Giáo án: Nhận biết phía phải phía trái của bản thân

Nhận biết phía phải phía trái của bản thân

1. Mục đích yêu cầu:

-Trẻ nhận biết được tay phải tay trái của bản thân. Xác định được pjias phải phía trái của bản thân. Xác định được đồ vật ở phía nào so với bản thân mình.
– Rèn cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian. Kĩ năng xác định được các phía của bản thân.
– Có ý thức trong giờ học, yêu quý bản thân mình và mọi người xung quanh

2. Chuẩn bị:

– Mỗi trẻ 1 loại đồ chơi. Một số đồ chơi để xung quanh lớp. 1 chiếc khăn tay.
– Nhạc 1 số bài hát trong chủ điểm.

3.Tiến hành:

* Ổn định tổ chức – gây hứng thú:
Cô cho trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan” cùng trò chuyện xem bàn tay của mình làm được những việc gì?
*. Hoạt động 1: Ôn luyện tay phải tay trái
+ Cô hỏi trẻ : “Bàn tay đẹp của các con khi ăn cơm tay trái cầm gì , tay phải cầm gì?”
+ Khi vẽ tay phải làm gì , tay trái làm gì?
– Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
+ Cô nói : “ Tay trái”- Trẻ nói: “Tay cầm thìa, cầm bút, cầm bàn chải đánh răng”
+ Cô nói : “ Tay phải” –Trẻ nói: “ Cầm bát, giữ vở, cầm ca….”

Và ngược lại như vậy

*.Hoạt động 2: Xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ
– Cho trẻ xác định các bộ phận trên cơ thể trẻ cùng phía với tay phải, tay trái của trẻ( Tay, chân, mắt…) thông qua trò chơi:
+ Dậm chân phải: “thình thịch”; Dậm chân trái: “ thình thịch”
+ Vẫy tay phải; vẫy tay trái
+ Bịt mắt phải ; Bịt mắt trái
+ Nghiêng người sang phải, nghiêng người sang trái.
Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
– Cho trẻ về đội hình ngòi thành 3 hàng ngang, cô phát đồ dùng
+ Cô yêu cầu trẻ cầm đồ dùng bằng tay phải( tay trái) giơ lên và đặt cạnh mình , cô hỏi trẻ: – Chiếc mũ ở phía tay nào của các con? Khẩu trang ở phía tay nào?
+ Đặt tay lên vai bạn phía bên phải.(Phía bên trái)
Tương tự cô hỏi trẻ xem các đồ vật ở phía nào của trẻ…..
*.Hoạt động 2: Luyện tập củng cố
– Trò chơi 1: Ai nhanh hơn( Tìm và đặt đồ chơi ở các phía của trẻ)
– Trò chơi 2: Tìm đồ vật ở các phía phải – phía trái của trẻ
* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hát vận động bài: “ Đường em đi” ra sân chơi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

– HĐCCĐ: Dạo chơi đọc bài thơ: “ Bé ơi”
– TCDG: Lộn cầu vồng.
– Chơi với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: booling, câu cá..

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành, thỏa mãn vận động
– Trẻ đọc thơ, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng,mạch lạc

2. Chuẩn bị:

– Sân bã bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn
– Đồ chơi ngoài trời, booling, cần câu cá.

3. Tiến hành:

* .Dạo chơi đọc thơ:” Bé ơi”

Cô dăn dò trẻ trước khi ra sân , cô nói rõ địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi. Cô dẫn trẻ dạo quanh sân trường, trò chuyện với trẻ về cơ thể. Cô giới thiệu bài thơ: “Bé ơi”. Cho trẻ đọc theo cô 2 lượt, dầm thoại nội dung:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ dặn dò chúng ta điều gì?
+ Chúng ta không được chơi gì? Khi trời nắng to phải như thế nào?…..
Cô GD trẻ biết bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể….

* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”

– Cô cho trẻ đọc bài đồng dao. Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi,
– Cho trẻ chon bạn chơi, cô bao quát giúp đỡ trẻ
* Chơi theo ý thích: Cô nhác nhở trẻ không tranh giành đồ chơi, không chạy khỏi khu vực cô quy định. Cô bao qát trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung: – Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi trong chủ đề

1. Mục đích- yêu cầu:

– Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi, hứng thú khi chơi

2. Chuẩn bị :

– Ngôi nhà đồ dùng bé trai bé gái.
– Đàn ghi các bài hát trong chủ đề.

3.Tiến hành:

Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. Cho trẻ nhắc lại các trò chơi. Trẻ nêu cách chơi. Cô nhắc lại. Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi?( Về đúng nhà; Bé với cái bóng của mình; Làm theo cô nói….)
Cuối buổi cô nhận xét trẻ chơi.
*. Trẻ chơi ở các góc : Cô giới thiệu góc chơi, cho trẻ choi cô bao quát giúp trẻ chơi, nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

5/5 - (1 bình chọn)