Can thiệp sớm trẻ khuyết tật trong trường mầm non

CAN THIỆP SỚM
TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON

A. MỤC TIÊU

Gíup giáo viên nắm được những kiến thức cơ bản về:
• Ý nghĩa tầm quan trọng của công tác can thiệp sớm, cách tiếp cận các quan điểm các quan điểm và nguyên tắc cơ bản khi tổ chức thực hiện can thiệp sớm.
• Nội dung và cách thực thực hiện chương trình can thiệp sớm và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
• Giúp giáo viên nhận biết các dấu hiệu phát hiện sớm các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ lứa tuổi mầm non
• Giáo viên biết phối hợp với gia đình, cộng đồng để phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ.
• Nắm được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, và trách nhệm của trường mầm non trong tổ chức giáo dục hòa nhập khuyết tật

B. NỘI DUNG

I. CAN THIỆP SỚM – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Can thiệp sớm ra đời dựa trên cơ sở thành tựu của 4 ngành khoa học: Tâm lý phát triển trẻ em lứa tuổi mầm non, Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ và trẻ em; Giáo dục đặc biệt và giáo dục trước tuổi học.

1) Can thiệp sớm xuất phát từ 2 quan điểm cơ bản:

a) Sự phát triển thần kinh và sinh lý của trẻ:

• Những giai đọan quan trọng nhạy cảm trong quá trình phát triển của trẻ
• Sự gắn bó của trẻ với gia đình
• Sự học hỏi của trẻ
• Việc phòng tránh khuyết tật cho trẻ
• Các nghiện cứu về can thiệp sớm
• 0-3 năm quan trọng
• Hình thành trí tuệ
• Tính cách và hành vi ứng xử
• Sự phát triển về ngôn ngữ

b) Môi trường gia đình

• Môi truờng gia đình đối với sự phát triển của trẻ
• Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ
• Các ảnh hưởng văn hóa
• Những kinh nghiệm của cha mẹ trẻ khuyết tật
• Phát hiện sớm và can thiệp sớm liên quan rất nhiều đến yếu tố gia đình và cần sự hỗ trợ của gia đình.

Rate this post