Giáo án Giáo dục âm nhạc: Ba em là bộ đội hải quân

Giáo án Giáo dục âm nhạc: Ba em là bộ đội hải quân nói về bạn nhỏ rất nhớ và thương ba, tình cảm của bạn nhỏ dành cho ba đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp thể hiện qua bài hát “ Ba em là bộ đội hải quân”. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát bài hát này nhé!

Môn: Giáo dục âm nhạc NDC: Dạy hát: “Ba em là bộ đội hải quân” NDKH: Nghe hát: “Biển hát chiều nay” Trò chơi: Tai ai tinh Đối tượng: 4-5 tuổi Thời gian: 20-25 phútIII. Tổ chức hoạt động:

1.Gây hứng thú:

– Chào mừng tất cả các bạn đến với chương trình “Âm nhạc vui” ngày hôm nay!

Tham gia chương trình “ Âm nhạc vui” tôi xin phép được giới thiệu sự có mặt của 3 đội: đó là đội Trường xa, đội Sóng biển và đội Hải quân. Người dẫn chương trình là tôi cô giáo Thu Thủy, ngoài ra chương trình còn vinh dự có sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của rất nhiều các cô giáo trong trường MN Ngô quyền, xin một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng chương trình “Âm nhạc vui” hôm nay!

Chương trình “Âm nhạc vui” sẽ gồm 3 phần:

+ Phần 1: Giải đố tìm chủ đề

+ Phần 2: Cùng nhau múa hát

+ Phần 3: Trò chơi âm nhạc.

– Vậy bây giờ xin mời các đội cùng về vị trí của mình để đến với phần thi thứ nhất đó là phần thi “ Giải đố tìm chủ đề”. Các bé phải chú ý vì mỗi câu đố đều liên quan đến chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay, các bé chú ý đoán xem đó là chủ đề gì nhé.

+ Chẳng già mà cũng bạc đầu

Ra sức đuổi nhau chạy vào bãi cát. ( Là gì) – sóng biển

+ Rõ ràng chẳng phải nồi canh

Thế mà vị mặn, nước xanh, cá nhiều. ( Là gì?) – biển

+ Nổi trên mặt nước

Cây cỏ xanh tươi

Sóng to gió lớn

Kiên cường đứng vững. ( Là gì) – đảo

+ Ai nơi hải đảo trùng khơi

Diệt thù giữ nước, coi thường khó khăn. (Là ai?) – Chú hải quân.

– Đáp án của những câu đố trên giúp các con nghĩ tới điều gì? (Biển đảo quê hương)

– Các con ai đã được đi biển rồi? Đi bãi biển nào? Đi biển các con thấy thế nào?

– Các con ạ! Đất nước Việt Nam chúng ta nằm ven bờ biển đông, có rất nhiều bãi biển đẹp, bây giờ chúng mình cùng hướng lên màn hình xem đây là bãi biển nào nhé! ( Cho trẻ xem).

III. Tổ chức hoạt động:

1.Gây hứng thú:

– Chào mừng tất cả các bạn đến với chương trình “Âm nhạc vui” ngày hôm nay!

Tham gia chương trình “ Âm nhạc vui” tôi xin phép được giới thiệu sự có mặt của 3 đội: đó là đội Trường xa, đội Sóng biển và đội Hải quân. Người dẫn chương trình là tôi cô giáo Thu Thủy, ngoài ra chương trình còn vinh dự có sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của rất nhiều các cô giáo trong trường MN Ngô quyền, xin một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng chương trình “Âm nhạc vui” hôm nay!

Chương trình “Âm nhạc vui” sẽ gồm 3 phần:

+ Phần 1: Giải đố tìm chủ đề

+ Phần 2: Cùng nhau múa hát

+ Phần 3: Trò chơi âm nhạc.

– Vậy bây giờ xin mời các đội cùng về vị trí của mình để đến với phần thi thứ nhất đó là phần thi “ Giải đố tìm chủ đề”. Các bé phải chú ý vì mỗi câu đố đều liên quan đến chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay, các bé chú ý đoán xem đó là chủ đề gì nhé.

+ Chẳng già mà cũng bạc đầu

Ra sức đuổi nhau chạy vào bãi cát. ( Là gì) – sóng biển

+ Rõ ràng chẳng phải nồi canh

Thế mà vị mặn, nước xanh, cá nhiều. ( Là gì?) – biển

+ Nổi trên mặt nước

Cây cỏ xanh tươi

Sóng to gió lớn

Kiên cường đứng vững. ( Là gì) – đảo

+ Ai nơi hải đảo trùng khơi

Diệt thù giữ nước, coi thường khó khăn. (Là ai?) – Chú hải quân.

