Đề tài: Bàn tay của bé

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Khám phá chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau.
– Rèn KN vận động theo nhạc, vận động nhịp nhàng minh họa cho bài hát “Tay thơm, tay ngoan”.
– Luyện sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động tạo hình: xé vụn giấy.
– Phát triển cảm giác, tri giác , tư duy ngôn ngữ và khả năng thẩm mỹ trong âm nhạc.
– Giáo dục trẻ phải cẩn thận khi chơi để giữ an tòan cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

– Cho trẻ làm quen với các động tác múa minh họa …
– Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc …
– Một số ĐD, ĐC an tòan cho trẻ khảo sát bằng đôi tay, giấy và rổ cho trẻ xé vụn giấy.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :

* Hoạt động 1 :

– TC ” Đi chợ “: cho cả lớp di chuyển theo ĐH vòng tròn, cô đi ngược chiều với trẻ …
+ Khi nghe cô nói : ” Đi chơ ï! Đi chợ !”, trẻ đáp lại : ” Mua gì ? Mua gì ? “,
+ Cô nói mua thứ gì, cầm bằng tay nào thì trẻ nhắc lại theo và cử động tay giống như cô.
( Mua cái quạt, tay phải cầm quạt, vừa đi vừa quạt … Mua cái trống cơm, tay trái cầm dùi, vừa đi vừa đánh trống … )
– Cho trẻ khám phá chức năng xúc giác của đôi tay: cho trẻ sờ tay vào các vật có nhiệt độ nóng lạnh khác nhau … các vật cứng, mềm … các vật có độ nhám, nhẵn …
– Trò chuyện về cảm nhận của trẻ với các vật:
+ Các bạn cảm thấy nóng khi sờ tay vào cái gì? … Cái gì lạnh nhỉ?
+ Khi sờ tay vào vật cứng, bạn cảm thấy thế nào?
+ Bạn có cảm giác êm tay khi sờ vào những gì?
+ Khi sờ tay vào những vật sắc nhọn bạn sẽ bị điều gì ?
—- GD trẻ không được chơi gần bếp lửa, cẩn thận với đồ nóng, không được chơi dao, chơi kéo … )

* Hoạt động 2 :

– Cô la la giai điệu cho trẻ đốn tên bài hát “Tay thơm tay ngoan”
– Cô cho trẻ cùng hát chung 2 lần bài hát …
– Sau đó cô múa cho trẻ xem, có thể theo các động tác múa như sau:
. câu 1: một tay chống hông, một tay cuộn ngón đưa cao
. câu 2: hai tay cuộn ngón đưa cao
. câu 3: vỗ tay bên trái, bên phải, hai tay kết thành bông hoa đưa trước ngực
. câu 4: vỗ tay bên trái, bên phải, hai tay bắt chéo trước ngực
– Cô cho trẻ cùng múa với cô vài lần, sau đó chia nhóm cho trẻ luyện tập : cô gọi từng nhóm thực hiện hay cho trẻ tự biểu diễn theo cảm xúc của trẻ …

* Hoạt động 3 :

– Cho trẻ tập xé vụn giấy: cô cho ngồi theo hàng ngang quay mặt về phía cô …
– Hướng dẫn kỹ năng xé vụn giấy: xé thành dải dài rồi cầm từng dải dài xé thành từng mảnh nhỏ … sao cho các mảnh giấy đều nhau, không bị quá bé hay quá lớn …
– Cô cho trẻ tự xé giấy vào rổ của trẻ, sau đó cho từng nhóm đổ giấy vào lọ thuỷ tinh hay hũ nhựa trong và hướng dẫn trẻ cách chơi thử nghiệm: thổi cho giấy bay lên trong hũ …

Rate this post