Những nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện đầy hứa hẹn rằng thậm chí sau 4 tuổi rất nhiều trẻ không biết nói có hội chứng tự kỉ cuối cùng cũng phát triển ngôn ngữ.
Gia đình, giáo viên và những người khác muốn biết xem làm cách nào để họ có thể phát triển ngôn ngữ ở những đứa trẻ và thanh thiếu niên có hội chứng tự kỉ. Tin tốt lành là nghiên cứu này đã đưa ra được 1 số những chiến lược hiệu quả.
Nhưng trước khi chia sẻ về những chiến lược này, điều quan trọng cần nhớ rằng mỗi một người với hội chứng tự kỉ là độc nhất Thậm chí với sự nỗ lực rất lớn, một chiến lược tốt với một trẻ hay thiếu niên có thể không hoạt động với người khác. Và thậm chí tất cả mọi người có chứng tự kỉ đều có thể học để giao tiếp, điều đó không nhất thiết là luôn luôn qua ngôn ngữ nói. Những cá nhân không biết nói có hội chứng tự kỉ có thể đóng góp cho xã hội với sự trợ giúp của sự hỗ trợ thị giác và những sự hỗ trợ kĩ thuật. :
Vì thế đây là top 7 chiến lược để phát triển ngôn ngữ ở trẻ em và thiếu niên không biết nói có hội chứng tự kỉ:
1. Khuyến khích chơi đùa và tương tác xã hội. Trẻ em học qua sự vui chơi, và điều đó bao gồm cả học ngôn ngữ. Các trò chơi tương tác đưa đến những cơ hội thú vị cho con trẻ và cho chính bạn để giao tiếp. Hãy thử đa dạng các trò chơi để xem đâu là trò khiến con trẻ thích thú. Đồng thời hãy thử các hoạt động vui đùa phát triển sự tương tác xã hội. Ví dụ như hát, ngâm thơ ở nhà trẻ và luyện cho bé quen với các trò chơi náo động. Trong suốt quá trình tương tác, hãy ở trước mặt trẻ và gần với tầm mắt để dễ dàng hơn cho con bạn có thể nhìn và nghe bạn.
2. Bắt chước con trẻ. Bắt chước tiếng nói và hành vi chơi đùa của con trẻ sẽ khuyến khích nhiều hơn sự phát âm và tương tác. Điều này cũng khuyến khích con bạn bắt chước bạn và thay phiên nhau. Hãy chắc chắn rằng bạn bắt chước cách mà con bạn đang chơi đùa khi mà đó là những hành vi tích cực. Ví dụ, khi con bạn lăn một chiếc ô tô, bạn cũng lăn ô tô. Nếu nó phá chiếc xe, bạn cũng phá chiếc xe của bạn. Nhưng đừng bắt chước khi nó ném chiếc ô tô!.
3. Tập trnng vào sự giao tiếp không lời. Cử chỉ và giao tiếp bằng mắt có thể tạo nên cơ sở cho ngôn ngữ. Khuyến khích con trẻ bằng cách làm mẫu và phản ứng với những hành vi này. Hãy phóng đại cử chỉ của bạn. Sử dụng cả cơ thể và giọng nói khi giao tiếp. Ví dụ, giơ tay để chỉ khi bạn nói “nhìn kìa” và gật đầu khi bạn nói “có”. Sử dụng những cử chỉ dễ dàng để cho con bạn bắt chước thí dụ như vỗ tay, mở rộng vòng tay, chìa cánh tay ra… Hãy phản ứng lại với cử chỉ của con bạn. Khi con bạn nhìn hoặc chỉ vào một đồ chơi, hãy lấy nó cho con bạn và ra hiệu là bạn cũng chơi nó. Tương tự, chỉ vào một đồ chơi bạn muốn trước khi cầm lấy nó.
4. Hãy để “khoảng trống” cho con trẻ nói. Điều tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy thôi thúc để nói khi mà đứa trẻ không phản ứng lại ngay lập tức. Nhưng điều vô cùng quan trọng là phải cho con bạn thật nhiều cơ hội để giao tiếp, thậm chí khi chúng không nói gì. Khi bạn hỏi hoặc thấy con bạn muốn thứ gì đó, dừng lại một vài giây trong khi nhìn chúng một cách mong đợi. Quan sát bất cứ âm thanh nào hay sự di chuyển của cơ thể và phản ứng lại một cách nhanh chóng. Sự phản ứng nhanh chóng của bạn giúp con trẻ thấy được sức mạnh của giao tiếp.
5. Đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn. Làm như vậy sẽ giúp con bạn theo kịp những gì bạn nói. Điều đó cũng làm cho con bạn bắt chước câu nói của bạn dễ dàng hơn. Nếu như con bạn không biết nói, hãy thử nói bằng hầu hết những từ đơn. (Nếu con bạn đang chơi với quả bóng, hãy nói “bóng” hoặc “lăn”.). Nếu con bạn đang nói những từ đơn, hãy nói những cụm từ ngắn gọn, ví như “lăn bóng” hoặc “ném bóng”. Thông thường hãy sử dụng những cụm từ nhiều hơn 1 từ so với cụm từ mà con bạn đang dùng.
6. Hãy theo sự thích thú của con trẻ. Hãy theo sát với những từ ngữ hơn là ngắt quãng sự tập trung của con bạn. Nếu con bạn đang chơi sắp xếp hình khối, bạn có thể nói “vào trong” khi con bạn đặt hình khối vào chỗ của nó. Bạn có thể nói “hình khối” khi con bạn cầm khối hình lên và “đổ hình khối” khi con bạn đổ chúng ra để bắt đầu lại từ đầu. Bằng cách nói về những gì mà con bạn chú ý, bạn sẽ giúp chúng học những từ vựng có liên quan.
7. Hãy cân nhắc các thiết bị trợ giúp và sự hỗ trợ thị giác. Những kĩ thuật trợ giúp và sự hỗ trợ thị giác có thể làm nhiều hơn là chiếm thời gian của lời nói. Những thứ này có thể tăng cường sự phát triển của lời nói. Ví dụ bao gồm devices và apps với hình ảnh mà con bạn chạm vào để đưa ra lời nói. Ở cấp độ đơn giản hơn, sự hỗ trợ thị giác có thể bao gồm hình ảnh và những nhóm hình ảnh mà con bạn có thể sử dụng để biểu lộ yêu cầu và suy nghĩ. Để có hướng dẫn chi tiết hơn về cách sử dụng sự hỗ trợ thị giác, hãy xem qua Autism Speaks ATN/AIR-P Visual Supports Tool Kit.
Các bác sĩ chuyên khoa của con bạn là người duy nhất đủ tiêu chuẩn để giúp bạn chọn và sử dụng những chiến lược này và các chiến lược khác để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Hãy nói với họ về những thành công cũng như những khó khăn bạn gặp phải. Bằng cách làm việc với đội ngũ can thiệp về tự kỉ của con bạn, bạn có thể giúp cung cấp sự giúp đỡ mà con bạn cần để tìm ra “giọng nói” độc nhất của chúng.
www.tretuky.com