Phần ba: Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe lớp nhà trẻ

PHẦN BA

HƯỚNG DẪN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

  1. TỔ CHỨC ĂN, NGỦ
  2. TỔ CHỨC ĂN
  3. Số lượng và chất lượng bữa ăn

Trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ được ăn tối thiểu hai bữa chính một bữa phụ

  1. Nhu cầu về năng lượng chiếm 60-70% nhu cầu năng lượng cả ngày của trẻ, được chia theo lứa tuổi như sau:

Lứa tuổi Chế độ ăn Nhu cầu cả ngày Nhu cầu tại nhà trẻ( chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày)
3-6 tháng Bú mẹ hoàn toàn 600- 800Kcal 360-560Kcal
6-12 tháng Bú mẹ + ăn bột 800-900Kcal 480-630 Kcal
12-18 tháng Ăn cháo + bú mẹ 900-1100Kcal 540-770Kcal
18-24 tháng Ăn cơm nát + bú mẹ 1100-1300Kcal 660-910Kcal
24-36 tháng Ăn cơm thường 1100-1300 Kcal 660-910Kcal

Hằng ngày trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau với đủ các chất dinh dưỡng: đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng

  1. Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng theo cơ cấu như sau
  • Chất đạm (protit): cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần
  • Chất béo( lipit): cung cấp khoảng 15-25% năng lượng khẩu phần
  • Chất bột( gluxit): cung cấp 63% năng lượng khẩu phần

Tỉ lệ các chất sinh năng lượng nên đảm bảo đạt 100% và trong phạm vi của từng chất.

Đối với trẻ béo phì, năng lượng cho chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức tối thiểu ( tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các lọai rau, củ, quả và tích cực vận động.

  1. Lương thực phẩm cần cho trẻ trong một bữa ăn

Đối với trẻ 3-12 tháng

– Có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ( 180 ngày) là tốt nhất

Nếu vì yếu tố nào đó không thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn được thì thức ăn thay thế sữa mẹ tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là các loại sữa.

– Từ 6-12 tháng: Trẻ bú mẹ là chính + mỗi ngày ăn 2 bữa bột và một bữa phụ

– Cho trẻ làm quen với mùi vị và đặc điểm của thức ăn ngoài sữa mẹ, khuyến khích cho trẻ tập ăn 2-3 thìa thức ăn mỗi ngày và ăn 2 lần 1 ngày.

– Tăng dần về lượng và sự đa dạng thức ăn.

– Mỗi bữa cho trẻ ăn một bát bột khoảng 200-250g. Khi cho trẻ ăn bổ sung nên cho trẻ ăn chế độ phù hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để trẻ quen dần với thức ăn mới.

Lương thực phẩm cần cho trẻ từ 6-12 tháng

Thực phẩm
bữa chính
1 suất bột Thực phẩm bữa phụ Một suất
Gam (g)
Nấu ngọt
Gam (g)
Nấu mặn
Gam (g)
Bột tẻ, bột dinh dưỡng 35-40 35-40 Sữa hoặc nước quả pha hoặc quả chín nghiền 100-120
Bột sữa, đậu xanh 10-15   100-120
Đường kính 5-10   50-100
Dầu ăn, mỡ nước   5
Thịt ( cá, trứng…)   10-15  
Rau, củ, quả 10-15 10-15
Nước mắm   5

Đối với trẻ 12-18 tháng

Trẻ 12-18 tháng ăn tại trường 2 bữa chính, 1 bữa phụ và bú mẹ. Mỗi bữa chính một bát cháo khoảng 300g, bữa phụ có thể là sữa, chè, một số loại quả, bánh…

Lương thực thực phẩm cần cho một trẻ 12-18 tháng

Thực phẩm bữa chính Một suất cháo
Gam(g)
Thực phẩm bữa phụ Một suất
Gam(g)
Gạo tẻ, nếp 50 Qủa chín hoặc nước quả pha hoặc sữa, chè 100-120
Thịt, cá, trứng 15-30
Đậu, lạc 5-10
Dầu, mỡ nước 5-10 120-150
Rau, củ, quả 15-20
Nước mắm 5-10

 Đối với trẻ 18-36 tháng

Trẻ 18-24 tháng thường ăn tại trường 2 bữa chính và một bữa phụ. Mỗi bữa chính khoảng 300-350g cơm nát với thức ăn ( khoảng 1.5 đến 2 bát). Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn

Lương thực phẩm cần cho một trẻ từ 18-24 tháng

Thực phẩm
bữa chính
Một suất cơm nát Thực phẩm bữa phụ Một suất
Gam (g)
Gạo tẻ, nếp 65-75 Qủa chín hoặc nước quả nghiền hoặc sữa, chè. 100-120
Thịt, cá, trứng 15-30
Dầu, mỡ nước 5-10 120-150
Rau, củ, quả 30-50
Nước mắm 5-10

Trẻ 24-36 tháng ăn tại trường 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa chính trẻ ăn 350-400g kể cả cơm và thức ăn ( khoảng 2 bát)

Lương thực phẩm cần cho một trẻ từ 24- 36 tháng

Thực phẩm bữa chính Một suất cơm
Gam(g)
Thực phẩm bữa phụ Một suất
Gam(g)
Gạo tẻ, nếp 65-75 Qủa chín hoặc nước quả pha, sữa hoặc chè 100-150
Thịt, cá, trứng 15-30
Đậu, lạc 5-10 150-200
Dầu, mỡ nước 5-10
Rau, củ, quả 30-50

Bữa phụ có thể là sữa, chè, bún, miến, một số loại quả, bánh…

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố…nên thay đổi thực phẩm hằng ngày để trẻ ăn ngon miệng. Trong mỗi bữa ăn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm để có thể bổ sung cho nhau và khẩu phần đạt yêu cầu dinh dưỡng.

  1. Nước uống

Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ( dưới dạng nước uống, thức ăn) tăng dần theo lứa tuổi:

Từ 3-6 tháng: 0.8-1.1 lit/ngày/trẻ

Từ 6-12 tháng: 1.1 – 1.3 lít/ngày/trẻ

Từ 12-18 tháng: 1.3- 1.5lít/ngày/trẻ

Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín. Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước cho ấm. Mùa hè nóng nực cần cho trẻ uống nhiều nước hơn, nếu có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, rau ngô., bông mã đề, kim ngân hoa…hoặc nước quả ( dâu, chanh, cam).

Chú ý: Có nhiều trẻ bị khát nhưng không biết đòi uống nước, cô giáo cần quan sát, phát hiện và cho trẻ uống kịp thời. Nên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, có thể cho trẻ uống sau khi chơi, khi ăn xong, sau khi ngủ dậy……không để trẻ quá khát mới cho uống một lần quá nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn.

3. Chăm sóc bữa ăn

3.1. Trước khi ăn

– Trước khi cho trẻ bú mẹ: Cô giáo cho trẻ thức và thay tã lót sạch , hướng dẫn bà mẹ rửa tay, quần áo sạch và khô, lau sạch đầu vú, vắt đi vài giọt sữa đầu. Nếu vì điều kiện nào đó trẻ không được bú mẹ thì cho trẻ ăn sữa bằng bát, thìa, không nên dùng bình bú cao su.

Chúẩn bị cho trẻ ăn:

– Kê bàn và ghế có tay vịn cho trẻ. Lau bàn bằng khăn ẩm

– Chuẩn bị đủ ( nên dư vài cái): Bát thìa, cốc sạch cho trẻ. Khăn mặt sạch, ẩm đặt vào đĩa để trên bàn. Cốc đựng nước đã đun sôi để nguội ( ấm), đặt trong khay, để trên bàn.

– Chia dư thêm một suất ăn ( phòng khi ăn hết suất, có trẻ còn muốn ăn thêm hoặc có bát bị đánh đổ).

– Trẻ phải thức giấc và tỉnh táo trước khi ăn. Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ăn, lau mặt, lau tay và đeo yếm ăn…Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nào dậy trước cho ăn trước. Không đánh thức đồng loạt.

3.2 Trong khi ăn

  1. Cho trẻ ăn sữa

– Thử sữa: Khuấy đều sữa, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay, sữa vừa ấm là trẻ ăn đựơc

– Bế trẻ tay trái, đầu hơi cao, trẻ nằm thoải mái trong lòng cô. Tay phải cô múc sữa bằng thìa cho trẻ ăn, nếu quen tay trái có thể đổi chiều. Không để trẻ chờ lâu quá 10 phút.

– Cô giáo chọn vị trí ngồi để có thể quan sát được các trẻ khác chưa ăn hoặc đã ăn xong.

2. Cho trẻ ăn bột, cháo

– Cách thử bột, cháo: Dùng một thìa riêng xúc một thìa để nếm thử độ mặn, nhạt và độ nóng, khi thử thấy hơi ấm cho trẻ ăn là vừa. Đặc biệt về mùa đông, không cho trẻ ăn nguội, dễ bị lạnh sau khi ăn. Các bát chưa ăn đến cần đậy cẩn thận tránh ruồi, bụi.

Cách ngồi cho trẻ ăn:

– Trẻ ngồi chưa vững: Cô giáo bế trẻ như cho ăn sữa. Cô ngồi theo hướng để chân trẻ không đạp vào bát. Xúc cho từng trẻ ăn. Tuyệt đối không để trẻ nằm ăn hoặc uống.

– Trẻ đã ngồi vững: Cho trẻ ngồi vào ghế có tay vịn. Cô ngồi đối diện để cho 2 trẻ nhóm bột ăn một lần ( nhóm cháo thì cho 4-5 trẻ ăn một lần).

– Cho trẻ quay lưng lại phía các bạn đang chơi để trẻ tập trung vào bữa ăn và cô có thể quan sát trẻ khác khi đang chơi. Nếu không có ghế có thể cho trẻ ngồi ăn trên chiếu, không để trẻ vừa bò, vừa ăn. Chú ý để bát xa tầm với để trẻ không chạm tay hoặc làm đổ bát.

Cách xúc cho trẻ ăn

– Xúc từng thìa vơi và gọn miếng. Nếu còn nóng, xúc trên mặt bát và xung quanh trước. Bón xong thìa này thì xúc ngay thìa khác, để trong bát cho nguội nhanh. Xúc gọn từng phần tránh quấy nhiều làm bột, cháo bị vữa.

– Đưa thìa vừa tầm, không đưa sâu vào miệng trẻ. Trong khi ăn, nếu miệng trẻ bị dính bột hoặc cháo thì chỉ lau bằng khăn ẩm đã chuẩn bị sẵn cho từng trẻ.

  1. Cho trẻ ăn cơm nát, cơm thường

– Xếp trẻ chưa xúc ăn thạo ngồi riêng bàn để tiện chăm sóc, nên sắp xếp những cháu tự xúc ăn được ngồi một bàn, mỗi bàn 4-6 trẻ, xếp trẻ biếng ăn ngồi cạnh trẻ ăn ngoan để trẻ động viên lẫn nhau khi ăn. Bàn nào chuẩn bị xong thì cho ăn trước, không để trẻ ngồi đợi lâu quá 10 phút hoặc bắt trẻ đợi nhau ăn đồng loạt.

– Giáo viên nên chia món mặn vào bát của trẻ rồi mới xới cơm vào bát và trộn đều. Cho ăn khô trước, chan canh sau.

3.3 Sau khi ăn

  1. Đối với trẻ ăn sữa

– Lau miệng bằng khăn riêng của mỗi trẻ. Cho uống nước chín bằng thìa

– Bế đứng trẻ ( hoặc bế dựng trẻ trên đùi) trong 3 đến 5 phút ( tránh để nôn trớ) rồi mới đặt trẻ nằm nhẹ nhàng, nằm nghiêng về bên phải nhằm đề phòng trớ sữa.

  1. Đối với trẻ ăn bột, cháo

– Lau miệng và lau tay cho trẻ. Cho uống nước chín bằng chén và thìa riêng cho mỗi trẻ. Không dùng thìa xúc bột cháo để cho trẻ uống nước.