– Đáp án của những câu đố trên giúp các con nghĩ tới điều gì? (Biển đảo quê hương)

– Các con ai đã được đi biển rồi? Đi bãi biển nào? Đi biển các con thấy thế nào?

– Các con ạ! Đất nước Việt Nam chúng ta nằm ven bờ biển đông, có rất nhiều bãi biển đẹp, bây giờ chúng mình cùng hướng lên màn hình xem đây là bãi biển nào nhé! ( Cho trẻ xem).

Biển Hạ Long

– Các con có biết ngoài là nơi nghỉ mát, biển còn có ích lợi gì cho chúng ta?

( Biển chúng ta nhiều tôm, cá, muối, dầu thô…)

– Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ biển?

– Ngoài biển có những vùng đất nhô lên, khi nước lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước, đó là gì các con?

– Ở Việt nam ta có rất nhiều đảo, bạn nào có thể kể tên những đảo mà các bạn biết tên nào?

– Các con có biết ai là người canh giữ và bảo vệ biển đảo quê hương mình không?

– Co 1 bạn nhỏ có ba là chú bộ đội hải quân, vì còn phải canh giữ biển đảo quê hương nên ba bạn ấy không thường xuyên về thăm nhà được, bạn nhỏ rất nhớ và thương ba, tình cảm của bạn nhỏ dành cho ba đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp thể hiện qua bài hát “ Ba em là bộ đội hải quân”. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát bài hát này nhé!

2. Dạy hát: “ Ba em là bộ đội hải quân”

– Cô hát cho trẻ nghe 1 lần không đàn.

– Cô vừa hát cho các con nghe bài: “ ba em là bộ đội hải quân” của nhạc sĩ Quỳnh hợp đấy!

– Cô hát lần 2 có đàn.

– Bây giờ các con hát cùng cô nhé! ( Cho trẻ hát 1 lần không đàn)

– Phần thi thứ nhất các bạn chơi rất sôi nổi, bây giờ mời các đội cùng đến với phần thi thứ hai đó là phần thi “ cùng nhau thi hát”. Chúng mình hãy cùng thi đau xem đội nào hát hay hơn nhé!

– Cả lớp hát cùng cô 3-4 lần có đàn ( chú ý sửa sai cho trẻ).

– Thi đua các tổ hát theo tay cô 2 lần.

– Thi đua nhóm, cá nhân.

– Cả lớp hát 1 lần.

3. Nghe hát: “ Biển hát chiều nay”

– Qua các phần thi các đội đã rất cố gắng và thể hiện phần biểu diễn của mình rất là hay. Để góp vui với sân chơi âm nhạc ngày hôm nay cô xin hát tặng 3 đội chơi 1 bài hát về biển đó là bài: “ biển hát chiều nay” của nhạc sĩ Hồng Đăng.

– Cô hát cùng đàn lần 1 diễn cảm.

– Cô vừa hát cho các con nghe bài “ Biển hát chiều nay” đấy, các con thấy biển trong bài hát thế nào?

– Biển thật đẹp, thật nên thơ, các con hãy cùng cô hòa mình vào biển nhe. Cô hát lần 2 khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.

4. Trò chơi: Tai ai tinh

– Bây giờ chúng ta cùng đến với phần thi thứ 3 đó là trò chơi âm nhạc với tên gọi “tai ai tinh”

– Các con phải chú ý nghe thật tinh xem đây là âm thanh gì, khi cô yêu cầu làm động tác theo âm thanh đó thì các con chú ý để làm cho đúng. Vì nghe những âm thanh này hơi khó nên cô gợi ý một chút, đó có thể là tiếng mưa, tiếng gió hay tiếng sóng biển…các con nghe và đoán xem đó là âm thanh gì? ( Cô bật đàn cho trẻ đoán), khi trẻ đoán tiếng sóng biển xong thì cô cho trẻ làm động tác sóng biển( tạo sóng biển bằng tay).

– Cho trẻ chơi 4-5 lần.

5. Kết thúc:

– Chương trình “ Âm nhạc vui” với chủ đề “ hát về biển đảo” cô thấy lớp mình đã hát rất hay, biển đảo Việt Nam thật đẹp đó là một phần không thể thiếu của nước ta. Nào chúng ta cùng làm những chú hải quân để bảo vệ quê hương mình! Cho trẻ đọc thơ: “chú hải quân” đi ra ngoài chuyển hoạt động.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy

Nguồn tin: Trường Mầm non Ngô Quyền

Rate this post