Đề tài: Thực phẩm nhiều Vitamin cho bé

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Nhận biết các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như: rau quả, trái cây …
– Phân biệt màu sắc của loại thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C.
– Thực hiện đúng kỹ năng vận động, đọc thuộc bài đồng dao và quay đúng hướng cô yêu cầu
– Phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy ngôn ngữ và thẩm mỹ trong tạo hình.
– Giáo dục trẻ về ích lợi dinh dưỡng của loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin.

II. CHUẨN BỊ:

– Một số hình ảnh minh họa hay đồ chơi bằng nhựa các loại trái cây, rau quả …
– Vòng thể dục hay vòng tròn vẽ trên sân, học thuộc bài đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

– TC “Xắc cái nị”: cô cho trẻ nói và làm các động tác cùng với cô …
– Cô trò chuyện với trẻ:
+ Mình vừa làm động tác gì vậy nhỉ? … Muốn xào được món ăn cần có gì nhỉ?
+ Bây giờ chúng ta cùng đi siêu thị để mua thực phẩm về làm món ăn nhé!
– Cô cho mỗi trẻ chọn một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật: các loại rau quả, trái cây …
– Cô tập trung trẻ lại và hỏi vài trẻ: Bạn mua được gì? …
– Sau đó cô cho trẻ đem đặt lên bàn theo yêu cầu của cô:
+ Những loại rau quả có màu đỏ và màu xanh ( đu đủ, cà chua, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau muống, rau dền … ) — đó là những loại TP chứa nhiều vitamin A, ăn vào giúp tốt da, sáng mắt …
+ Những loại quả có vị chua và rau xanh ( cam, bưởi, rau muống, rau ngót, rau cải, mồng tơi … ) — đó là những TP có chứa nhiều vitamin C, ăn vào giúp cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ mịn màng …
– Gợi ý cho trẻ kể tên những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này : cho trẻ kể các món ăn mà trẻ thường được ăn ở trường hay ở nhà ( VD: canh rau muống nấu với tôm … súp cà rốt, khoai tây, củ dền … thịt xào giá, cà chua … )

* Hoạt động 2:

– TC ” Bé làm nội trợ”:
+ Cô cho trẻ đứng thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn thực phẩm để chế biến món ăn theo yêu cầu của cô ( cô chọn món ăn nào kết hợp nhiều loại rau quả … )
+ Cách chơi ( kết hợp với vận động “Bật liên tục vào các vòng” ) lần lượt từng trẻ bật qua các vòng, chạy lên lấy hình gắn lên bảng hay ĐC nhựa bỏ vào rổ …
– Cô cùng trẻ chấm điểm các món ăn, nhóm nào chọn thực phẩm thích hợp cho món ăn sẽ được
xem là người nội trợ giỏi …

* Hoạt động 3:

– Cô cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”
– Kết hợp với trò chơi với đồng dao: cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc, từng 2 trẻ nắm tay nhau lắc mạnh, vừa đọc từng câu của bài đồng dao, khi nghe cô vỗ 1 tiếng trống lắc thì quay sang bên cạnh nắm tay bạn đối diện lắc mạnh đọc tiếp theo … nghe cô vỗ 2 tiếng trống lắc thì quay ra đằng sau …
– Trò chơi tiếp tục 2, 3 lần tùy theo hứng thú của trẻ …

Rate this post