– Trẻ 8-9 tháng trở lên tập cho trẻ uống nước bằng cốc, chén, dần dần trẻ tự bưng cốc uống

– Cho trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu

  1. Đối với trẻ ăn cơm nát, cơm thường

– Cô giáo hướng dẫn hoặc nhắc trẻ lau miệng và lau tay. Tập cho trẻ tự bưng cốc uống nước sau khi ăn, hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ngụm để không sặc và đổ ướt áo.

– Ăn xong, không cho trẻ đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh. Cho trẻ đi vệ sinh ( nếu cần)

3.4 Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn

Cho trẻ ăn chuyển dần từ thức ăn nghiền- mềm – ăn thức ăn miếng. Sau đó cho trẻ ăn chung với gia đình.

Thời điểm chuyển chế độ ăn từ bột sang chế độ cháo hoặc từ cháo sang cơm nát, cơm thường tùy thuộc vào từng trẻ. Những trẻ quá yếu hoặc phát triển chậm so với độ tuổi, có thể chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng. Ngược lại, có những trẻ có thể cho chuyển chế độ ăn sớm hơn so với độ tuổi. Những ngày trẻ bị mệt hay đầy bụng, nên cho trẻ ăn nhẹ như cháo, mì….và không nhất thiết phải ép trẻ ăn cơm.

Cô kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ở nhà trẻ, nhất là trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm.

Trong khi cho trẻ ăn, giáo viên cần quan tâm đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ như trẻ mới tập ăn, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, những trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Giáo viên cần nói năng dịu dàng, nhẹ nhàng, vui vẻ và động viên trẻ ăn hết suất, tránh dọa nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc bị nôn trớ. Nếu bữa nào trẻ kém ăn, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hay y tế hoặc ba mẹ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn

Khi đang ăn, uống mà trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật, cô phải dừng cho trẻ ăn, uống. Khi trẻ hết ho, nín khóc và tỉnh ngủ mới cho ăn, uống tiếp để tránh hóc và sặc.

Khi trẻ ăn uống, không được bịt mũi hoặc ngáng mồm, bắt trẻ nuốt

Khi đang ăn, nếu trẻ đi vệ sinh thì cần thay và rửa sạch ngay cho trẻ

Lúc trẻ vừa ngủ dậy hoặc chơi xong, cô giáo cần cho trẻ uống nước, nhất là mùa hè.

  1. CHĂM SÓC GIẤC NGỦ
  2. Chuẩn bị cho trẻ ngủ

Trong nhóm cần có một nơi dành riêng cho trẻ ngủ, tốt nhất nên có phòng ngủ riêng. Nơi ngủ phải có không khí trong sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ánh sáng dịu dàng. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa hoặc tắt bớt đèn.

– Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà. Tốt nhất mỗi trẻ có giường riêng, giường phải có khung để trẻ không bị ngã. Mùa đông phải có đủ chiếu, màn, gối, chăn ấm và thường xuyên được phơi, giặt, đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo.

– Trước khi ngủ, cô cần cho trẻ đi vệ sinh, trẻ phải được ở trong trạng thái thoải mái. Mùa đông có thể cởi bớt quần áo, mũ, khăn quàng cổ. Không để trẻ khóc nhiều, hoặc vận động quá nhiều trước khi ngủ. Tuyệt đối không dọa nạt trẻ.

– Cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ để chăm sóc chu đáo. Những trẻ yếu hoặc có nhu cầu ngủ nhiều nên cho ngủ trước. Nhnữg trẻ hay quấy khóc, chưa quen với nề nếp ở nhà trẻ cô nên dỗ trẻ, cho trẻ ngủ riêng và đặt ngủ cuối cùng để có điều kiện chăm sóc và không ảnh hưởng đến trẻ khác.

– Đối với bé 3-12 tháng

 + Trẻ 3-6 tháng nên đặt trẻ nằm nghiêng về một phía hoặc nằm ngửa. Tránh để trẻ nắm sấp và ngoẹo đầu dẫn đến ngạt thở và ứ đờm dãi trong khi trẻ ngủ. Cô nên bế từng trẻ rồi nhẹn nhàng đặt vào giường cho trẻ ngủ

 + Trẻ 6-12 tháng nên để trẻ ngủ trong tư thế thoải mái

– Đối với trẻ 12-24 tháng, cô nên động viên khuyến khích, tập cho trẻ  làm quen với nơi ngủ và tập cho trẻ tự đi vào chỗ ngủ

– Trẻ 24 – 36 tháng đã có những thói quen về nề nếp sinh hoạt, thói quen tự phục vụ nên đến giờ ngủ, cô hướng dẫn trẻ cùng cô chuẩn bị ngủ ( trẻ tự bê gối của mình vào chỗ ngủ…), nhắc trẻ đi vệ sinh đến đúng chỗ của mình để ngủ.

Ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói êm dịu dỗ trẻ ngủ, cô nên hát những bài hát ru, dân ca hoặc mở băng nhạc nhẹ để ru trẻ ngủ.

  1. Theo dõi trẻ ngủ

– Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt theo dõi, phát hiện những bất thường có thể xảy ra đối với trẻ ( sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc chùm chăn kín mặt)

– Khi trẻ ngủ, về mùa hè, nếu dùng quạt điện, cô chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ. Nếu dùng điều hòa nhiệt độ, không nên để nhiệt độ quá lạnh. Mùa đông cô nên đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo.

– Cần giữ yên tĩnh khi trẻ ngủ, tránh cười, nói to và tránh những tiếng động mạnh làm trẻ giật mình.

– Nếu có trẻ thức dậy sớm và quấy khóc, cô cần dỗ trẻ ngủ tiếp, nếu không ngủ nữa thì đưa sang chỗ khác dỗ trẻ chơi, không để trẻ khóc làm mất giấc ngủ của trẻ khác.

– Đối với trẻ bé, kịp thời thay tã lót khi trẻ đái dầm và dỗ cho trẻ ngủ tiếp.

  1. Chăm sóc khi trẻ thức dậy

Trẻ nào thức giấc trước, cô cho dậy trước, tránh tình trạng dậy đồng loạt một lúc ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Trẻ yếu và có nhu cầu ngủ nhiều nên cho thức dậy sau cùng.

Sau khi trẻ thức dậy, cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ và dỗ trẻ chơi. Cô cho trẻ đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ lớn tự đi vệ sinh và hướng dẫn trẻ cùng cô thu dọn chỗ ngủ. Nếu có trẻ đái dầm, sau khi trẻ đã dậy hết, cô cần làm vệ sinh nơi ngủ. Mở cửa sổ để thông thoáng phòng.

  1. VỆ SINH
  2. VỆ SINH CÁ NHÂN

1, Vệ sinh cá nhân trẻ

  1. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh

– Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh( một khăn mặt/ trẻ). Chuẩn bị đủ bô, sô, chậu.

– Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vói nước vừa tầm tay trẻ ( nếu đựng nước vào sô hay chậu thì phải có gáo dội) . xà phòng rửa tay. Khăn khô sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn ( nếu cần )

– Chuẩn bị đủ quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết nhất là về mùa đông. Đối với trẻ bé, hằng ngày yêu cầu cha mẹ đem theo một số khăn mùi xoa hoặc miếng vải mềm, sạch để lsau mũi cho trẻ. Nếu có điều kiện, chuẩn bị khăn giấy mềm, hợp vệ sinh để lau mũi cho trẻ.

  1. Vệ sinh cho trẻ

       Vệ sinh da

       – Lau mặt:

 + Cô lau mặt cho trẻ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi lau chú ý dịch chuyển khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Trong quá trình lau mặt cho trẻ, các thao tác cần phải nhẹ nhàng, tránh làm trẻ đau và sợ hãi. Vừa lau mặt cho trẻ vừa trò chuyện âu yếm và nói các động tác cô đang làm để trẻ có cảm giác nhẹ nhàng.

+ Những trẻ bị chàm, mụn nhọt cần lau cho trẻ sau cùng và giặt khăn riêng để bệnh không lây lan qua trẻ khác. Trường hợp trẻ bị chảy mũi nước ( trẻ bé) cần lau ngay cho trẻ tránh để trẻ liếm mũi hoặc quệt ngang. Nhắc nhở trẻ lớn tự lấy khăn lau mũi và không bỏ vật lạ vào mũi.

 + Đối với trẻ trên 24 tháng, cho trẻ nhận biết khăn lau mặt thao đúng kí hiệu khăn của trẻ.

– Lau tay, rửa tay:

 + Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cô dùng khăn ẩm, sạch lau tay cho trẻ trước và sau khi ăn. Khi tay trẻ bẩn thì phải rửa tay. Mùa đông nên dùng khăn ấm để lau.

 + Trẻ trên 18 tháng : Cô rửa tay cho trẻ dưới lòng nước chảy ( vòi nước hoặc dùng gáo dội). Cô rửa từng tay cho trẻ theo các bước sau: rửa từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ tay, đầu ngón tay rồi rửa lòng bàn tay và ngón tay, rửa xong dùng khăn sạch lau tay cho trẻ.

 + trong khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cô vừa làm vừa giải thích để trẻ hiểu tại sao phải rửa tay sạch. Trẻ trên 24 tháng, bước đầu hướng dẫn cho trẻ làm quen với cách rửa tay và tự lau tay khô.

Vệ sinh răng miệng

Để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, hàng ngày cô cần cho trẻ uống vài thìa nước chín để tráng miệng sau mỗi lần bú hoặc uống sữa ( đối với trẻ chưa mọc răng)

– Khi trẻ đã mọc răng, hằng ngày sau khi ăn, hướng dẫn cha mẹ lau răng, miệng cho trẻ bằng khăn sạch, mềm, có thấm nước muối loãng. Với trẻ lớn hơn có thể tập cho trẻ xúc miệng. Phối hợp với gia đình cho trẻ 3 tuổi tập đánh răng. Không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. nên cho trẻ đánh răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Dạy cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị khô.

Vệ sinh quần áo, giày dép

Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ bị nôn trớ, đại tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo cho trẻ khi trời nóng, mặc thêm khi trời lạnh.

– Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.

– Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. nên cho trẻ mặc quần áo bằng  những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm, mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi.

Vệ sinh khi đi bộ

– Khi trẻ ngồi vững mới bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Trường hợp trẻ bé mới ngồi bô, cô phải ở cạnh trẻ và dỗ dành trẻ để trẻ làm quen với việc ngồi bô. Cô cần có động tác nhẹ nhàng, thái độ dịu dàng, không quát mắng trẻ.

– Khi sắp xếp ghế bô cho trẻ ngồi cần dặt ghế bô cách nhau một khoảng cách thích hợp, không để trẻ ngồi sát nhau quá gây mất trật tự trong giờ đi bô.

– Chỉ cho ngồi bô khi trẻ cần đại tiện hoặc tiểu tiện, không cho trẻ ngồi bô hàng loạt, trẻ nào có nhu cầu thì cho ngồi bô trước. Không để trẻ ngồi bô không quá 10 phút. Trường hợp trẻ ngồi bô quá 10phút mà không đại tiện hoặc tiểu tiện phải cho trẻ đứng dậy.

– Trong khi trẻ ngồi bô, cô phải quan sát để đảm bảo trẻ không bị ngã, không để trẻ ngồi bô rồi đi làm việc khác. Không nên cho trẻ ngồi sát hẳn vào tường khi tường ẩm. Mùa đông hoặc những ngày trời lạnh phải cho trẻ đi dép hoặc kê miếng ván, trải vải hoặc thảm nilong xuống chỗ trẻ đặt chân. Cho trẻ ngồi nơi kín gió tránh gió lùa.

