Giáo án mầm non bác nông dân làm gì: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề, chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ ba
Nội dung chính
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÁC NÔNG DÂN LÀM GÌ HẢ MẸ?
Ngày: Thứ ba
I. Đón trẻ:
– Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
– Trò chuyện với trẻ về công việc của nghề nông.
II. Thể dục buổi sáng
Tập với đĩa thể dục “Dắt trâu ra đồng”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
– Hô hấp: Thổi nơ bay.
– Tay: 2 tay đưa cao gập bã vai
– Bụng: Tay đưa cao nghiên người sang 2 bên
– Chân: Tay đưa ngang khuỵ gối tay đưa về trước
– Bật: Bật chụm chân tách chân
Hồi tĩnh.
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG: LQCC
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI I-T-C
1. Mục đích yêu cầu:
* Nhận thức:
– Thông qua trò chơi giúp trẻ nhận biết nhanh các chữ cái i, t, c
– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ i, t, c
* Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ.
– Rèn cho trẻ tính kĩ luật trong giờ chơi
* Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh
– Biết chơi được trò chơi Tham gia tích cực vào giờ học
Chú ý trong giờ học, chơi hòa thuận không tranh giành đồ chơi với bạn.
2. Chuẩn bị:
– Giáo án bài dạy
– Chữ cái i, t, c cho cô và trẻ
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
– Cho trẻ vận động bài “Tía má em”
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
– Cho trẻ xem trên màn hình về công việc của bác nông dân
+ Bác nông dân dùng gì để gặt lúa?
– Cô giới thiệu từ “ Cái liềm”
– Cho trẻ đọc chữ bên dưới và cho trẻ chọn chữ i,c
– Cô phát âm
– Cho trẻ phát âm
– Cô chú ý luyện phát âm cho những trẻ phát âm không rõ
– Cô giới thiệu từ “Gặt lúa” cho trẻ đọc từ dưới tranh
– Cô cho trẻ tìm chữ t
Để nhận biết và phát âm đúng các chữ i, t, c cô sẽ tổ chức cho c/c tham gia các trò chơi
* Luyện tập:
Trò chơi 1: Thử tài cùng bé
-Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 rổ có các thẻ chữ. Nhiệm vụ của trẻ là tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô.
– Luật chơi: Trẻ nào thực hiện đúng yêu cầu của cô sẽ được tuyên dương.
*Trò chơi 2: Đội nào nhanh hơn
– Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ bật nhảy qua các vòng và tới chọn quả bóng có chữ cái theo yêu cầu của cô và mang về bỏ vào sọt của đội mình.
– Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào thực hiện đúng yêu cầu và được nhiều bóng nhất sẽ là đội chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc
– Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và chuyển hoạt động
IV. Hoạt động ngoài trời:
– Hoạt động có mục đích: Đọc ca dao « Trâu ơi ta bảo trâu này”
– Trò chơi vận động: Cáo và thỏ.
– Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
V. Hoạt động góc:
– Góc phân vai: Bán dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
– Góc nghệ thuật: Tô màu ,vẽ, nặn dụng cụ của nghề nông
– Góc học tập: Xếp hột hạt, ghép nét chữ i,t,c và số 7
– Góc thư viện: Xem tranh truyện chủ đề ngành nghề.
VI. Ăn ngủ
– Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
– Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
– Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
VII. Hoạt động chiều:
– Cho trẻ làm quen với Tiếng Anh.
– Nhật xén, nêu gương, cắm cờ.
– Cho trẻ vận động theo nhạc các bài hát trong chủ đề.
VIII. Trả trẻ:
– Vệ sinh trước khi về.
– Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
– Thông báo cho PH các hoạt động cần thiết trong ngày tiếp theo