Đồ dùng đồ chơi của bé: giúp bé phân biệt được đồ dùng, nhận biết được số lượng đồ dùng đồ chơi, Giáo dục bé biết cất dọn được gọn gàng, ngăn nắp.
Nội dung chính
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Phân biệt một số đồ dùng, ĐC ở trong lớp và chức năng sử dụng của mỗi loại.
– Nhận biết số lượng của các nhóm đối tượng, so sánh sự bằng nhau, khác nhau giữa 2 nhóm
đối tượng.
– Rèn kỹ năng ghép tương ứng 1-1 theo các chiều khác nhau trong không gian
– Phát triển tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, sử dụng đúng thuật ngữ tốn học: bằng nhau,
không bằng nhau, thiếu, dư, không đủ …
– Giáo dục trẻ biết cất dọn được gọn gàng, ngăn nắp.
II. CHUẨN BỊ :
– Một số ĐC lắp ráp, ĐC gia đình, được xây dựng để trong rổ cho mỗi trẻ …
– Luyện nếp chơi với học cụ : thực hiện theo hiệu lệnh và yêu cầu của cô …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
– Cô dẫn trẻ đi xung quanh lớp, chỉ từng đồ dùng trong lớp để trẻ gọi tên và công dụng của
chúng ( kệ dép, kệ ĐC, tủ đồ dùng học tập, tủ nệm, giá treo cặp, giá để ly, treo khăn, bàn chải … )
– Sau đó cô cho trẻ ngồi trước mặt cô và hỏi đố trẻ:
+ Có mấy cái tủ ? … Tủ nào to nhất?
+ Bao nhiêu cái kệ? … Kệ nào đựng được nhiều đồ nhất? … Vì sao?
+ Đồ chơi trong lớp để ở đâu? … Có những loại ĐC nào?
– Cô cho mỗi trẻ tự chọn một rổ ĐC tuỳ ý và ngồi tự do quay mặt về phía cô …
* Hoạt động 2:
– Cô hỏi trẻ:
+ Các bạn có những ĐC gì trong rổ ? ( ĐC lắp ráp, ĐC gia đình, ĐC xây dựng … )
+ Vì sao gọi là ĐC lắp ráp? … ĐC gia đình? … ĐC xây dựng? …
– TC “ Thi xem ai nhanh hơn ”: cô cho trẻ xếp ĐC mỗi loại theo từng cặp tương ứng, cho trẻ đếm
số lượng từng loại, gợi ý cho trẻ phát hiện số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau của mỗi loại ĐC.
( cô đặt những câu hỏi chung cho cả nhóm, và riêng từng trẻ … )
– Sau đó cô cho trẻ tự cất ĐC vào các kệ ĐC cho gọn gàng, ngăn nắp.
* Hoạt động 3:
– TC “Ai nhanh nhất ”: cô xếp một số ghế xung quanh lớp, số ghế ít hơn số trẻ.