Nội dung chính
Đề tài Một số đồ dùng trong gia đình
Lứa tuổi : 3-4 tuổi
I. Mục đích – Yêu cầu:
– Trẻ biết tên gọi, chất liệu, cách sử dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
– Trẻ biết nhận xét được những đặc điểm, đặc trưng của từng loại đồ dùng: hình dáng, chất liệu, công dụng.
– Rèn luyện giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Trẻ biết nhận xét và so sánh điểm giống và khác nhau rõ rệt giữa 2 đồ dùng.
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng.
II. Chuẩn bị:
Góc bán hàng có bày các đồ dùng gia đình đủ cho mỗi trẻ một cái.
Cô có các đồ dùng: chén, đĩa, phích, ca, ly, muỗng, đũa …
III. Cách tiến hành:
Trẻ đàm thoại:
* Quan sát cái chén:
Cái chén này được làm bằng sứ đấy các con ạ. Ngoài ra, còn có những cái chén được làm bằng thủy tinh, nhựa… đó là những đồ dùng để đựng cơm ăn. Cái chén là đồ rất dễ vỡ nên khi dùng các con phải giữ cẩn thận.
* Quan sát cái đĩa:
Cô chốt lại: Các con ạ, đĩa là một đồ dùng để đựng thức ăn, đựng rau. Cái đĩa cũng rất dễ vỡ. Do đó, phải dùng nhẹ nhàng và khi dùng xong phải cất vào nơi quy định.
* Quan sát cái phích:
Cô chốt lại: cái phích nước cũng là 1 dồ dùng gia đình, dùng để đựng nước sôi để uống. Phích dễ vỡ thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, khi sử dụng cũng phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận.
* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh (cô bật nhạc nhỏ trong khi chơi).
Cách chơi: Cô sẽ nói đặc điểm, công dụng của đồ dùng, bạn nào có đồ dùng loại đó thì giơ lên cho các bạn xem và kiểm tra.
Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét.
* Trò chơi 2: Cất đồ dùng về nhà
Cho trẻ lấy 1 đồ dùng mà trẻ thích, vừa đi vừa hát bài “Càng lớn càng ngoan”
Khi có hiệu lệnh, trẻ có đồ dùng để ăn về nhà có kí hiệu đồ dùng để ăn, trẻ có đồ dùng để uống về nhà có kí hiệu đồ dùng để uống.
Cho trẻ chơi 1-2 lần (chơi lần 2 đổi đồ dùng cho nhau)
Kết thúc:
Trẻ chơi xong, cô nhận xét và khen trẻ.
Cho cả lớp về góc Gia đình để chơi trò chơi gia đình.