Đề tài: Vòng đời phát triển của bướm (lớp Chồi)
Vòng Đời Phát Triển Của Bướm
Nội dung chính
I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
– Hệ thống các kiến thức giúp trẻ tìm hiểu khái niệm côn trùng: có 6 chân; cách di chuyển; có cấu tạo mình giống nhau; có 2 sợi râu;…
– Biết được vòng đời phát triển của bướm: từ trứng nở thành sâu, sâu thánh kén nhộng, nhộng thành bướm con.
– Mở rộng hiểu biết của trẻ về một số con côn trùng khác có vòng đời như bướm.
2. Kĩ năng.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về côn trùng.
– Sử dụng các từ: sâu bướm; kén; nhộng;…
3. Thái độ.
– Giúp trẻ có thái độ đúng đắn đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh
II – CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị cho cô
– Bướm thật 2 đến 3 con đựng trong 1 cái lồng bằng lưới.
– Tranh về vòng đời phát triển của bướm.
– Tranh chụp các loại bướm.
– Nội dung và tranh minh họa câu chuyện ” Điều ước của sâu bướm”.
2. Chuẩn bị cho trẻ.
– Giấy vẽ, bút long; thẻ chữ số.
– Tranh cắt rời các con côn trùng; phông nền cho trẻ dán.
– Tranh cắt rời về vòng đời phát triển của bướm.
– Cho trẻ xem tranh, album về các loại côn trùng.
– Xem phim về sự ra đời và sinh sống của côn trùng.
– Trẻ thuộc và biết vận động bài hát “Ba con bướm”, nhạc và lời: Sóng Trà.
III – CÁCH TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: “Điều ước của sâu bướm”
Cô kể chuyện ” Điều ước của sâu bướm” cho trẻ nghe. (Phụ lục)
– Trong câu chuyện kể về ai? (Con sâu bướm)
– Sâu bướm đã được biến thành Bướm Bướm biết bay.
– Nhân vật sâu bướm mà cô vừa kể các bạn có biết người ta gọi chúng một cái tên chung là gì không? ( Côn trùng)
– Vì sao gọi chúng là côn trùng?
– Chúng được gọi là côn trùng vì cơ thể chúng có 3 phần: đầu, ngực và bụng. Phần ngực có 6 chân.
Cô cho trẻ chơi trò chơi: ” Ong bay, bướm bay”
Cô nêu cách chơi: Cô đọc tên côn trùng nào bay được thì các con vẫy tay bay lên; con nào không bay được thì các con nói không bay và đứng yên.
2. Hoạt động 2: Vòng đời phát triển của bướm.
• Tìm hiểu về vòng đời phát triển của bướm.
Cô giới thiệu cho trẻ về con bướm và vòng đời phát triển của bướm.
– Chúng ta vừa trò chuyện về côn trùng, các con biết chúng đã ra đời và lớn lên như thế nào không?
– Trẻ đón xem trong hộp cô đựng con vật gì ?
Cô cho trẻ quan sát con bướm (Cô đưa lồng đựng bướm ra)
– Con biết gì về con bướm?
– Có bạn nào thấy hoặc nghe ai kể con bướm ra đời như thế nào không?
– Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên? (Con sâu ăn lá)
– Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
– Cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh. Cho trẻ truyền tay nhau xem tranh.
Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
– Vậy để trở thành con bướm xinh đẹp thì bướm phải trải qua mấy giai đoạn?
Cô cho trẻ xem tranh về các loại bướm khác nhau.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Xếp đúng thứ tự”
Cô cho 2 nhóm trẻ mỗi nhóm có số lượng từ 2 đến 3 trẻ xếp tranh theo thứ tự về vòng đời phát triển của bướm.
Cô và trẻ cùng hát múa bài: ” Con bướm dễ thương”, nhạc và lời: Thanh Bình.
Truyện ” Điều ước của sâu bướm”
Sâu bướm và các bạn côn trùng sống cùng nhau trong một khu vườn xinh đẹp. Ngày ngày, các bạn côn trùng đi kiếm mồi, còn Sâu Bướm thì chẳng biết làm gì ngoài việc ăn những chiếc lá non.
Một hôm, đang mãi miết bò, Sâu Bướm chợt nhìn thấy một cô bé đang cúi xuống hôn một bong hồng. Sâu Bướm bò lại gần. Nhìn thấy Sâu Bướm, cô bé hét toáng lên và bỏ chạy. Sân Bướm buồn bã khóc, nó nghĩ: ” Mình xấu xí quá. Giá mà mình xinh đẹp hơn và biết bay thì tốt biết mấy!”. Bỗng nhiên, một cụ Dế già xuất hiện. Cụ Dế hỏi:
Làm sao cháu khóc?
Sâu Bướm kể lại sự tình cho Dế nghe. Nghe xong, cụ Dế bảo:
Cháu cứ yên tâm, rồi cháu sẽ trở nên xinh đẹp!
Nói rồi, cụ Dế già biến mất. Sâu Bướm còn đang ngơ ngác thì thấy mình bị ngã nhào xuống đất rồi bị trem lơ lững lên.
Bỗng nó phát hiện ra trong miệng mình có tơ. Sâu Bướm nhắm mắt, há miệng, nhả tơ…nhả tơ… cuộn thành một cái kén rồi chui vào nằm trong đó rồi ngủ thiếp đi…
Đến khi thức dậy, Sâu Bướm thấy mỏi quá liền cựa mình một cái. Và ” tách” , chiếc kén nứt ra khiến nó bị rơi tõm xuống. Chưa kịp hoàn hôn thì Sâu Bướm thấy mình bay bổng trên không. Sâu Bướm thốt lên: “O, mình bay được thật rồi!”.
Sâu bướm vội bay ra hồ nước soi mình. Nó sửng sốt vì thấy mình có hai cánh màu sặc sỡ, thân dài nhỏ nhắn. Mừng quá, Sâu Bướm bay đảo một vòng. Chợt thấy cô bé hôm nọ, Sâu Bướm định chạy trốn thì nghe tiếng reo:
Bươm bướm đẹp quá!
Bướm vui sướng bay đến bên cô bé. Cô bé chạy theo Bướm và cười khanh khách.
Một ngọn gió thổi qua. Bướm hít một hơi dài, nhận ra mùi hương của hoa. Bướm bay đến giúp hoa kết trái bằng cách mang phấn hoa từ bông hao này sang bông hao khác. Hoa sung sướng vẫy tay cám ơn.
Bạn Sâu Bướm đi đâu rồi nhỉ ? Mà có một bạn Bướm xinh đẹp mới đến đấy!
Không ai biết cô Bướm xinh đẹp đó từ đâu đến. Bướm giữ bí mật và chỉ kể cho các bạn Sâu khác nghe thôi.
Hoài Thu