Nội dung chính
Giáo án Thơ “Bác Hồ của em”
1. Mục đích, yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ “Bác Hồ của em” và tên tác giả “Phan Thị Thanh Nhàn”
+ Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ
+ Kỹ năng: + Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ.
– Phát triển khả năng ghi nhớ nhanh.
– Thái độ: + Trẻ hứng thú đọc thơ.
+ Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng Bác Hồ, và nhớ ơn công lao của Bác.
2. Chuẩn bị: – Tranh ảnh về nội dung bài thơ. Tranh lăng Bác.
– Ti vi, băng nhạc bài “Nhớ ơn Bác”, nhạc và lời Phạm Huỳnh Điểu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1: ổn định tổ chức – gây hứng thú.
– Cô cho trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác” và hỏi trẻ: Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Các con biết những bài thơ nào nói về tình cảm của các bạn đối với Bác Hồ hãy kể tên cho cả lớp mình nghe nào?
* Hoạt động 2: đọc thơ cho trẻ nghe – Đàm thoại với trẻ.
– Cô giới thiệu bài thơ: Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng có rất nhiều baì thơ câu chuyện kể về Bác, các con lắng nghe cô đọc bài thơ “Bác Hồ của em” do nhà thơ Phan Thị Nhàn sáng tác nhé!
– Cô đọc diễn cảm lần 1: Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ. Khi bé ra đời Bác đã không còn nưa nhưng hình ảnh
Bác vẫn còn mãi mãi.
– Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp xem tranh minh hoạ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Khi con sinh ra Bác còn sống không? (Khi em… còn Bác)
+ Hình ảnh Bác có ở đâu? Được thể hiện qua câu thơ nào? (Chỉ còn… bài thơ)
+ Tình cảm của các con đối với Bác như thế nào?
+ Các con hãy đọc những câu thơ nói lên điều đó?( mà em …vang ngân)
– Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, các bạn nhỏ ai cũng nhận danh hiệu cháu ngoan của Bác vì thế các con phấn đấu học giỏi ngoan ngoãn nhé!
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
– Để đọc bài thơ thật hay các con đọc thơ nhẹ nhàng chú ý thể hiện sự trang trọng vui vẻ nhé!
+ Lần 1: cả lớp đọc toàn bộ bài thơ
+Lần 2: trẻ đọc theo hướng tay chỉ của cô( cô chỉ tay về hướng nào thì trẻ đọc)
+ Lần 3: từng nhóm đọc( cô chú ý sửa sai )
* Hoạt động 4: Trò chơi “Đua xe đạp về thăm lăng Bác”.
– Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: – Quan sát vườn hoa.
– TCVĐ: Bịt mắt bắt dê. – Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời…
1. Mục đích, yêu cầu.
– Trẻ biết tên, đặc điểm 1 số loài hoa, biết bảo vệ, chăm sóc hoa.
2. Chuẩn bị: – Vườn hoa của trường, thước chỉ, khăn bịt mắt.
– Đ/c ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, xích đu… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Quan sát vườn hoa.
– Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân phải ngoan ngoãn, không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “Đi chơi, đi chơi…” đến đứng trước vườn hoa mùa xuân của trường cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ: Các cháu đang đứng ở đâu đây?
+ Đây là hoa gì? Lá có màu gì?
+ Hoa của nó như thế nào? Có màu gì?
+ Loài hoa này thường nở vào mùa gì?
– Chúng ta phải làm gì để hoa mau lớn, hoa luôn tươi tốt?
– Cho trẻ kể thêm tên 1 số hoa mùa xuân.
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê: Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi và chơi cùng trẻ 3 – 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
– Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc học tập (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: – Chơi theo ý thích ở các góc.
– Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
– Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu: Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
– Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Chơi theo ý thích ở các góc: Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn
trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao
quát trẻ chơi an toàn. Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
– Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
– Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
– Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
– Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ – HĐNT – Vui chơi).