– Sau khi đi đại tiện cần rửa ngay cho trẻ. Cô bế trẻ, dùng tay rửa cho trẻ dưới vòi nước chảy hoặc dùng gáo để dội, rửa từ trước ra sau. Rửa xong dùng khăn khô lau cho trẻ

– Đổ bô ngay sau khi trẻ đi vệ sinh vào nơi quy định, rửa bô sạch sẽ, úp khô, phơi nắng. Sau đó cô phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi làm việc khác.

  1. Vệ sinh cá nhân cô

– Cô phải giữ vệ sinh, phòng bệnh tốt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, không làm lây lan bệnh trong nhóm và trong nhà trẻ.

  1. Vệ sinh thân thể

– Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ, hai bàn tay cô phải uôn sạch sẽ. Cô cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà.

– Đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài khi chăm sóc trẻ.

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi chia cơm cho trẻ, khi ho, sổ mũi,viêm họng.

  1. Vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân

– Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác phải thường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công tác về gia đình hoặc ra ngoài.

– Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.

  1. Khám sức khỏe định kì

Nhà trường cần khám sức khỏe định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho các giáo viên, cán bộ nhân viên. Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính thì không được trực tiếp chăm sóc trẻ.

  1. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
  2. Vệ sinh đồ dùng cá nhân
  3. Vệ sinh đồ dùng

– Bát, thìa, ca, côc phục vụ ăn uống cho trẻ cần có đủ theo quy định của ngành: mỗi trẻ có ca, cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng và có dấu hiệu riêng gắn với tên của trẻ để trẻ dễ nhận ra. Bình, thùng đựng nước uống cho trẻ phải có nắp đậy, cần được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ tránh bụi, côn trùng. Tuyệt đối không cho trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước. Nước không uống hết trong một ngày phải đổ đi.

– Bát, thìa, ca uống nước của trẻ phải được rửa sạch hằng ngày, phơi nắng, tráng nước sôi trước khi ăn.

– Không nên dùng các loại bát, thìa, cốc bằng nhựa tái sinh hoặc sứt mẻ cho trẻ ăn, uống.

– Hằng ngày giặt khăn rửa mặt của trẻ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Hằng tuần hấp khăn hoặc luộc khăn một lần.

– Bần ghế, đồ trang trí thường xuyên lau bằng khăn ẩm để tránh bụi

– Đồ dùng vệ sinh ( xô, chậu..) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo, gọn gàng

  1. Vệ sinh đồ chơi

– Đồ chơi nhóm bé phải được rửa sau mỗi ngày. Hằng tuần nên rửa bằng nước xà phòng và phơi khô.

– Đồ chơi các nhóm trẻ khác cần được giữ sạch sẽ

  1. Vệ sinh phòng nhóm
  2. Thông gió

Trước khi trẻ đến lớp, cô cần làm:

– Mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng

– Nếu có phòng ngủ riêng thì khi trẻ ở phòng chơi, cô mở cửa để thông thoáng phòng ngủ

  1. Vệ sinh nền nhà

– Mỗi ngày nên quét nhà và lau nhà ít nhất 3 lần ( trước giờ đón trẻ, sau 2 bữa ăn chính sáng, chiều)

– Ở nhóm trẻ bé sau khi ngủ dậy nên là vệ sinh nơi ngủ( phải thấm ngay nước tiểu bằng khăn khô rồi mới lau lại bằng khăn ẩm)

– Cô không được đi guốc, dép bẩn vào phòng trẻ, không được để gia súc vào phòng trẻ.

– Hàng tuần cần tổ chức tổng vệ sinh toàn phòng trẻ: lau các cửa sổ, quét mạng nhện, lau bóng đèn…. cọ rửa nền nhà, cọ giát giường ( nhóm bé), phơi chăn chiếu. Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh xung quanh nhóm trẻ.

  1. Vệ sinh nơi đại tiện, tiểu tiện( nhà vệ sinh)

– Chỗ cho trẻ đi vệ sinh phải sạch sẽ, tránh gió lùa. Sau khi trẻ đi vệ sinh xong, cô đổ nước tiểu, phân ngay. Trường hợp dùng hố xí thấm phải dội nước đầy đủ và dọn vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh

– Hằng ngày tổng vệ sinh toàn bộ khu vệ sinh trước khi ra về

– Hằng tuần tổng vệ sinh toàn bộ khu vệ sinh và khu vực xung quanh

  1. Xử lí rác thải, nước thải
  2. Xử lí rác

– Rác phải đựoc thu gom vào thùng có nặp đậy, đổ rác hằng ngày đúng nơi quy định

– Trường hợp có hố rác chung của trường, sau mỗi lần đổ rác lại lấp phủ một lớp đất mỏng, khi đầy hố lấp đất dày 15-20cm.

  1. Xử lí nước thải: Thường xuyên khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng, nếu không sẽ tạo điều kiện cho ruồi, muỗi sinh sản và phát triển. Hàng tuần tổng vệ sinh toàn bộ hệ thống cống rãnh.
  2. Giữ sạch nguồn nước

– Cung cấp đủ nước sạch; đảm bảo đủ nước sạch cho trẻ dùng, bao gồm ăn và sinh hoạt. trẻ học một buổi là 10lit/trẻ/buổi, còn trẻ bán trú là 50-60lit/trẻ/ngày

– Nguồn nước sạch: tốt nhất là nước máy. Trường hợp lấy từ nguồn nước( giếng khoan, giếng đào….) nước mưa, nước suối..thì phải xử lí  hoặc lắng lọc bằng các phương pháp lắng, lọc đmr bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

– Đánh giá nguồn nước: Nước phải không màu, không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.

– Đảm bảo vệ sinh dụng cụ chứa nước:

         + Dụng cụ chứa nước, tránh để nước lưu quá lâu ngày( tùy theo loại nước sử dụng mà có thể định kì 1tháng/1lần hoặc tối thiểu là 3 tháng/ 1lần)

         + Có kế hoạch thau rửa dụng cụ chứa nước, tránh để nước lưu quá lâu ngày( tùy theo lọai nước sử dụng mà có thể định kì 1 tháng/1 lần hoặc tối thiểu là 3 tháng/ 1 lần)

  1. THEO DÕI SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH
  2. KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KÌ

Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương( trạm y tế phường, xã) để có kế hoạch khám sức khỏe định kì cho mỗi trẻ mỗi năm 2 lần.

Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với y tế tổ chức khám định kì cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức khỏe của trẻ.

  1. THEO DÕI THỂ LỰC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
  2. Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ

– Cân nặng ( kg) theo tháng tuổi

– Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi

– Cân nặng theo chiều cao đứng

  1. Yêu cầu

– Trẻ dưới 12 tháng tuổi: cần cân đo trẻ mỗi tháng 1 lần

– Trẻ trên 12  tháng tuổi: cần cân đo mỗi quý một lần

– Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì nên cân và theo dõi hằng tháng. Nếu trẻ mối trải qua một đợt ốm, sức khỏe giảm sút cần phải kiểm tra: cần cân đo mỗi quý một lần

– Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì nên cân và theo dõi hằng tháng. Nếu trẻ mối trải qua một đợt ốm, sức khỏe giảm sút cần phải kiểm tra cân nặng để đánh giá sự phục hồi sức khỏe của trẻ.

– Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo

– Sau mỗi lần cân đo cần chấm ngay lên biểu đồ để tránh quên và nhầm lẫn, sau đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo cho gia đình.

– Mùa đông tiến hành cân, đo trong phòng, tránh gió lùa, bỏ bớt quần áo để cân, đo chính xác.

– Có thể cân trẻ bằng bất kì loại cân nào nhà trường có nhưng phải thống nhất dùng một loại cân cho các lần cân.

– Cách đo chiều cao:

      + Trẻ dưới 24 tháng đo chiều cao nằm: đo chiều dài của trẻ từ đỉnh đầu tới chân khi nằm duỗi thẳng. Khi đo dặt trẻ trên thước đo, đầu chạm bảng gỗ, chân cố định, giữ đầu ngay ngắn, giữ đùi và gối thẳng, đẩy bảng gỗ di chuyển dưới chân sát gót chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân và đọc số đo.

       + Trẻ trên 24 tháng đo chiều cao đứng: đo chiều cao của trẻ bằng thước đo chiều cao ( hoặc có thể dùng thước dây đóng vào tường). Khi đo chú ý để trẻ đứng thẳng và 3 điểm đầu, mông, gót chân trên một đường thẳng. Chiều cao của trẻ được tính từ bàn chân đến đỉnh đầu( điểm cao nhất của đầu trẻ)

  1. Cách đánh giá thể lực và tình trạng dinh dưỡng
  2. Cân nặng theo tháng tuổi( được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng)

Sau mỗi lần cân chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và số tháng tuổi của trẻ, nối các điểm chấm đó với nhau, ta sẽ được đường biểu diễn về sự phát triển của trẻ.

Khi đường biểu diễn

  • Nằm ở kênh A

+ Có hướng đi lên                                 là phát triển bình thường

                  + Nằm ngang                   là đe dọa            Cần tìm nguyên nhân và phối hợp

                  + Đi xuống                       là nguy hiểm     với gia đình để có biện pháp can

                                                                                     thiệp sớm, kịp thời nhằm chăm sóc,
phòng chống suy dinh dưỡng.

  • Nằm ở kênh B: Suy dinh dưỡng vừa ( SDD) độ 1
  • Nằm ở kênh C: Suy dinh dưỡng nặng ( SDD) độ 2
  • Nếu nằm ở kênh D: Suy dinh dưỡng rất nặng( SDD độ III)

Cần phối hợp với gia đình chặt chẽ và có biện pháp chăm sóc đặc biệt để nâng cao thể lực, sức khỏe của trẻ.

Khi cân nặng của trẻ nằm ở kênh A và tốc độ tăng cân hàng tháng tăng nhanh, cần theo dõi và có chế độ ăn uống hợp lí kết hợp với vận động phù hợp để tránh thừa cân- béo phì.

  1. Chiều cao theo tháng tuổi( được theo dõi bằng biểu đồ chiều cao hoặc đánh giá theo bảng chiều cao)

– Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở lên là phát triển bình thường

– Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở xuống là do trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài. Chiều cao thể hiện trung thành tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tuy biến đổi chậm nhưng chắc chắn và không bao giờ giảm đi như cân nặng.

Bảng chỉ số chiều cao theo tháng tuổi

 

Tháng tuổi Chiều cao trung bình ( cm)
Trẻ trai Trẻ gái
3 55.8 đến 66.4 54.6 đến 64.5
4 58.2 – 69.1 56.9 – 67.1
5 60.5-71.3 58.9 – 69.3
6 62.4- 73.2 60.6 – 71.2
7 64.1- 74.8 62.2 -72.9
8 65.7- 76.3 63.7 -74.5
9 67.0- 77.6 65.0 -75.9
10 68.3- 78.9 66.2 -77.3
11 69.6- 80.2 67.5 -87.7
12 70.7-81.5 68.6 -80.0
13 71.8-82.7 69.8 -81.2
14 72.8- 83.9 70.8 -82.5
15 73.7-85.1 71.9 -83.7
16 74.6-86.3 72.9 -84.8
17 75.5-87.4 73.8 -86.0
18 76.3 – 88.5 74.8 -87.1
19 77.1 – 89.5 75.7 -88.1
20 77.9- 90.6 76.6 -89.2
21 87.7 – 91.6 77.4 -90.2
22 79.4  – 92.5 78.3 -91.1
23 80.2 – 93.5 79.1 -92.1
24 80.9 – 94.4 79.9 -93.0
25 81.7 -95.2 80.7 -93.9
26 82.4 – 96.1 81.5 -94.8
27 83.2 – 96.9 82.3 -96.5
28 83.9 – 97.6 83.0 -96.7
29 84.7 – 98.4 83.8 -97.3
30 85.4 – 99.2 84.5 -98.1
31 86.2 – 99.9 85.2 -98.9
32 86.5 – 100.6 85.9 -99.7
33 87.6 – 101.4 86.6 -100.5
34 88.2 – 102.1 87.2 -101.2
35 88.8 – 102.3 87.8 -102.0
36 89.4 – 103.6 88.4 -102.7
     

Lưu ý: Nên cử một cô chuyên trách theo dõi sức khỏe trẻ, cân đo và ghi biểu đồ ( nếu không có cán bộ y tế)

  1. Cân nặng theo chiều cao

 Ứng với một chiều cao nhất định có một cân nặng tương ứng. Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao thấp hơn( hoặc cao hơn) cân nặng nên có là trẻ phát triển chưa cân đối, có khả năng suy dinh dưỡng ( hoặc thừa cân)

III. TIÊM CHỦNG VÀ PHÒNG BỆNH

  1. Tiêm chủng

Khi trẻ mới vào nhà trẻ, cô cần kiểm tra phiếu tiêm chủng của trẻ. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, cô cần phối hợp với y tế nhắc nhở gia đình đưa trẻ đi  tiêm chủng.

– Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng:

  • Giữ vết tiêm chủng sạch sẽ, không để trẻ sờ mó hoặc gãi vào đó
  • Ngày tiêm chủng cần cho trẻ hoạt động ít
  • Cặp nhiệt độ cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ sốt nên cho trẻ ăn nhẹ, nghỉ ngơi
  • Nếu trẻ đau vết tiêm chủng, có thể chườm nóng chỗ tiêm

– Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lí kịp thời

Lịch tiêm chủng

Tuổi Loại văcxin Số lần Địa bàn triển khai
Sơ sinh BCG ( phòng bệnh lao)
Viên gan B
Tiêm 1mũi

Tiêm mũi 1

 

 

 

 

 

Toàn quốc

2 tháng Bại liệt

Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván

Uống lần1

Tiêm mũi 1

Tiêm mũi 2

 

3 tháng Bại liệt

Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván

Uống lần 2

Tiêm mũi 2

4 tháng Bại liệt

Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván

Viêm gan B

Uống lần 3

Tiêm mũi 3

Tiêm mũi 3

9 tháng Sởi Tiêm mũi 1
1-5 tuổi Viêm não nhật bản Tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 2 tuần

Tiêm mũi 3 cách  mũi 2 sau 1 năm

Vùng có nguy cơ
2-5 tuổi Tả ( uống trướcmùa dịch hàng năm) Uống 2 lần, lần 2 uống cách lần 1 sau 2 tuần Vùng có nguy cơ
3-10 tuổi Thương hàn Tiêm 1 mũi Vùng có nguy cơ

( Nguồn: Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia)

Hàng năm ngoài việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ theo lịch như trên còn có những ngày tiêm chủng chiến dịch và có những đợt tiêm chủng đột xuất tùy theo tình hình dịch bệnh ở các địa phương. Vì vậy, giáo viên và nhà trường cần nắm được các thông tin này từ y tế địa phương để tuyên truyền cho phụ huynh đưa con đi tiêm chủng đầy đủ.

  1. Phòng dịch

– Nếu trong nhà trẻ có nhiều trẻ mắc cùng một bệnh, cô cần báo với nhà trường mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân đề phòng dịch bệnh xảy ra.

– Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đấy, nhà trường cần phối hợp với y tế để nhanh chóng dập tắt dịch bệnh.

  1. 3. Thơi gian cách li một số bệnh truyền nhiễm

 

Tên bệnh Thời gian cách li trẻ bị bệnh ( ở nhà) Theo dõi trẻ khỏe trong lớp
Thủy đậu Suốt thời gian trẻ mắc bệnh( 7 ngày kể từ khi mọc nốt mọng nước) 11-21 ngày
Bạch hầu Suốt thời gian trẻ mắc bệnh 7 ngày
Ho gà 30 ngày kể từ khi mắc bệnh 14 ngày
Quai bị 21 ngày 21 ngày
Viêm gan 30 ngày Trong vòng 40 ngày

  1. Tủ thuốc và cách sử dụng

Tủ thuốc và các thuốc thiết yếu giúp cho cô giáo có thể sử trí ban đầu khi trẻ bị ốm, khi gặp một số tai nạn bất ngờ, hoặc trong việc phòng dịch bệnh cho trẻ ngay tại trường. Vì vậy, trường mầm non ( các lớp ở điểm lẻ) cần được trang bị tủ thuốc, có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế thiết yếu.

  1. Nội dung tủ thuốc gồm

Thuốc sát trùng ngoài da ( cồn 70%, cồn ii ốt loãng 2,5%)

Thuốc hạ nhiệt Paracetamol.

Thuốc nhỏ mắt ( Chloramphenicol 0,4%). Thuốc nhỏ mũi trẻ em

Oresol

Dầu cao, bông thấm nước, băng dính, băng cầm máu, băng vô trùng

Nhiệt kế, kéo, kẹp bông, các loại nẹp, băng vải để cố định gãy xương

  1. Bảo quản tủ thuốc

– Tủ thuốc phải đóng chắc chắn, có nhiều ngăn để lọ ( lọ thuốc, bông băng..) cửa bằng kính và có khóa. Tủ thuốc phải treo cao trên tầm với của trẻ.

– Mỗi lọ thuốc đều phải dán nhãn ở ngoài và ghi rõ: tên thuốc, cách dùng, liều lượng, hạn dùng. Các loại thuốc riêng đều phải để trong lọ riêng, có nắp đậy kín chặt. thường xuyên kiểm tra để vứt bỏ những thuốc đã hạn dùng và bổ sung thuốc mới.

– Tủ thuốc phải được giữ sạch sẽ, không được để lẫn bất kì thứ gì khác vào tủ thuốc.

  1. Cách sử dụng một số thuốc thông thường

Cồn i ốt 2,5%: Dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít cồn 90 độ để bôi ngoài da. Thường dùng để sát trùng vết thương nhỏ, rộng. Không dùng cồn biến chất, vì da có thể bị ăn mòn. Bảo quản trong lọ đậy kín.

Chloramphenicol 0,4%: Chữa đau mắt đỏ, loét giác mạc, mỗi ngày tra thuốc 3-6 lần

Paracetamol ( viên nén 0,1g: 0,2g: 0,3g: 0,5g) : thuốc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chữa đau khớp mãn tính, nhức đầu, đau mình mẩy, đau lưng, đau do chấn thương( bong gân, gãy xương), trị sốt( không kể nguyên nhân), nhiễm khuẩn ở tai, mũi họng, phế quản, sốt do tiêm chủng, say nắng.

Trẻ em: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần tùy theo tuổi như sau:

Từ 6-12 tháng: 0.025- 0.05g (1/4 đến ½ viên loại 0.1g)

13tháng- 5 tuổi: 0.1 – 0.5g ( 1 đến 1,5 viên loại 0.1g)

Lưu ý:

Chống chỉ định ( không đựợc dùng) trong bệnh gan và thận nặng

Dùng liều cao kéo dài gâyhại cho gan

Tránh uống kéo dài 2 tuần liền

Oresol: xem phần thực hành pha Oresol ( Phẩn một số kĩ năng chăm sóc trẻ)

IV- PHÒNG VÀ SỬ LÍ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

  1. Bệnh hăm kẽ

Nhận biết: thường xảy ra ở những nếp gấp của da như: bẹn, ngấn đùi, hố nách, cổ, quanh hậu môn. Lớp da có thể hơi đỏ hoặc nứt nẻ và tấy đỏ với những đốm ở giữa có mủ.

Nguyên nhân

  • Do tã lót ẩm ướt hoặc do trẻ quá nóng do bị ỉa chảy
  • Do dị ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt quần áo, tã lót cho trẻ

phòng bệnh:

  • Chăm sóc da cẩn thận, không để da bị ướt, không để trẻ bị nóng quá
  • Quần áo, tã lót phải khô ráo, sạch sẽ. Khi thay tã lót, quần áo có thể để da trẻ được thoáng trong vài phút.

Xử trí ban đầu:

  • Nên rửa cho trẻ bằng nước sạch, ấm và thấm khô kĩ
  • Khi rắc phấn rôm chú ý không rắc quanh bộ phận sinh dục của trẻ vì khi ướt phấn sẽ đóng tảng và làm tấy đỏ da.
  • Nhắc nhở cha mẹ chăm sóc da trẻ tốt hơn và đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế
  1. Các bệnh ở miệng
  2. Tưa miệng

Nhận biết: Đó là bệnh của xoang miệng, thường gặp nhiều ở trẻ còn bú khi bị suy nhược và những dạng khác làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Khi mắc bệnh, ở niêm mạc vòm miệng, ở lưỡi, bên trong má thường có những màng trắng giống như cặn sữa nhỏ. Trường hợp nặng, những màng trắng này dày và lan rộng làm trẻ đau khó mút vú mẹ.

Nguyên nhân: là một bệnh nhiễ trùng do các loại nấm gây ra

Phòng bệnh

– Trước khi mẹ cho trẻ bú, cô cần nhắc mẹ lau rửa đầu vú cho sạch và bỏ đi vài giọt sữa đầu. Cho trẻ uống nước sau khi bú sữa, sau khi ăn.

– Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ ăn uống

Xử trí ban đầu: Rửa tay trẻ sạch sẽ để mầm bệnh không lây từ tay trẻ vào miệng

  1. Viêm miệng loét

Nhận biết

– Thường thấy ở những trẻ bắt đầu mọc răng, trẻ ốm yếu, rối loạn dinh dưỡng do thiếu vitamin.

– Miệng trẻ hay chảy nước bọt, ở lợi thường có những vạch màu xám, hơi thở nặng mùi.

Nguyên nhân: Do liên cầu khuẩn hoặc các vi khuẩn khác.

Phòng bệnh

– Thường xuyên luộc đĩa bát, thìa cốc, rửa sạch đồ dùng, đồ chơi.

– Chăm sóc trẻ chu đáo, không  nên lau mạnh vào trong miệng trẻ chưa bị bệnh để tránh lám xây sát niêm mạc miệng và gây nhiễm trùng.

Xử trí ban đầu

– Sau mỗi lần cho trẻ ăn, cô cần cho trẻ lớn xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc lau miệng cho trẻ bé.

– Cách li kịp thời trẻ mắc bệnh với trẻ lành

– Báo cho cha mẹ trẻ biết để cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

  1. Bệnh về tai
  2. Viêm tai ngoài

Nguyên nhân: Do nhọt mưng mủ trong lỗ tai hoặc là hậu quả của vết thương da do kì cọ gãi quá mạnh làm xây sát và nhiễm trùng, cũng có thể là do có một vật lạ trong tai.

Phòng bệnh

– Cần lau rửa tai trẻ sạch sẽ, nhẹ nhàng

– Thường xuyên nhìn tai và ống tai xem có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có vật lạ không.

– Nhắc nhở trẻ không được cho vật lạ vào tai, không được gãi tai khi thấy tai đau.

Xử trí ban đầu

– Lau sạch dịch từ trong tai chảy ra bằng bông sạch

– Báo cho cha mẹ trẻ biết để đưa trẻ đễn cơ sở y tế

  1. Viêm tai giữa

Nhận biết: Trẻ hay bứt tai, vò tai kèm với khóc nhiều. Trẻ bỏ bú vì khi bú làm tai đau tăng lên.

Nguyên nhân: Bệnh xảy ra như là biến chứng của những bệnh khác. Thường là do biến chững của viêm đường hô hấp trên kéo dài, bệnh ỉa chảy, bệnh cúm…

Phòng bệnh

Nhắc cha mẹ trẻ điều trị triệt để các bệnh tai, mũi, họng

Cô cần dạy trẻ lớn xúc miệng và xì mũi sạch cho đúng cách

Xử trí ban đầu

Cô cần kiểm tra xem trẻ có sốt không, có vật lạ ở trong tai không. Nếu có mủ ở ống tai ngoài, cấn đặt băng để thấm mủ, thay vài lần trong một ngày

Trao đổi với cha mẹ trẻ để có biện pháp điều trị viêm tai giữa.

