Trong đêm hội trăng Rằm, ngoài đèn ông sao, đèn kéo quân, văn nghệ vui chơi thì không thể thiếu mâm cỗ trung thu. Sau đây Mầm non Ban Mai sẽ hướng dẫn các bạn cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp và ấn tượng nhất.
Bày mâm cỗ cúng Trung thu là một việc được người Việt ta chuẩn bị rất chu đáo bởi mang về nhiều ý nghĩa, thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Vì vậy các gia đình người Việt thường chuẩn bị rất cẩn thận và đầy đủ.
Mâm cỗ trung thu thường được người Việt khá chú trọng cả về hình thức lẫn nội dung. Cỗ trung thu thường bao gồm hoa quả, bánh trái để cúng tổ tiên, thể hiện thành ý của con cháu đến cội nguồn và một mâm cỗ ngọt ngoài trời để trẻ em phá cỗ, trông trăng.
Nội dung chính
1. Mâm cỗ Trung thu gồm những gì?
Mâm cỗ Trung thu chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Trước hết mâm cỗ Trung thu để cúng tổ tiên, trời đất, sau đó là lúc mà mọi người trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng phá cỗ, cùng trò chuyện.
Ở mỗi vùng miền, cách bày mâm cỗ trung thu sẽ có sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán ở nơi đó. Tương tự cách bài trí mâm cỗ trung thu cũng vậy, tuy nhiên có một số loại phổ biến mà khắp mọi nơi đều lựa chọn gồm:
Trái cây: bưởi, na, táo, quýt, cam, dưa hấu, nho, thanh long, …
Các loại bánh Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo,….
Các loại đèn truyền thống như đèn kéo quân, đèn cù, đèn con thỏ, đèn ông sao,….
2. Nguồn gốc của mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.
3. Ý nghĩa mâm ngũ quả Tết trung thu
3.1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ở các vùng miền
Mang ý nghĩa chung là thế nhưng mâm ngũ quả ở từng vùng miền lại không giống nhau và mỗi vùng lại mang một ý nghĩa khác.
Ở miền Bắc
Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ cũng được. Còn lại những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.
Ở miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung thì thường không quá cầu kì, có gì cúng nấy vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và còn ít hoa trái, thường có nhiều nhất là: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… Cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người và thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.
Ở miền Nam
Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả của người dân miền này thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.
Mặc dù ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng hàng trăm năm nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.
3.2. Ý nghĩa của một số loại quả trong mâm cỗ Trung thu
Quả na: Mang tới ước nguyện lộc nở và sinh sôi.
Chuối chín vàng, trái hồng đỏ mang tới niềm hi vọng.
Dưa hấu và dưa vàng cầu mong bình an.
Quả lựu mang đến sự may mắn, ngọt ngào.
Quả bưởi biểu tượng cho sự tốt lành.
3. Cách bày mâm cỗ Trung thu
3.1. Cách bày trí mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc. Có thể thay thế bưởi bằng Phật Thủ để mâm ngũ quả thêm tươi mới và đa dạng.
Cách bày mâm cỗ trung thu miền Bắc:
Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế chắc chắn, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
Khi bày mâm quả, có thể xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.
Trên mâm cỗ Trung thu miền Bắc cũng không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống vuông, tròn, các dòng bánh tạo hình con lợn, cá chép…
3.2. Cách bày trí mâm cỗ Trung thu miền Trung
Mâm cỗ Trung thu miền Trung thường được trang trí để thể hiện đặc điểm của con người cần cù, lam lũ nơi đây. Do thời tiết khắc nghiệt nên ít hoa trái, việc bài trí mâm cỗ Trung thu đơn giản với các loại quả như: mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, chuối, bưởi…
Cách bày mâm cỗ trung thu ở miền Trung:
Chọn quả to, nặng thì đặt ở dưới, những quả nhỏ nhẹ thì để xen kẽ bên trên sao cho vững chãi và đẹp mắt.
Có thể điểm thêm một vài bông hoa cúc vàng để mâm cỗ thêm tươi sáng.
3.3. Cách bày trí mâm cỗ Trung thu miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam thường được chuẩn bị theo đúng câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cây tây hoặc ta đều được, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm trái cây mang ý nghĩa vừng vàng, đông con đông cháu.
Cách bày mâm cỗ trung thu miền Nam:
Bày những quả to, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp.
Điểm thêm một vài trái sung để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.
