Nội dung chính
Giáo án lớp bé
HĐVĐV Nặn giun cho gà ăn
I. Mục đích – Yêu Cầu
1.Kiến thức
-Trẻ biết bóp mềm đất, biết lăn dọc để nặn giun
2.Kỹ năng
-Rèn sự khéo léo của bàn tay,ngón tay
3.Thái độ
-Trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra
II. Chuẩn bị:
*Dụng cụ
– Đất nặn: màu đỏ, màu vàng hay xanh
– đĩa nhỏ, khăn lau ẩm
– đĩa đựng sản phẩm, giá trưng bày sản phẩm
*Trẻ
-Quần áo gọn gàng sạch sẽ
III. Phương pháp hướng dẫn
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
– Cô trò chuyện với trẻ về thức ăn của 1 số con vật gần gũi :con gà…Dẫn dắt vào bài
2. Nội dung
* Hđ1 : nặn con giun
– Cô cho trẻ sờ, nắn, ấn, bóp đất và hỏi trẻ
Con thấy đất mềm hay cứng
đất mềm rồi chúng mình mới có thể nặn con giun cho gà ăn được
– Cô nặn cho trẻ xem
Cô vừa lăn đất vừa nói “ chỉ lăn bằng lòng bàn tay” khi nặn xong cô khuyến khích trẻ gọi tên : giun cho gà ăn
– Cho trẻ thực hiện: cô khuyến khích trẻ làm động tác giống cô và giúp đỡ trẻ nào chưa biết nặn trong lúc trẻ nặn cô trò chuyện với trẻ
Con đang làm gì? con nặn cái gì? để làm gì? đất nặn màu gì?…
– Trẻ nặn xong cho trẻ đưa giun cho gà ăn
3.Kết Thúc.
IV.Hoạt động ngoài trời:
Quan sát: con mèo
Chơi với đồ chơi trên sân trường
1. Quan sát con mèo :
a.Mục đích
Trẻ biết tên gọi, biết 1 số đặc điểm nổi bật của con mèo
Trẻ yêu thích và chăm sóc con vật
b. Chuẩn bị : con mèo
c.Hướng dẫn
Cô cho trẻ ra sân, gợi ý cho trẻ quan sát con mèo
Con gì đây các con? Con mèo đang làm gì vậy?
Con mèo kêu như thế nào? Con mèo có những bộ phận gì đây? đây là cái gì? tai của con mèo đâu? đây là cái gì? còn đây là cái gì? con mèo màu gì?
Con có yêu nó ko? Con làm gì để chăm sóc con mèo? Nó thích ăn gì?
Giáo dục trẻ
2. Mèo và chim sẻ
* Mục đích
Rèn kĩ năng vận động cho trẻ
Trẻ vui vẻ, hào hứng với hoạt động
* Chuẩn bị
Đàm bảo chỗ chơi rộng rói, thoỏng mỏt, quần áo trẻ gọn gàng
Vạch kẻ để làm ”nhà”
* Tiến hành
Trẻ đóng vai chim sẻ đi kiếm ăn. Vừa đi vừa cúi xuống nói ’tốc tốc” mổ thóc.Trẻ làm mèo giả vờ đang ngủ, khi chim sẻ tới gần cáo tỉnh dậy và đuổi bắt. các chú chim phải nhanh chân chạy về nhà. Chú chim nào chậm chân bị mèo bắt là thua cuộc, phải ra làm thay mốo
Cô cho trẻ chơi 4, 5 lần. Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau.
CHIA SẺ GIÁO ÁN