  1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nhận biết;

Thể nhẹ: Thường là nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi, viêm amidan, viêm họng, trẻ thường có biểu hiện:

    + Sốt nhẹ dưới 38.5 độ , kéo dài vài ngày đến 1 tuần

    + Viêm họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ

    + không có biểu hiện khó thở, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường.

Thể vừa và nặng: Hay gặp khi trẻ nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới như viêm thanh, khí quản, viêm phế quản, viêm phổi và màng phổi. Trẻ thường có biểu hiện:

    + Sốt cao từ 38,5 độ trở lên ( ở trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt hoặc sốt nhẹ)

    + Ho có đờm, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực, tím tái, tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn.

Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn do hô cấp là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở.

Phòng bệnh

Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt.

Tránh cảm lạnh đột ngột. không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới nền nhà.

Giữ vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm.

Xử trí ban đầu

Thể nhẹ:

   + Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc trẻ cho phụ huynh

   + không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu trứng( để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng rãi để trẻ dễ thở)

   + Ăn đủ chất, uống đủ nước( nước sôi để nguội hoặc nước quả). Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở ( lau chùi mũi, nhỏ Argirol vào mũi ngày 2-3 lần). Giảm ho bằng mật ong, thuốc ho bổ phế hoặc thuốc nam.

Thể vừa và nặng: Cô cần báo ngay cho cha mẹ biết và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

  1. Bệnh về tiêu hóa.
  2. Bệnh ỉa chảy

Nhận biết:

– Ở trẻ nhỏ, trẻ đột nhiên ỉa phân lỏng nhiều lần, có những hạt nhỏ màu trắng hoặc xanh lá cây( hoa cà, hoa cải), có khi lẫn cả niêm dịch, trẻ uể oải, biếng ăn, nôn trớ.

Ở trẻ lớn, trẻ ỉa phân lỏng nhiều lần ( trên 3 lần 1 ngày) kéo dài vài giờ đến vài ngày

Nguyên nhân

– Chủ yếu là do chăm sóc trẻ kém vệ sinh và nguồn nước không sạch. Do ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc bị nhiễm bẩn.

– Ỉa chảy do các bệnh nhiễm khuẩn khác như sởi, viêm phổi, viêm tai, do dùng kháng sinh bừa bãi gây loạn khuẩn đường ruột.

Phòng bệnh

– Cho trẻ uống nước sạch đã đun sôi kĩ, không cho trẻ ăn tức ăn ôi thiu

–  Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

– Người chăm sóc trẻ và chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn

– Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch

– Tiêm chủng đầy đủ nhất là tiêm phòng sởi

Xử trí ban đầu

– Có thể cho trẻ uống các loại nước sau: Oresol, nước cháo muối, nước hoa quả tươi, chè loãng, nước búp ổi, búp sim, dừa non….

 Báo ngay cho cha mẹ trẻ biết và đưa trẻ đế cơ sở y tế khi trẻ có bất kì biểu hiện nào dưới đây:

  • Trẻ bị mất nươcs, biểu hiện là môi se mắt trũng, khát nước.
  • Sốt, kém ăn và nôn nhiều
  • Đi ngoài, phân lỏng nhiều lần trong 1-2 giờ

Chăm sóc trẻ sau khi bị ỉa chảy

– Trẻ bị ỉa chảy cần được ăn uống, không nên kiêng ăn. Trẻ cần ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn 5-6 lần trong một ngày

– Hằng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và kéo dài ít nhất một tuần lễ. Bồi dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể phục hồi hoàn toàn. Trẻ đựoc coi là phục hồi hoàn toàn sau tiêu chảy khi trẻ có cân nặng bằng trước khi trẻ bị ỉa chảy.

Lưu ý: Khi trẻ bị ỉa chảy không nên tùy tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có hưỡng dẫn của cán bộ y tế.

  1. Bệnh táo bón

Nhận biết: Dấu hiệu nhận biết là trẻ không ỉa trong vài ngày liền. Trong trường hợp táo bón dai dẳng, trẻ có thể bị chướng bụng, biếng ăn, đôi khi nôn vào buổi sáng. Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc nhiều.

Nguyên nhân:

– Táo bón có thể xuất hiện khi trẻ ăn không đủ no hoặc chỉ ăn sữa, thiếu chất xơ thực vật và vitamin

– Táo bón có thể xảy ra trong một vài bệnh có kèm theo giảm lực cơ như trẻ bị còi xương…

– Có thể do trẻ mải chơi mà nhịn khi mót đi ngoài

Phòng bệnh

– Cho trẻ ăn bổ sung đúng cách. Ở những trẻ ăn sữa đơn thuần, nhất là sữa bò nên bổ sung thêm nước rau quả vào sữa. Thay đổi món ăn hằng ngày.

– Rèn luyện cho trẻ biết đi đại tiện vào những giờ nhất định trong ngày.

Xử trí ban đầu. Có thể cho trẻ uống một thìa dầu va dơ lin đã tiệt trùng, như vậy niêm nạc phần dưới của trực tràng sẽ được dầu bao bọc, phân đi qua sẽ ít đau hơn hoặc thụt dầu nhờn 10-15ml trước khi cho tre ngồi bô 30 phút.

  • Bệnh còi xương

  Nhận biết: Bệnh còi xương có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ 3 tháng tuổi

– Trẻ hay giật mình trong khi ngủ, đổ mồ hôi dầu ( thường gọi là ra mồ hôi trộm). Trẻ rụng tóc phía sau đầu ( thường gọi là chiếu liếm)

– Có thể xuất hiện mềm xương chẩm, đồng thời chỗ nối tiếp giữa phần xương và sụn của xương sườn dày lên.

– Nhìn vào đầu trẻ ta thấy phát sinh các bướu đỉnh, bướu trán, các đường khớp và thóp chậm liền, mọc răng chậm và bất thường.

– Do xương sườn, xương ức và các đốt sống bị mềm và dễ uốn nên lồng ngực trẻ còi xươg thường bị biến dạng ( giống ngực gà). Các xương cảu khung chậu và chi dưới cũng biến dạng, chân trẻ có hình chữu X hoặc chữ O. Cơ và dây chằng yếu, các khớp dễ uốn, trẻ chậm biết ngồi, chậm biết đi, trường hợp còi xương nặng cột sống có thể bị biến đổi gây gù, vẹo.

Nguyên nhân

– Do ăn uống kém dinh dưỡng, thiếu vitamin D trong cơ thể nên gây ra rối loạn lắng đọng các muối canxi và photpho ở xương.

– Không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Phòng bệnh

– Đối với trẻ nhỏ: Cho bú sữa mẹ, ăn bổ sung đúng lúc, đúng cách; cho trẻ tắm nắng, tắm không khí thường xuyên.

– Đối với trẻ lớn: Cho trẻ ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin D, tập thể dục, dạo chơi ngoài trời.

Xử trí ban đầu

– Tăng cường tắm nắng cho trẻ, chăm sóc dinh dưỡng hợp lí

– Cho trẻ uống vitaminD theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

  1. Phòng chống suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein- năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh này hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò pha loãng hoặc nước cháp có đường. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, cai sữa sớm.

Nhiễm khuẩn

Suy dinh dưỡng còn gặp ở những trẻ sau khi bị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, ỉa chảy, lao, giun sán hoặc do trẻ biếng ăn, nôn trớ.

Ngoài ra trẻ sinh ra thiếu tháng hoặc bị dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu dinh dưỡng làm cho trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Nhận biết: Để có thể nhận biết được trẻ suy dinh dưỡng cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển.

Phòng bệnh:

Suy dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây:

  • Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lí
  • Tuyên truyền cho phụ huynh đi tiêm chủng đầy đủ
  • Theo dõi cân nặng
  • Vận động phụ huynh sinh đẻ có kế hoạch.
  • Lưu ý các giai đoạn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng:
  • Thời gian trẻ cai sữa mẹ: không nên cai sữa cho trẻ khi thời tiết đang nóng hoặc quá lạnh, khi trẻ đang ốm và biếng ăn. Sau khi trẻ cai sữa cần chú ý chế biến thức ăn kĩ và thay đổi món ăn cho trẻ đỡ chán.
  • Giai đoạn chuyển chế độ ăn: Do trẻ đã tự ăn được cơm cùng với gia đình nên việc chăm sóc trẻ không đựơc quan tâm như trước.
  • Sự thay đổi môi trường sống của trẻ khi bắt đầu đến nhà trẻ ảnh hưởng đến sinhhoạt hằng ngày của trẻ làm cho trẻ ăn kém, ngủ kém, dễ sút cân. Vì vậy, khi thay đổi vầ sinh hoạt của trẻ cần chuẩn bị chu đáo cho trẻ và quan tâm đúng mức đến chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Xử trí.

– Suy dinh dưỡng vừa

  • Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Khi trẻ cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các loại bột dinh dưỡng. Xử trí kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm bữa phụ và tăng cường thức ăn bổ dưỡng cho trẻ để trẻ mau hồi phục lại sức khỏe:
    • Bù đắp thiếu năng lượng bằng cách bổ sung 500ml sữa bò toàn phần và một thìa con bơ thực vật hay dầu thực vật vào bữa ăn.
    • Tất cả các loại thực phẩm đều cung cấp năng lượng. Thức ăn bù đắp sự thiếu hụt năng lượng chủ yếu là tinh bột.
  • Tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ bằng:
    • Bột và các loại lương thực khác. Súp hoặc các thức ăn ninh nhừ.
    • Thêm các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng vào cháo và thức ăn ninh nhừ. Sử dụng bột mộng ( mạch nha)

– Suy dinh dưỡng nặng và rất nặng: suy dinh dưỡng nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỉ lệ tử vong của suy dinh dưỡng nặng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc trẻ, nhất là trong những ngày đầu nhập viện. Vì vậy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị cho trẻ.

  1. Một số bệnh truyền nhiễm
  2. Bệnh sởi

– Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, là bệnh rất dễ lây có xu hướng xảy ra dịch và là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng.

– Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp trực tiếp từ trẻ bệnh sang trẻ lành, qua những giọt nước bọt nhỏ li ti do trẻ bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho trẻ khác trước khi có triệu chứng bệnh xuất hiện.

Nhận biết

– Trẻ sốt cao 38-39 độC, xuất hiện sau ki tiếp xúc trẻ bệnh 10-12 ngày. Trong giai đoạn này có thể chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện những nốt trắng nhỏ bên trong miệng.

– Sau vài ngày xuất hiện ban nhỏ, bắt đầu ở mặt, phía trên cổ. Trong thời gian khoảng 3 ngày, ban lan xuống thân thể, sau đó đến tay và chân. Trong thời kì sởi mọc, trẻ ho nhiều hơn kèm theo sốt, kém ăn, mệt mỏi. Sau khi sởi mọc xong, nhiệt độ giảm xuống, ban sởi mất theo thứ tự như khi mọc. Ban kéo dài 5-6 ngày rồi mất để lại những vết thâm. Sau khi bệnh sởi qua khỏi, trẻ có miễn dịch bền vững suốt  đời.

– Biến chứng: Tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp nặng và có thể tử vong. Ngoài ra còn có thể gây mù lòa.

Phòng bệnh

– Tiêm phòng sởi cho trẻ

– Khi phát hiện trẻ bị sởi, nên cách li ngay với trẻ lành

Xử trí ban đầu

– Trẻ có triệu chứng nghi sởi, cha mẹ nên để trẻ ở nhà theo dõi

– Cách li trẻ bị sởi với trẻ lành

– Tăng cường dinh dưỡng và cho trẻ uống thên nước, giữ vệ sinh cho trẻ

  1. Bệnh ho gà

Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt là đối với trẻ 12 tháng tuổi.

