Nội dung chính
I. YÊU CẦU:
– Nhận biết các loại bánh trung thu: bánh trung thu, bánh dẻo …
– Tạo hình bánh trung thu theo cảm xúc của trẻ bằng đất nặn, bút màu, thủ công …
– Nghe nhạc và hát theo cô một số bài hát về trung thu, rèn nếp BDVN.
– Phát triển quan sát, trí nhớ, thẩm mỹ, tai nghe âm nhạc.
– Giáo dục trẻ về ý nghĩa ngày Tết trung thu.
II. CHUẨN BỊ:
– Máy hát, đĩa nhạc trung thu…
– Tranh ảnh minh họa về các loại bánh Trung thu …
– Các vật liệu tạo hình cho trẻ: giấy vẽ, bút màu, đất nặn, giấy thủ công, kéo, hồ dán …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
– TC “Các loại bánh”: cô nói và làm các động tác cho trẻ làm theo …
– Cô trò chuyện với trẻ cùng với hình ảnh minh hoạ:
+ Đố các bạn đây là bánh gì?
+ Các loại bánh này thường xuất hiện vào lúc nào?
+ Có những loại bánh Trung thu nào?
( cô gợi ý để khảo sát kinh nghiệm của trẻ về hình dạng, màu sắc của bánh, vị của bánh … )
+ Vì sao gọi là bánh dẻo? … Bánh dẻo có gì khác với bánh Trung thu?
+ Bánh dẻo tượng trưng cho cái gì?
– Giáo dục trẻ về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, ý nghĩa của các loại bánh Trung thu …
* Hoạt động 2:
– Cô cho trẻ tạo hình các loại bánh trung thu với các vật liệu tạo hình mà cô đã chuẩn bị sẵn …
+ Vẽ và tô màu bánh trung thu
+ Nặn bánh dẻo
+ Cắt và dán hình bánh trên mâm …
– Cô nhắc lại các kỹ năng tạo hình cho trẻ thực hiện:
+ Vẽ bánh hình tròn hay hình vuông … trang trí trên mặt bánh … tô màu thích hợp …
+ Nhồi đất, xoay tròn, ấn bẹp, làm láng, trang trí …
+ Lựa chọn các hình và cắt dán trên bìa giấy …
– Khuyến khích trẻ lựa chọn hình thức tạo hình mà trẻ thích và cùng tạo sản phẩm theo nhóm …
* Hoạt động 3:
– Cô mở nhạc cho trẻ hát cùng với cô bài “Rước đèn dưới trăng”:
+ hát chung cả lớp 2 lần
+ hát theo nhóm: nhóm nam, nhóm nữ, nhóm tổ …
– Cho trẻ nghe nhạc một số bài hát về Trung thu và hát theo nhạc …