Một bức tranh được vẽ tỉ mỉ, tinh tế đến từng đường nét qua đôi tay tài hoa của các họa sĩ. Các bức tranh càng phong phú và sắc nét hơn nếu được điểm tô thêm màu sắc. Bên cạnh đó cũng có những bức tranh trắng đen bằng chì đôi lúc khiến bạn ngạc nhiên, không tin vào mắt mình. Bởi vì ngay cái nhìn đầu tiền bạn đã nghĩ đó chính xác là bức ảnh chụp trắng đen. Thật tuyệt vời, phải không nào? Bài viết hôm chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về những thứ cần biết khi tự học vẽ tranh chì.
Nội dung chính
Khái niệm tranh trắng đen bằng bút chì
Giống như tên goi của mình, những bức tranh này được vẽ duy nhất bằng các loại bút chì, chỉ có hai màu đen trắng hào quyện với nhau kết hợp kĩ thuật tô, đánh bóng, tẩy để tạo ra một không gian sống động và có hồn như thật.
Để tự học vẽ tranh chì, năng khiếu chỉ là một phần, quan trọng nhất vẫn là sự tỉ mỉ và kiên nhẫn trong từng nét vẽ nhỏ nhất, có như vậy bức tranh mới có trở nên như thật. Bên cạnh đó, một bức tranh đen trắng bằng bút chì thành công phải thể hiện rất rõ cái tôi của tác giả, nhìn vào bức tranh, ta có thể cảm nhận được thông điệp của tác giả.Có họa sĩ giải thích nguyên nhân họ thích tranh trang đen là do sự trầm lạnh của nó, đơn giản nhưng không hề đơn điệu.
Những kĩ năng cơ bản khi tự học vẽ tranh chì
1. Tư thế ngồi tự học vẽ tranh chì:
Vì việc hoàn thành bài vẽ từ 4-5 giờ nên tư thế ngồi đúng sẽ giúp các bạn thoải mái, không bị gián đoạn trong quá trình tự học vẽ tranh chì. Cách ngồi đúng: nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì.
Trong quá trình tự học vẽ tranh chì, bút chì sẽ không còn nhọn nữa, do vậy trong thời gian này, hãy tranh thủ đứng dậy và đi đi lại lại, vừa gọt bút chì, vừa giúp bạn có thể thấy được toàn diện tác phẩm của mình ở vị trí khác nhau
2. Cách cầm bút:
Thả lỏng từ cánh tay đến các ngón tay, thư giãn, không gò bó. Khuyến khích các bạn khi cầm bút dựng hình, không cầm với tư thế như tư thế cầm để viết, mà phải cầm ngang nhẹ nhàng.
3. Nét đánh bóng:
Đậm ở giữa, nhạt ở 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song.
4. Phương pháp so sánh (đo):
Tay thẳng, lưng thẳng, nhắm 1 mắt.
5. Phương pháp gióng:
Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải).
Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì.
Gióng ngang, bút chì phải song song với mặt sàn.
Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh).
6. Các phương pháp khác:
– Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ từng chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu.
– Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật (kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).
Những người chưa có khả năng về môn nghệ thuật này thì hoàn toàn có thể học ngay từ những bước đầu tiên. Để đạt được những kĩ năng cơ bản thì cần có những hướng dẫn chính xác, nếu có điều kiện đến lớp luyện vẽ thì đó là một lợi thế cho các bạn, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy, bạn cần cố gắng thật nhiều hơn nữa để tự học vẽ tranh chì.
Các bước cơ bản để tự học vẽ tranh chì
Bước 1: Quan sát cảnh vật, sự vật và hướng ánh sáng chiếu vào. Quan sát kĩ lưỡng những gì thấy được, tránh vẽ cái bạn nghĩ, hãy vẽ cái bạn nhìn thấy.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ vẽ đầy đủ và phác thảo những nét ban đầu.
Bước 3: Bắt đầu vẽ tranh. Như bạn biết, tự học vẽ tranh chì khá đơn giản. Không dùng màu vẽ hay những chất liệu khác để vẽ tranh. Có 2 cách đi bút chì cơ bản: Cách nhấn 1 đầu, buông đầu kia. Hoặc sử dụng cách buông 2 đầu, nhấn vào chính giữa. Ngoài ra di tay cũng là một nghệ thuật. Trước khi di tay cần chú ý tới lớp chì bên dưới không nên quá dày. Sau khi di, chỉnh sửa lại vùng tối bằng tẩy. Cuối cùng nên phủ lên một lớp chì để tạo sự liên kết giữa các mảng.