Nhận biết: Tuổi mắc bệnh cao nhất là trẻ từ 1-5 tuổi. Thời kì ủ bệnh dài từ 3-5 tuần. Thoạt đầu trẻ ho khan và tăng dần trong vòng 7-10 ngày ( nhất là về đêm). Khi ho trẻ đỏ mặt, nước mắt, nước mũi giàn giụa, về sau ho có tính chất co giật từng cơn. Các đợt ho kế tiếp nhau, do trẻ hít vào mạnh, có tiếng rít như có tiếng gà gáy. Cơn ho thường kết thúc bằng việc trẻ nôn ra nhiều đờm dãi. Giai đoạn ho của bệnh ho gà có thể kéo dài tới 5-6 tuần. Trẻ có thể biến chứng viêm phổi hay viêm phế quản.

Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn gây ra, lây qua đường không khí

Phòng bệnh: Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất làm giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh và nếu trẻ có mắc bệnh thì tiến triển nhẹ hơn.

Xử trí ban đầu: Khi phát hiện trẻ bị ho gà, cô giáo phải cách li trẻ từ khi bệnh khởi phát. Nếu trong lớp có vài trẻ ho gà phải tách các trẻ này thnàh nhóm riêng, báo cho cha mẹ biết và đề nghị đưa trẻ đi điều trị.

  1. Bệnh thủy đậu

Nhận biết: Trên da trẻ có các nốt ban lan rộng hầu như khắp người. Mới đầu xuất hiện các vết nhỏ màu đỏ, sau đó thành các vết phỏng ở giữa các vết đỏ, các vết phỏng nhanh chóng chuyển thành màu đục, ở chỗ các nốt phỏng đã khô hình thành các vẩy thẫm màu. Hiện tượng nổi ban trong bệnh thủy đậu diễn biến trong vòng 3-5 ngày, nốt ban có nhiều hình thái khác nhau, cùng trên một vị trí da có các nốt ban mọc trước đã thành vẩy, có các nốt ban mới mọc. Trẻ sốt kéo dài suốt thời gian nổi ban, có khi sốt 39-40độC. ở trẻ kém dinh dưỡng và chăm sóc thiếu vệ sinh có thể biến chứng nhiễm trùng da.

Nguyên nhân: Do virut có tính chất lây lan lớn, có thể lây nhiễm trong suốt thời kì nổi ban. Những trẻ chưa mắc bệnh rất nhạy cảm với bệnh này.

Phòng bệnh: Không nhận những trẻ đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh vào nhóm trẻ. Trẻ đã mắc bệnh có thể nhận lại sau 7 ngày từ khi ban nổi hết, cần cách li nghiêm ngặt giữa nhóm trẻ này với nhóm trẻ khác.

Xử trí ban đầu

  • Vệ sinh mũi họng, dinh dưỡng đầy đủ, cho uống vitaminC, uống nước hoa quả
  • Bôi xanhmetylen khi nốt phỏng bị vỡ ra
  • Nếu dùng kháng sinh phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  1. Viêm kết mạc mắt ( đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc mắt ( đau mắt đỏ) là bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về mắt.

Nhận biết: Khi đau mắt đỏ trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác cộm, rát, ngứa, nóng trong mắt
  • Sợ ánh sáng, có phản ứng co mí mắt, chảy nước mắt nhiều
  • Không ảnh hưởng đến thị lực ( nếu thị lực giảm có thể do tổn thương nhiều ở giác mạc phần sâu hơn của mắt)
  • Ở trẻ em hay thường gặp viêm màng tiếp hợp cấp do trực khuẩn Kock- Weeks, bệnh lây phát nhanh thành dịch, thời gian ủ bệnh khoảng 2-3 ngày, phát bệnh đột ngột. mắt cộm nhiều, rất sợ ánh sáng, mắt khó mở vào buổi sáng vì nhử mắt nhiều làm dính lông mi. Mủ tụ thành cục ở góc mắt trong hoặc có thể chảy xuống má. Màng tiếp hợp đỏ như tiết.

Phòng bệnh: Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, cần chú ý biện pháp phòng bệnh, thực hiện tốt chế độ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ( dùng nước sạch, không tắm nước ao tù, không dùng khăn mặt và chậu rửa mặt chung với người đau mắt và cần cách li khi đang bị đau mắt đỏ trong vòng 15 ngày…)

Xử trí ban đầu: Khi bị viêm màng tiếp hợp cần đến cơ sở y tế khám và hướng dẫn điều trị. Có thể nhỏ mắt bằng dung dịch Chloramphenicol 0,4% hoặc dùng thêm kháng sinh theo chỉ định của cán bộ y tế.

  1. MỘT SỐ KĨ NĂNG TRONG CHĂM SÓC TRẺ
  2. Cách cho trẻ tắm nắng và tắm không khí
  • Trẻ từ 3-6 tháng nên cho trẻ tắm nắng và tắm không khí 2 lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, lúc đầu mỗi lần 3 phút, sau tăng mỗi ngày 1 phút.
  • Trẻ từ 12-13 tháng nên cho tắm 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày tăng thêm 2 phút. Nên cho trẻ ra hiên nhà vào buổi sáng và buổi chiều khi có nắng nhẹ. Chú ý không để trẻ bị nóng và bị lạnh quá.
  • Trẻ từ 13-36 tháng mùa hè khi trẻ tắm nắng và tắm không khí, nên mặc quần đùi, áo cộc tay, đi dép. Mùa đông những ngày có nắng ấm, có thể bỏ mũ, cởi tất để tăng cường cho da trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất cho trẻ tắm không khí 2 lần trong một ngày, lần 1 vào lúc tập thể dục buổi sáng, lần 2 vào lúc chơi trò chơi vận động hoặc dạo chơi ngoài trời, thời gian khoảng từ 20-30 phút.

Thời gian tắm tốt nhất: Mùa hè vào khoảng 7h30 đến 8h30 và mùa đông vào khoảng 8h30-900h buổi sáng.

Lưu ý: Cô cần qua tâm đến trang phục của trẻ, không để trẻ mặc quá nóng vào mùa hè hoặc quá lạnh vào mùa đông. Kh tắm nắng và tắm không khí, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mặt đỏ, ra mồ hôi phải cho trẻ vào bóng râm ngay và cho trẻ uống nước. Trong lúc trẻ đang ốm ( sốt, viêm phổi, viêm họng…) không nên cho trẻ tắm nắng và tắm không khí.

  1. Cách chăm sóc trẻ mệt

– Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường, cô phả theo dõi sức khỏe của trẻ cẩn thận. Có thể sốt nhẹ do mọc răng, đi tướt nhẹ hợc do trẻ kém ăn, kém chơi sau khi ốm dậy. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu, viêm phổi hoặc sốt cao..phải đưa đến phòng y tế của nhà trẻ hoặc đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho bố mẹ biết đến đưa trẻ về nhà để tránh lây truyền cho trẻ khác.

– Đối với trẻ sau khi ốm dậy; trẻ còn yếu mệt hay quấy khóc, ăn ita, ngủ ít, thích đượ bế bồng cô cần quan tâm, chăm sóc trẻ hơn. Cô chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nhiều hơn bình thường. Cô nên tập đi, nói lại với trẻ (nếu cần).

– Cho trẻ ăn, uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng cường giữ vệ sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Có thể cho trẻ ngủ nhiều hơn bình thường.

– Có thể cho trẻ uống thuốc theo yêu cầu của gia đình nhưng cần phải theo sự hướng dẫn cảu y tế và kí nhận của cha mẹ trẻ.

  1. Cách chăm sóc khi trẻ sốt

– Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5-37O C. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37độC là sốt nhẹ, 39- 40oC là trẻ sốt cao. Trẻ có thể sốt do mắc các bệnh nhiễm trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần áo, do trời nóng và khát nước.

– Chăm sóc: Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ. Cho trẻ uống Paracetamon theo chỉ dẫn và cần báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

  1. Cách chăm sóc khi trẻ nôn trớ

– Khi chăm sóc trẻ nôn trớ cô cần có thái độ ân cần, dịu dàng không làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh.

– Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt

– Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần.

– Thu dọn chất nôn và quan sát chất nôn để báo với y tế và cha mẹ trẻ

– Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ uống một chút nước ấm, có thể cho ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần báo y tế và cha me trẻ.

  1. Cách đo nhiệt độ cho trẻ

Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cho trẻ nhưng thông dụng nhất là phương pháp cặp nách: Cô cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới khi cột thủy ngân tụt xuống vạch 35oC. Cô ngồi bế trẻ vào lòng, cầm ống nhiệt kế bên tay phải, nhấc cánh tay trái trẻ lên để giơ nách ra rồi đặt ống nhiệt kế vào nách cà hạ tay trẻ xuống, ép lấy nhiệt kế. Giữ cánh tay trẻ như vậy trong 2-3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ( nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn thân nhiệt thực tế 0,5-0,6oC).

  1. 6. Cách đếm nhịp thở

Phát hiện trẻ thở nhanh trong bệnh đường hô hấp

– Nhịp thở biểu hiện tình trạng hô hấp của trẻ. Khi trẻ thở nhanh là biểu hiện tình trạng bệnh của đường hô hấp. Vì vậy, phải đếm nhịp thở của trẻ, khi thấy trẻ đang mắc bệnh đường hô hấp có biểu hiện không bình thường hoặc khó thở.

Cách đếm nhịp thở: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo để có thể quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dùng đồng hồ có kim giây quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở, mỗi lần lồng ngực phồng lên là một nhịp thở, đếm trong một phút.

– Trẻ 12tháng- 5 tuổi, nếu nhịp thở trên 40 lần/phút là thở nhanh.

  1. Cách pha Oresol

– Pha một gói vào một lượng nước thêo chỉ dẫn ghi trên gói.

– Pha gói Oresol với nước sôi để nguội, không được pha với sữa, canh, nước hoa quả hay với nước giải khát.

– Khuấy kĩ và cho trẻ uống bằng chén. Sau 24 giờ nếu trẻ chưa uống hết nên bỏ đi và pha gói mới.

  1. 8. Nấu cháo muối

Cháo bột gạo có thể thay thế dung dịch Oresol.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

  • Công thức: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lit nước( 5 bát ăn cơm tương đương 1 lít nước) đun sôi trong 5 phút.
  • Công thức 2: 50g ( 1 nắm) gạo tẻ + 3,5g( một nhúm) muối ăn + 6 bát nước, đun nhỏ cho nhừ gạo và chắt đủ 5 bát nước.

Một lit  nước cháo cho 175 Kcal và một ít chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cho trẻ uống bằng chén. Sau 6h nếu trẻ chưa dùng hết nên đun lại trước khi uống và sau 12h nên bỏ đi, nấu cháo mới.

  • Cách cho trẻ uống thuốc
  1. Đối với trẻ còn nhỏ

– Cô bế trẻ ngồi đầu trên hõm khủy tay sao cho đầu trẻ cao hơn một chút. Đặt thìa lên môi dưới của trẻ, nghiêng cán thìa để cho thuốc chảy từ từ vào một bên miệng trẻ. Đừng bao giờ đổ thuốc thẳng vào miệng trẻ vì dễ làm trẻ bị ho, sặc. Nếu trẻ không chịu há miệng, cô có thể nhờ cô khác dùng ngón tay đè nhẹ vào cằm trẻ cho trẻ há miệng ra.

– Khi cho trẻ nhỏ uống thuốc là viên nén, cô cần nghiền thuốc cho mịn rồi hòa với nước cho thêm một chút đường, quấy đều cho tan rồi cho trẻ uống bằng thìa.

  1. Đối với trẻ lớn

cô chuẩn bị sẵn cốc đựng nước, thuốc cần cho trẻ uống, cô ngồi đối diện với trẻ, đưa thuốc và động viên trẻ tự cho thuốc vào miệng và đưa nước cho trẻ uống, sau đó cô nên bảo trẻ há miệng để xem trẻ đã nuốt hết thuốc chưa.

