Đề tài: Trăng sáng (lớp Chồi)
Đề tài : TRĂNG SÁNG
Nội dung chính
I. Mục đích – Yêu cầu:
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận cảnh đẹp của thiên nhiên thể hiện qua ánh trăng.
– Đọc thơ diễn cảm, rõ lời, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, sắc thái theo lời thơ.
– Trẻ biết yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị:
– Bài thơ viết bằng chữ in thường, để trống một số từ tượng hình để dán hình ảnh.
– Những ảnh nhỏ như: Nhà, trăng, thuyền, đĩa.
– Nhạc: Rước đèn dưới trăng.
III. Tiến hành:
1. Ổn định:
– Trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”
2. Giới thiệu:
– Trò chơi con vừa chơi có mấy mùa?
– Mùa thu có ngày hội gì vui nhất? (Tết trung thu)
– Tết Trung thu vào ngày tháng nào? (Rằm tháng tám)
– Đêm rằm có gì đẹp? (Có trăng đẹp)
– Trăng rằm thế nào? (Trăng rất tròn)
3. Bài mới:
– Cô nói: Những đêm trời có trăng thì rất đẹp và sáng nữa, điều đó Nhược Thủy và Phương Hoa cảm nhận qua bài thơ: “Trăng sáng”. Các con lắng nghe cô đọc.
– Cô đọc diễn cảm lần 1.
– Đọc xong cô tóm tắc nội dung: Bài thơ “Trăng sáng” miêu tả cảnh đẹp của ánh trăng soi xuống sân nhà của bạn nhỏ, trăng tròn ví như cái đĩa thật đáng yêu.
– Cô đọc lần 2, vừa đọc vừa trích dẫn:
+ Hai câu đầu: Miêu tả trăng trăng rọi xuống sân rất sáng.
+ Bốn câu tiếp: Tác giả ví trăng tròn như cái đĩa, trăng khuyết giống con thuyền trôi.
+ Hai câu cuối: Ý nói trăng rất gần với chúng ta, dù bất cứ nơi đâu cũng có trăng đi theo.
– Giải thích từ khó:
– ” Lơ lững” Nói trăng ở trên không gian, mắt nhìn lên thấy giống cái đĩa nhưng không rơi ở lưng chừng trên trời.
. Trăng tròn như thế nào? (giống cái gì?)
. Trăng khuyết giống cái gì?
. Câu thơ nào cho bé thấy trăng ở đâu cũng có? (Em đi trăng theo bước)
. Con có yêu trăng không?
+ Giáo dục trẻ:
– Yêu trăng, yêu thiên nhiên.
+ Dạy trẻ đọc thơ:
– Từng tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp.
– Cô kịp thời sửa sai, khen trẻ.
. Chú ý: Nhịp điệu, tốc độ đọc, luyện kỹ năng đọc diễn cảm và rõ lời.
– Cho lớp chơi dán ảnh thay từ.
Cách chơi;
– Hai đội cùng đọc từng câu thơ, đọc đến từ tượng hình: Nhà, trăng, đĩa, thuyền, trăng . Mỗi đội tự chọn hình ảnh dán vào chỗ trống thay cho từ vừa đọc. Đến khi trò chơi kết thúc cô kiểm tra đội nào đọc hay, dán đúng hơn đội đó thắng.
– Tổ chức cho lớp chơi.
– Chơi xong khen đội thắng.
– Hát : ” Rước đèn dưới trăng”.