Những điều nên và không nên làm với trẻ nhỏ

KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm. Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn. Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy

1. KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm. Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn. Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy

2. KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé. Ngồi xuống ngang tầm hoặc thấp hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn

3. KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi đề nghị bé đứng lại. Ngồi xuống ngang tầm cùng bé. Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trungKhi bé tập trung rồi mới nói

4. KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh
Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luậnchờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa. Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo

5. KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp. So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái

6. KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống. Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai

7. KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé. Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được. Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa cửa tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé

8. KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé

Rate this post