Lưu ý:

  • Khi trẻ khóc, hoảng sợ không được ép trẻ uống thuốc để đề phòng trẻ bị sặc.
  • Khi cha mẹ gửi thuốc để cô giáo tiếp tục cho trẻ uống thuốc ở lớp, cô giáo yêu cầu gia đình ghi tên trẻ vào lọ thuốc của trẻ, ghi rõ cách dùng, số lần liều lượng mà bác sĩ đã quy định khi điều trị cho trẻ, đồng thờ ghi tên thuốc, cách dùng, số lần, liều lượng vào một quyển sổ theo dõi và nhận bàn giao thuốc một cách cẩn thận

D  BẢO VỆ AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP

  1. TẠO MÔI TRƯỜNG AN TOÀN CHO TRẺ.

Nhà trẻ là ngôi nhà thứ 2 của trẻ, khi trẻ ở nhà trẻ phải được bảo đảm an toàn về các mặt sau:

  1. An toàn về thể lực, sức khỏe,

– Giáo viên phối hợp với gia đình và nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh cá nhân và phòng tránh bệnh tật cho trẻ.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bỏa vệ  sinh.

– Nhóm trẻ phải có túi cứu thương ( trong túi có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ- xem thêm mục Tủ thuốc và cách sử dụng)

  1. An toàn về tâm lí

Cô thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình để tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở nhà trẻ, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đi nhà trẻ và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.

  1. An toàn về tính mạng

– Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường ( hoặc nhóm trẻ). Sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Trường và nhóm học không gần đường giao thông lớn.

– Bảo đảm đủ ánh sáng cho nhóm trẻ ( bằng hệ thống cửa sổ hhoặc đèn chiếu sáng)

– Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong nhóm, tránh kê, bày quá nhiều trong nhóm và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong  nhóm hợp lí.

– Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và an toàn với trẻ.

– Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn trượt. các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín.

– Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.

– Nếu thấy cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách, giáo viên cần có ý kiến kịp thời với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và cùng bàn bạc để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ.( Ví dụ: chưa có tường rào bảo vệ hoặc tường rào bảo vệ bị hỏng, chó của các nhà xung quanh thả rông chạy vào nhóm trẻ; đồ dùng đồ chơi không đảm bảo vệ sinh,an toàn, tường, trần nhà ở của nhóm trẻ bị hư hỏng…). Giáo viên cũng cần tham gia ý kiến khi xây dựng một nhóm trẻ mới trong khu dân  cư nên đặt ở vị trí nào để trẻ đến nhà trẻ không bị quá xa, không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường không tốt như gần đường giao thông lớn, gần các cơ sở sản xuất có thải ra các chất độc hại, gây ồn….

  1. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA TAI NẠN CHO TRẺ

Các tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ là: bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan đến giao thông, các vật sắc nhọn, các vật tự nhiên, đuối nước, điện giật, máy móc, ngạt thở, sét đánh, các nguyên nhân khác….

  1. Từ nhà đến trường và từ trường trở về nhà

Tai nạn trẻ thường gặp là liên quan đến giao thông, ngã, đuối nước, động vật cắn, thất lạc…

  1. Trong nhà trẻ
  2. Giờ chơi

– Chơi ở ngoài trời: Trong giờ chơi tự do ở ngoài trời, trẻ có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.

– Chơi trong nhóm trẻ:

Khi chơi trong nhóm trẻ, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn…) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.

Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ…có thể gây chấn thương.

  1. Chơi- tập có chủ định

Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau)

  1. Giờ ăn

– Bỏng: thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang nóng hoặc các phíc nước sôi để gần nơi trẻ chơi đùa nếu không chú ý trẻ có thể va, vướng phải gây bỏng cho trẻ.

– Sặc thức ăn: trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ.

– Dị vật đường ăn: thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ.

  1. Giờ ngủ

– Ngạt thở: Nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở( đặc biệt lưu ý trẻ dưới một tuổi).

– Hóc dị vật: Do khi đi ngủ trẻ ngậm các loại hạt, kẹo cứng, ngậm đồ chơi và rơi vào đường thở gây ngạt.

– Ngộ độc: Trong khi trẻ ngủ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( thường do than tổ ong đốt tại nơi trẻ ngủ, do khói than  củi hoặc nhà trẻ ở gần và cuối chiều gió bị ảnh hưởng bởi các lò gạch đang hoạt động, xưởng sản xuất có thải ra các chất khí độc hại….) rất dễ bị ngộ độc.

III. CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ SỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN

 

  1. Nguyên tắc chung

      – Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.

– Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ  đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.

– Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi.

– Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này.

– Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.

– Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.

  1. Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn

2.1 Đề phòng trẻ bị lạc

– Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ

– Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ trong các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca.

– Cửa phòng trẻ phải có khung chắn

– Cô phải ở lại nhà trẻ cho tời khi trả hết trẻ.

– Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ hoặc người lớn được ủy quyền, không trả trẻ cho người lạ mặt.

2.2 Đề phòng dị vật đường thở

– Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi.

– Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt.

– Trẻ ăn bột, cháo, sữa cần cho trẻ ở tư thế ngồi, nếu bú mẹ cần bế cao đầu, không cho trẻ ăn khi nằm.

– Gióa dục trẻ lớn khiăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện.

– Không ép tẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên.

– Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ.

2.3 Phòng tránh đuối nước

– Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm

– Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường ( hoặc nhóm trẻ).

– Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm.

– Ở các nhà trẻ, không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước.

– Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và các dụng cụ chứa nước như chum, vại…cần có nắp đậy chắc chắn.

2.4 Phòng tránh cháy, bỏng

– Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng.

– Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng.

– Không để trẻ nghịch diêm,, bật lửa và các chất khác gây cháy, bỏng. Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm để trẻ tránh xa.

– Lưu ý không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng vì rất dễ gây bỏng. Khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.

2.5 Phòng chống tai nạn do ngộ độc

– Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh hoạt của trẻ.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi ngờ thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia ( lạp sườn, thịt nguội…) cô giáo báo cho nhà trường hoặc phụ huynh ( nếu là thức ăn do gia đình mang tới) và không nên cho trẻ ăn.

– Thuốc chữa bệnh  để trên cao, ngoài tầm với của trẻ.

– Không cho trẻ chơi đồ chơi có hóa chất như chai, lọ đựng thuốc, đựng màu gây độc hại cho trẻ.

– Không được đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa,a xít vào chai nước ngọt, nước khoáng, bia lon, chai dầu ăn, cốc…

2.6 Phòng tránh tai nạn do điện giật

– Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn.

– Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt…khỏi nơi vui chơi của trẻ.

– Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt.

2.8 Phòng tránh tai nạn giao thông

– Khi cho trẻ đi bộ, cô dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bộ bên tay phải để tạo thói quen cho trẻ.

– Tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ từ nhà đến lớp cần chú ý: Khi đưa đón bằng xe đạp, xe máy cần để trẻ ngồi an toàn, tốt nhất khi đéo trẻ cần cho trẻ ngồi trong ghế. Tránh cho trẻ em dưới 15 tuổi đèo em đi học.

2.9 Phòng tránh động vật cắn: Chó, méo, rắn, ong đốt..

Không cho trẻ đến gần và trêu chó, mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ móm cho chó.

Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong để đề phòng rắn cắn, ong đốt.

  1. Xử trí ban đầu một số tai nạn

3.1 Dị vật đường thở

Nhận biết: Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột, thường thấy các biểu hiện chủ yếu sau đây:

– Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sũa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt.

– Ngoài ra trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng hơn là trẻ bị bất tỉnh, đái dầm.

Khi trẻ bị dị vật đường thở cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức, nếu không sẽ bị ngạt thở dẫn đến tử vong.

Cách xử trí

– Đối với trẻ nhỏ:

Cách 1: Người cấp cứu cầm chặt 2 chân trẻ dốc ngược, dùng lòng bàn tay vỗ nhanh, liên tục vào giữa 2 xương bả vai từ 1-5 lần.

Cách 2: Đặt trẻ ở tư thế sấp, đầu dốc, bụng ngực nằm trên cẳng tay trái người cấp cứu, tay phải vỗ 1-5 lần vào giữa 2 xương bả vai.

– Đối với trẻ lớn:                                                                 

Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, 1 tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1-5 lần giữa 2 xương bả vai.

Cách 2:  Đặt trẻ nắm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên 1 cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu và tay kia vỗ giữa 2 xương bả vai 1-5 lần.

Lưu ý:

– Nếu do sặc bột: Khi sơ cứu như trên, bột bật ra, cô tiếp tục dùng ngón tay phải móc hết bột còn lại trong miệng và họng trẻ. Lật ngửa trẻ và hà hơi thổi ngạt. Nếu trẻ nhợt nhạt, sờ không thấy mạch cổ phải đặt trẻ nằm trên nền cứng ( ván cứng, sàn nhà…) và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu xử trí sớm sau 5-15  phút, tim sẽ đập trở lại và khi trẻ tỉnh, khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế.

– Nếu do các dị vật khác: Nếu sở cứu dị vật đã bật ra và trẻ hết khó thở, giáo viên vẫn phải theo dõi cho đến khi trẻ trở lại bình thường.

– Nếu dị vật không thoát ra được thì phải lấy ngón tay móc dị vật ra, hãy rất cẩn thận đừng để dị vật rơi sâu thêm vào cổ họng trẻ.

– Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sặc:

Với trẻ bé đặt trẻ nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay đỡ lấy lưng, tay kia đè mũi ức, ấn vào trong, lên phía trên, bằng một động tác nhanh và thúc mạnh, sau đó lau sạch miệng.

Với trẻ lớn hãy đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rốn và  mũi ức 4 lần.

         + nếu vẫn không lấy được dị vật, cô áp miệng mình vào miệng trẻ và thổi nhẹ để không  khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời hết sức nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

3.2 Điện giật

Xử trí tại chõ

– Cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu giao( hoặc rút cầu trì), dùng gậy gỗ( tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo trẻ khỏi nguồn điện. Tránh điện truyền sang người cứu, tuyệt đối không được dùng tay không, phải đeo găng cao su hoặc cuốn nilong, vải khô, chân đi guốc, dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô.

– Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập, trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trương kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại ( có khi phải làm 3-4 người mới hồi phục được).

– Nếu có vết thương bỏng, nhanh chóng phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng trước khi chuyển đi.

3.3 Đuối nước

Ngay sạu khi vớt trẻ lên phải làm nhanh các việc sau:

– Cởi nhanh quần áo ướt.

– Làm thông thường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lấy nhanh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo ( hà hơi thổi ngạt), xoa bóp tim ngoài lồng ngực ( xem phần thực hành “ Cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực”) cho đến khi thở trở lại, tim đập lại.

– Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đạp lại, phải lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cấn vẫn phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.

3.4 Vết thương chảy máu

– Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội.

– Bôi cồn sát trùng, băng lại, trường hợp vết thương rộng  hay ở mặt nên đưa đến bệnh viện.

– Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ lên vết thương.

Xử trí khi vết thương ở các mạch máu lớn

Động mạch ở chân, tay

– Cầm máu tạm thời bằng băng ép taịi chỗ. Garo phía trên chỗ tổn thương

– Cách đặt garo:

  • Dùng băng cao su mềm mỏng, đàn hồi to bản ( chiều rộng 3-5cm, dài 1,2 -2m đối với tay hoặc 5-8cm, dài 2-3m với chân) chặn trên đường đi của động mạch cách vết thương 2-3cm, phải lót vải mềm ở da trước khi quấn garo. Quấn garo vừa phải khi không còn máu chảy ra ở phía dưới là được.
  • Nếu không có garo ( băng garo theo quy định), có thể dùng tạm khăn vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch.

– Sau cùng là phải băng vết thương lại tránh nhiễm khuẩn.

– Khi đặt garo xong phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay.

Tổn thương mạch nội tạng

– Băng ép vết thương phía ngoài

– Chuyển trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất.

3.5 Rắn cắn

Nhận biết

– Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh các vết cắn bị phù nề, tấy đỏ. Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn.

