Nội dung chính
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Hiểu và cảm nhận nội dung câu chuyện, nhận biết một số loại bánh đặc trưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
– Rèn kỹ năng nặn, vẽ, cắt, xé, dán … tạo sản phẩm theo đúng yêu cầu: bánh ngày tết.
– Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, sự khéo léo và thẩm mỹ trong hoạt động tạo hình.
– Giáo dục trẻ về ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
– Hình ảnh bánh chưng, bánh dày, bánh tét, mứt kẹo ngày tết …
– Truyện: bánh chưng bánh dày.
– Nhạc: bánh chưng xanh …
– Vật liệu tạo hình của trẻ: giấy màu, bút màu, tranh phô tô sẵn …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ
– Cô giới thiệu câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, cô kể hay mở băng cho trẻ nghe …
– Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Ai nghĩ ra hai loại bánh chưng, bánh dày ?
+ Hai loại bánh này được làm từ sản phẩm gì là chính?
+ Bánh dày, bánh chưng tượng trưng cho điều gì ?
+ Vì sao ý nghĩa của hai loại bánh này lại làm cho vua cha hài lòng?
—- giải thích cho trẻ về ý nghĩa loại bánh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam …
( tượng trưng cho lòng thảo kính đối với ông bà tổ tiên, nhớ về nguồn cội…)
— cho trẻ hát bài “Bánh chưng xanh …”
* Hoạt động 2: Ngày Tết có gì?
– Cô trò chuyện với trẻ:
+ Nhà các bạn đã chuẩn bị tết chưa?
+ Bạn thấy ba mẹ mua những loại bánh nào để ăn tết?
+ Bánh chưng có dạng hình gì?… Được làm bằng gì nhỉ? …
+ Bánh tét có giống bánh chưng không? (khác hình dạng, giống chất liệu)
+ Bạn thích ăn bánh tét hay bánh chưng?
+ Còn loại bánh nào nữa không?
– Cô khai thác kinh nghiệm của trẻ …
* Hoạt động 3: Trẻ khéo tay
– Cô giới thiệu các vật liệu tạo hình và gợi ý thực hiện:
+ Nặn bánh chưng, bánh tét …
+ Vẽ các loại bánh ngày tết mà trẻ thích …
+ Cắt bánh để dán trên đĩa bánh trong góc chủ đề …
+ Làm bánh in bằng đất nặn, dán giấy vẽ hình lên trên …
– Cô cho trẻ tự do lựa chọn các hình thức hoạt động, hướng dẫn trẻ thực hiện …