3.4. Cách tỉa tạo hình hoa quả trang trí mâm cỗ Trung thu
Để bày mâm cỗ trung thu đẹp mắt bạn cần lựa chọn trái cây nhiều màu sắc và bố trí bánh trái sao phù hợp sinh động và đẹp mắt. Tốt nhất nên kết hợp hài hòa xen kẽ các loại gam màu nóng lạnh và tạo nên hình thù khác nhau. Một số cách tỉa và tạo hình thù dưới đây bạn có thể tham khảo như:
Những chú chó làm từ bưởi
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Chọn 1 loại quả như đu đủ, dưa hấu để làm thân chó.
– Dùng cam táo hoặc lê để làm hình tròn đầu chó.
– 3-4 quả bưởi trắng tép dài
– Ớt hoặc giấy màu làm lưỡi, 2 hạt nhãn, 2 que xiên dài, 1 hộp tăm nhọn, giỏ hoặc đĩa để trang trí.
Cách làm chú chó bằng bưởi:
– Bước 1: Cắt vát phần dầu quả dưa và quả táo rồi nối chúng với nhau bằng que xiên sao cho phần đầu cao hơn thân. Sau đó cắt phần đáy quả dưa để chú chó nằm cố định thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa.
– Bước 2: Gọt bưởi, tách múi rồi bóc xòe ra. Dùng tăm gẩy để các tép bưởi xòe đều tơi xù thì khi ghép mới đẹp.
– Bước 3: Dùng tăm bẻ đôi gim bưởi vào toàn phần thân và đầu sao cho chú cún được phủ kín.
– Bước 4: Dùng vỏ bưởi gọt và gắn thành 2 tai rủ xuống. Dùng 4 múi bưởi bóc trần làm chân cho cún. Bạn lấy 2 hạt nhãn gắn mắt có thể thêm đôi mi giả xung quanh để mắt cún thêm lung linh. Bạn dùng quả ớt hoặc cắt vỏ bưởi làm lưỡi gắn cho chú cún. Lấy dây ruy băng thắt nơ để chú cún thêm điệu đà.
Làm chú cá bằng quả thanh long
Nguyên liệu cần có:
– 1 quả thanh long đỏ, ruột trắng
– Vỏ bưởi và hai hạt nhãn
Cách làm chú cá bằng quả thanh long:
Bước 1: Cắt vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá dọc lưng và 2 vây nhỏ 2 bên. Bạn để chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long và tỉa thành hình răng cưa ở mép vây cá.
Bước 2: Bạn khía dọc quả thành long 1 đường ở trên cùng và 2 đường ở 2 bên thân.
Bước 3: Nhét vây cá bằng vỏ bưởi vào quả thanh long rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn hay quả nho đen đều được. Sau khi hoàn thành chú cá có màu đỏ hồng miệng cười đáng yêu được làm từ trái thanh long sẽ được nhiều bạn nhỏ thích thú.
Làm chú nhím bằng quả lê và nho
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
– Trái cây: 1 trái lê xanh, 1 chùm nho xanh, 1 quả nho đen
– Dụng cụ: Que tăm, dao
Cách làm chú nhím bằng quả lê và nho:
Bước 1: Chia quả lê làm 2 phần cắt đôi rồi dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ của phần đầu nhọn để làm đầu con nhím.
Bước 2: Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh rồi gim kín phần bầu tròn của quả lê làm lông nhím. Cuối cùng gắn mũi và gim thêm đôi mắt là hoàn thành.
Sắc xanh mát mắt với hình ảnh chú nhím bằng quả lê và nho sẽ khiến mâm cô trung thu thêm hấp dẫn và ấn tượng.
Làm đàn ếch xanh từ trái su su
Nguyên liệu:
– Dụng cụ: 1 giỏ mây đã lót sẵn giấy bạc
– Trái cây: 4 quả su su bằng nhau, 1 củ cà rốt, 8 hạt nhãn
Cách làm đàn ếch xanh từ su su:
Bước 1: Rửa sạch su su rồi cắt phần đầu quả su su làm miệng chú ếch.
Bước 2: Đặt vào phần su su vừa khoét miếng cà rốt cắt mỏng để làm lưỡi ếch rồi gắn lên mắt 2 hạt nhãn là xong.
Cắt tỉa trái cây thành những con vật siêu ngộ nghĩnh
4. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ đón Trung thu 2022
Dưới đây là những lưu ý cách bày mâm cỗ trung thu:
Chọn những loại quả có màu sắc tươi, bóng, tránh chọn những quả bị dập, héo.
Trong mâm ngũ quả lúc nào cũng có quả chín và quả xanh bởi màu xanh biểu tượng cho tính âm và quả màu chính là biểu tượng cho tính dương. Như vậy âm dương luôn được cân bằng, mang tới điều may mắn, tốt đẹp.
Mâm ngũ quả người miền Nam kiêng kỵ các loại trái cây chuối, lê, táo, cam, quýt.