– Sau 30phút hay 1 giờ, trẻ và mồ hôi, mặt tái nhợt, nôn ọe, ỉa chảy, mạch nhanh.

Xử trí

– Ngay sau khi bị rắn cắn nên buộc ngay một đoạn garo lên phía trên vết cắn độ vài cm không cần buộc chặt lắm.

– Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể làm ngay giác hút để hút máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa  bằng dung dịch thuốc tím loãng.

– Chuyển gấp tẻ lên cơ sở y tế để tiêm huyết thanh chống nọc rắn.

3.6 Chó cắn

– Rửa ngay vết cắn bằng nước xà  phòng rồi băng lại và chuyển  trẻ đến cơ sở y tế( nơi có huyết thanh và văcxin phòng dại) để điệu trị càng sớm càng tốt.

– Theo dõi trong vòng 10 ngày. Nếu cho có những biểu hiện lạ như run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và dãi lòng thòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện chó dại.

3.7 Xử trí một số tai nạn khác.

  • Trẻ hóc xương

Nên mang đến bệnh viện

Không nên chữa mẹo và moi tay vào cổ họng trẻ

  • Bỏng: Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm ngay vết thương bằng nước lạnh ( sạch ) để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng.

– Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng( nếu có), vết bỏng sẽ xẹp dần rồi khỏi.

– Nếu bỏng nặng  phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

  • Gãy xương: Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: Dùng 2 nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào 2 bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện.

3.8 Xử trí lồng ruột ở trẻ còn bú

Lồng ruột xảy ra là do 2 đoạn ruột chui vào nhau, thường gặp ở trẻ 4-12 tháng tuổi.

Nhận biết

– Trẻ đang chơi bỗng nhiên khóc thét, ưỡn người, bỏ bú, bỏ ăn. Hiện tượng này xảy ra từng cơn. Sau mỗi cơn trẻ nằm yên hoặc ngủ thiếp, rồi lại đến cơn tiếp theo.

– Trẻ bị nôn, có thể nôn ra sữa, thức ăn hoặc dịch trong. ỉa ra máu.

– Khi trẻ nằm yên có thể thấy sờ thấy búi lồng ở dưới sườn phải, quanh rốn hoặc hố chậu trái.

– Khi trẻ bị lồng ruột lâu bụng có thể bị chướng. Có thể có sốt  nhẹ.

Xử lí

– Ngay sau khi phát hiện lồng ruột cần: Không dùng bất kì loại thuốc giảm đau nào. Đưa ngay trẻ đến bệnh viện, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ biết.

– Nếu trẻ bị lồng ruột mà đưa đến cơ sở y tế muộn, không được xử trí kịp thời sẽ gây hoại tử ruột, rất nguy hiểm đến tính mạng.

3.9 Hướng dẫn hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngòai lồng ngực  

Nhiều tai nạn có thể dẫn đến ngạt thở, ngừng thở và tim ngừng đập. Khi trẻ bị tình trạng trên ( có thể do hóc dị vật, chết đuối), cô cần bình tĩnh để xử trí cấp cứu ngay bằng cách: Kiểm tra nhịp thở, nhịp đập của tim thật nhanh, làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực.

Kiểm tra nhịp thở thật nhanh

– Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc

– Ghé tai gần miệng, mũi nghe hơi thở

– Nhìn lồng ngực xem có chuyển động không

– Nếu không có dấu hiệu còn thở, phải hô hấp nhân tạo ngay, đồng thời người khác phải gọi xe cấp cứu hoặc cán bộ y tế.

Kiểm tra nhịp đập của tim

Làm thật nhanh trong vòng 5 giây, bằng cách: nghe nhịp đập của tim hoặc bắt mạch ở các mạch máu lớn. Nếu không thấy tim đập hoặc không bắt được mạch phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay.          

  1. Hô hấp nhân tạo

– Nhanh chóng làm thông đường thở:

Nới rộng quần áo, mở rộng miệng trẻ và lấy các vật lạ, đờm dãi ra khỏi miệng. Nếu trẻ nôn, lật trẻ nằm nghiêng và lau sạch chất nôn.

Đặt một bàn tay xuống dưới gáy, còn bên tay kia đặt ở trán làm cho đầu trẻ ngửa ra sau tối đa. Theo dõi xem trẻ có thể thở được không, nếu không phải hà hơi thổi ngạt ngay cho trẻ.

– Hà hơi thổi ngạt: Sau khi đã làm thông đường thở, cô quỳ bên trái ngang đầu trẻ. Cô hít vào một hơi dài, bịt 2 lỗ mũi trẻ và mở rộng miệng trẻ, sau đó áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ nhàng, rồi bỏ miệng mình ra để cho hơi thở ở lồng ngực trẻ thoát ra, lấy hơi thổi tiếp một lần nữa. Mỗi phút khoảng 20-25 lần, tiếp tục hà hơi cho đến khi trẻ thở được.

Lưu ý:

  • Quan sát khi thổi vào lồng ngực trẻ thấy phồng lên là được, nếu lồng ngực không nhô lên là có dị vật làm tắc khí quản, do đó cần lấy dị vật ra( xem phần xử trí hóc dị vật) và móc miệng trẻ để cho hết đờm dãi.
  • Thổi vừa phải, không thổi quá mạnh sẽ làm rách phế nang gây chảy máu.
  • Đầu trẻ trong suốt thời gian này phải ngửa hết ra sau.
  1. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Trường hợp tim ngừng đập phải xoa bóp tim:

Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng ( giường hoặc ván)

Xác định vị trí để bóp tim: Điểm giữa của mũi ức với phần đáy của cổ.

     Bóp tim ngoài lồng ngực

– Với trẻ nhỏ: Luồn một bàn tay dưới vai và nắm lấy phần trên cánh tay trẻ. Tay kia dùng 2 ngón tay ấn vào vị trí bóp tim xuống sâu 1,5-2,5cm, rồi thả ra, nhịp 2 lần/ giây.

– Với trẻ lớn: Dùng gót bàn tay ấn sâu 2,5-3cm rồi thả ra, nhịp 3lần/2giây ( 1 lần ép, cô đếm từ 1-5) chỉ ép lồng ngực sau  một động tác thổi ngạt và xoa bóp tim, thấy trẻ hồi tỉnh dần lại là tốt. tiếp tục làm như vậy cho đến khi tim đập đều và trẻ thở được.

Lưu ý:

  • Khi ấn xương ức xuống nên làm vừa phải, nếu mạnh quá dễ gẫy xương, nếu nhẹ quá thì không có kết quả.
  • Nếu có 2 người, thì một người thổi ngạt, người kia bóp tim
  • Nếu có một người thì tay phải bóp tim, tay trái giữ đầu ngửa ra sau để hà hơi.
  1. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC TRẺ KHUYẾT TẬT

Đối với trẻ nhà trẻ, vấn đề phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ khuyết tật là hết sức quân trọng. Phát triển sớm và can thiệp sớm làm hạn chế tác hại của khuyết tật, tạo cơ hội cho trr phát triển tối đa những mặt tốt của trẻ, bù đắp phần nào những thiếu hụt do khuyết tật gây ra. Trẻ khuyết tật được hòa nhập tại các nhóm trẻ cần được ăn uống, chăm sóc sức khỏe như những trẻ khỏe mạnh, bình thường cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, tùy theo từng trẻ, loại tật mà cần quan tâm hơn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ.

  1. Trẻ khuyết tật có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì cao hơn trẻ bình thường.

– Tùy theo từng loại tật mà mà chú ý cho trẻ ăn nhiều hơn một số loại thức ăn

Ví dụ:

  • Trẻ khiếm thị cần được ăn nhiều dầu mỡ, rau có máu xanh non, xanh thẫm, quả có màu vàng, đỏ, cam…
  • Trẻ giảm khả năng vận động cần chú ý cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn giàu đạm, vitaminD và caxi giúp cho sự phát triển vận động ở trẻ như trứng, sữa, thịt bò, cá, tôm, cua, ốc, các loại đỗ….
  • Trẻ có khó khăn trong học tập cần được ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng như đã nêu ở trên, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, chất béo, muối khoáng như muối i ốt, cá biển, tôm, cua, trứng, sữa, dầu mỡ, lạc vừng…

– Những thức ăn giàu dinh dưỡng có thể lấy ngay từ địa phương, trong vườn của mỗi gia đình hoặc vườn trường, chế biến thành các món ăn khác nhau cho trẻ ăn hằng ngày.

  1. Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ khuyết tật tại lớp

– Cách xếp chỗ ngồi cho trẻ khuyết tật:

  • Nên bố trí một chỗ nhất định cho trẻ khiếm thị ngồi ăn đảm bảo thuận tiện cho trẻ, người trông trẻ và những trẻ khác để có thể bao quát, giúp đỡ trẻ. Đồ dùng, các món ăn cngx cần được sắp xếp một cách thống nhất. ví dụ: các món ăn nước để ở phía tay phải của trẻ, rau và thức ăn mặn đặt ở phía  tay trái.
  • Đối với trẻ khuyết tật về vận động, cô giáo nên sắp xếp trẻ  ngồi ở vị trí thuận tiện để cô giáo hoặc các bạn có thể hỗ trợ được trẻ.
  • Một số trẻ khuyết tật có khó khăn về ăn uống ( lưỡi đẩy ra ngoài, dễ bị trớ khi ăn), giáo viên nên phối hợp với gia đình để tìm ra cách cho trẻ ăn phù hợp như: dùng thìa đầu bằng, khi cho trẻ ăn không đưa thìa vào miệng sâu quá, cho ăn chậm hơn trẻ bình thường.
  1. Trẻ khuyết tật dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn hơn so với trẻ bình thường. Do vậy giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ để phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, thay đổi chế độ sinh hoạt.
  2. Trong chăm sóc trẻ khuyết tật, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến các yếu tố nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ như nền nhà cần bằng phẳng, không trơn, lối đi thông thoáng, cửa ra vào, cầu thang phải có cửa lửng chắn hoặc tay vịn an toàn, giáo viên luôn ở bên cạnh trẻ. Tùy theo mức độ khuyết tật mà hướng dẫn trẻ tự phục vụ một số hoạt động đơn giản như tự xúc ăn, tự lấy nước uống, rửa tay, lau miệng..
  3. Hãy để trẻ khuyết tật chủ động khám phá, tìm tòi, không nên “ trông coi”, “ nuông chiều”, “ bao bọc” trẻ quá mức ( do cha mẹ, cô giáo thương trẻ hoặc cho rằng trẻ không thể vận động dược). Nếu cho trẻ ăn tùy thích ( cho trẻ ăn quá nhiều), trong khi trẻ ít vận động, tập luyện sẽ làm cho trẻ trở nên thụ động, béo phì. Do đó, cô giáo và cha mẹ cần kết hợp cho trẻ ăn uống đủ chất, hợp lí với việc tập luyện giúp trẻ phát triển tốt.

6.Một số trẻ khuyết tật hòa nhập tự ti, mặc cảm, chậm chạm, khả năng tự phục vụ yếu, giáo viên cần chú ý hướng dẫn các kĩ năng ăn uống, vệ sinh, tự phục vụ cho trẻ. Các kĩ năng này cần được lặp đi lặp lại nhiều lần như khuyến khích trẻ khuyết tật ăn cùng với trẻ khác, hoặc trẻ bình thường giúp trẻ khuyết tật trong việc ăn uống, tự phục vụ( lau mũi, lau tay, thu dọn bàn sau khi ăn..), tạo cơ hội cho trẻ tham gia càng  nhiều, tự làm càng sớm càng tốt. kiên nhẫn để trẻ chủ động trải nghiệm, hoạc hỏi tránh trông coi một cách quá mức ( song vẫn phải đảm bảo an toàn cho trẻ). Như vậy tạo cho trẻ cảm giác mình giống như những trẻ bình thường khác, đièu đó giúp trẻ phát triển sự tự tin và tính độc lập.

Rate this post