăng lúc nào cũng tròn không?
+ Cô đọc 4 câu cuối
Vì sao nói trăng theo bước mình?
– Cô cho trẻ đọc thơ cùng với cô : cả lớp, từng nhóm …

* Hoạt động 3:

– Cô gợi ý trẻ vẽ trăng đêm rằm …
– Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện với trẻ về hình dạng, màu sắc, chi tiết làm nổi bật hình
ảnh trăng đêm rằm trong tranh …
– Hướng dẫn trẻ vẽ trên bố cục giấy: cô có thể vẽ mẫu trên bảng cho trẻ xem, nhắc trẻ sử dụng bút
màu phù hợp để vẽ …
– Cho trẻ vẽ trên bàn theo từng nhóm, động viên trẻ mạnh dạn và tự tin trong hoạt động
– Nhận xét những sản phẩm khá, ngộ nghĩnh, sáng tạo, dễ thương …

Rate this post