Chủ điểm môi trường tự nhiên

GIÁO ÁN : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐIỂM : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Đề tài : Gió
Nhóm lớp : Lá
Giáo viên : Đỗ Đoan Thục Kim Yến – Trường MG TH TW3

I. Mục đích yêu cầu :

  •  Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo
  • Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc…)
  • Dạy trẻ biết gió có ở khắp mọi nơi , gió không màu, không mùi và không nắm bắt được.
  • Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra, cách hạn chế tác hại của gió
  • Phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, các giác quan…
  • Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của cô. Biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết phối hợp cùng bạn .

II. Phương pháp – biện pháp :

  • Thực hành
  • Đàm thoại

III. Chuẩn bị :

  • Đồ dùng của cô : hồ nước, lá cây, lông vũ, san hô khô, bông gòn, 2 bức tranh, giấy mỏng…
  • Đồ dùng của trẻ : dây ru băng ( mỗi trẻ một sợi ), 1 số đồ dùng, đồ chơi vừa nhẹ vừa nặng, khối xây dựng lớn, ống thổi để trẻ thổi thuyền và nước…

IV. Tiến trình thực hiện :

1. Hoạt động dẫn dắt :

Trời mưa
Gió thổi 2 bức tranh đến với trẻ :

  • Tại sao 2 bứa tranh lại có thể bay đến đây được nhỉ
  • Chúng ta hãy cùng quan sát xem 2 bứa tranh này có gì ?
  • Cho trẻ nhận biết sự khác nhau giữa 2 bứa tranh ( 1 cảnh có gió và 1 cảnh không có gió ).
  • Tại sao con biết ?

2. Hoạt động làm TN :

+ Cô :

Cho trẻ quan sát 3 vật mẫu : tờ giấy mỏng, lông chim và nhánh san hô. Cô thổi nhẹ cùng một lực tác động vào từng vật mẫu và đàm thoại :

  • Khi cô thổi vào 3 vật này thì con thấy chuyện gì xảy ra ?
  • Tại sao tờ giấy và lông chim lại có thể bay được ? ( vì nó rất nhẹ ). Còn san hô tại sao lại không bay được ? ( Vì nó nặng hơn )
  • Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và cây lại rung chuyển được ? ( vì có gió thổi )
  • Vậy chúng ta gọi đó là gió gì ? ( gió tự nhiên )
  • Thế theo con thì chúng ta có thể tạo ra gió không ? Hãy ví dụ thử xem ? Và ta gọi đó là gió gì ? ( gió nhân tạo )
  • Làm quen với đề tài “ Gió” thì bạn nào biết từ gió kết hợp từ mấy chữ cái không ?
    Cô sẽ viết từ “ gió ” ra xem có bao nhiêu chữ cái nhé ! Hãy đặt câu với từ gió.

+ Trẻ :

– Cho mỗi trẻ cầm một sợi ru băng thổi nhẹ, thổi mạnh và nhận xét. – Cho trẻ cầm, nắm, ngửi, nhìn xem gió có màu gì, mùi gì…?
– Đàm thoại : theo con gió có ở đâu ? Làm sao con biết ? ( Vì thấy tóc bay, da mát, lá rơi…)

– Phân nhóm ( 4 nhóm ) : cho trẻ chọn mỗi nhóm 4 đồ vật và cho tác động của gió vào thì nhìn thấy như thế nào ? Cho mỗi nhóm tự nhận xét những TN của mình và trình bày những kết luận của mình.

– Trò chơi tiếp tiếp sức :

Chia trẻ làm hai nhóm, cho trẻ đặt tên nhóm và thi đua :
+ Nhóm 1 : Chọn những đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ cũng không bay.
+ Nhóm 2 : Chọn những đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ cũng bay.

– Đàm thoại nhận xét :

  • Theo con thì gió có cần thiết cho đời sống của chúng ta không ? Vì sao?
  • Nếu một ngày không có gió hoặc thời gian dài mà không có gió thì các con thấy như thế nào ?
  • Thế gió có gây hại cho chúng ta không ? ( trồng cây, xây nhà, gió to thì không nên ra đường…)

– Hát – vận động theo nhạc bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”

Rate this post