Trẻ ăn muối sớm hoặc ăn quá nhiều muối có nguy cơ mắc cao các bệnh như thận hư, huyết áp cao, béo phì, suy giảm miễn dịch…
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, để kích thích con ăn nhiều, một số bà mẹ nêm nếm đầy đủ gia vị trong khi nấu ăn. Theo Very Well Family, muối là một gia vị tự nhiên cần bổ sung trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng với trẻ em, cần bổ sung vào đúng thời điểm. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn muối sớm, lượng vượt quá khuyến nghị, trẻ có thể gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thận hư: thận của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi ăn muối thận có thể không xử lý được lượng muối dư thừa, gây ảnh hưởng đến thận. Phụ huynh không nên nêm nếm muối cho trẻ trước 12 tháng tuổi. Từ một tuổi trở đi, lượng muối bổ sung nên ở mức vừa đủ. Phụ huynh nên tránh cho con ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói sẵn, vì những thực phẩm này có hàm lượng natri cao.
Huyết áp cao: trẻ ăn muối sớm có thể phát triển sở thích ăn mặn. Từ sở thích này trẻ có thể ăn nhiều hơn lượng muối khuyến nghị mỗi ngày, điều này khiến trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp khi lớn lên. Huyết áp cao ở trẻ có liên quan đến các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch…
Miễn dịch suy yếu: theo Very Well Family, nhiều nghiên cứu gần đây đã liên kết việc ăn quá nhiều muối với hệ thống miễn dịch suy yếu của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều muối khiến thận phải làm việc quá sức, giải phóng chất ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch vào cơ thể.
Béo phì: các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt, chất béo là nguyên nhân gây béo phì, nhưng tăng cân cũng có thể liên quan đến việc tăng lượng muối ăn. Muối làm cho trẻ khát, thèm đồ ngọt hơn và hệ quả làm trẻ tăng cân. Nếu cha mẹ thấy con tăng cân, bên cạnh kiểm soát lượng đường, thực phẩm béo, cũng nên theo dõi thực phẩm chế biến có hàm lượng muối và natri cao.
Rủi ro khi cho trẻ ăn muối sớm
Trẻ ăn muối sớm hoặc ăn quá nhiều muối có nguy cơ mắc cao các bệnh như thận hư, huyết áp cao, béo phì, suy giảm miễn dịch…
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, để kích thích con ăn nhiều, một số bà mẹ nêm nếm đầy đủ gia vị trong khi nấu ăn. Theo Very Well Family, muối là một gia vị tự nhiên cần bổ sung trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng với trẻ em, cần bổ sung vào đúng thời điểm. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn muối sớm, lượng vượt quá khuyến nghị, trẻ có thể gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Muối là gia vị tự nhiên cần bổ sung trong chế độ ăn uống. Ảnh: Freepik
Thận hư: thận của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi ăn muối thận có thể không xử lý được lượng muối dư thừa, gây ảnh hưởng đến thận. Phụ huynh không nên nêm nếm muối cho trẻ trước 12 tháng tuổi. Từ một tuổi trở đi, lượng muối bổ sung nên ở mức vừa đủ. Phụ huynh nên tránh cho con ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói sẵn, vì những thực phẩm này có hàm lượng natri cao.
Huyết áp cao: trẻ ăn muối sớm có thể phát triển sở thích ăn mặn. Từ sở thích này trẻ có thể ăn nhiều hơn lượng muối khuyến nghị mỗi ngày, điều này khiến trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp khi lớn lên. Huyết áp cao ở trẻ có liên quan đến các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch…
Miễn dịch suy yếu: theo Very Well Family, nhiều nghiên cứu gần đây đã liên kết việc ăn quá nhiều muối với hệ thống miễn dịch suy yếu của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều muối khiến thận phải làm việc quá sức, giải phóng chất ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch vào cơ thể.
Béo phì: các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt, chất béo là nguyên nhân gây béo phì, nhưng tăng cân cũng có thể liên quan đến việc tăng lượng muối ăn. Muối làm cho trẻ khát, thèm đồ ngọt hơn và hệ quả làm trẻ tăng cân. Nếu cha mẹ thấy con tăng cân, bên cạnh kiểm soát lượng đường, thực phẩm béo, cũng nên theo dõi thực phẩm chế biến có hàm lượng muối và natri cao.
Trẻ ăn dặm không cần thêm muối vào thức ăn. Ảnh: Freepik
Loãng xương: ăn nhiều muối có thể gây mất canxi qua nước tiểu, dẫn đến quá trình khử khoáng chất trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Loãng xương gây ra tình trạng xương dễ bị gãy, đau nhức xương ở trẻ. Ngoài ra, trẻ ăn muối sớm, ăn nhiều muối còn có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ung thư dạ dày.
Theo Very Well Family, cha mẹ nên cân nhắc thêm muối vào thức ăn khi trẻ hơn một tuổi. Tuy nhiên chỉ bổ sung để trẻ cảm nhận, không nên cho trẻ ăn vượt ngưỡng khuyến nghị. Theo Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, trẻ từ 0-11 tháng chỉ nên tiêu thụ 100 mg. Nhóm sau 11 tháng tuổi đến 3 tuổi nên bổ sung dưới 200 mg muối ăn mỗi ngày. Bé từ 3-5 tuổi có thể bổ sung 300gm, 7-10 tuổi bổ sung khoảng 400 gm và trên 11 tuổi trở lên khoảng 500 gm.
Lưu ý, trước 12 tháng tuổi, trẻ nhận lượng muối vừa đủ có trong sữa công thức, sữa mẹ, vì vậy người lớn không cần bổ sung muối vào thức ăn khi bé ăn dặm.
Anh Chi(Vnexpress.net)