Đề tài vui đến trường: Câu chuyện kể về một bạn nhỏ rất thích đến trường để được gặp lại cô giáo và các bạn, đó là bài hát “Vui đến trường”, một sáng tác của chú Nhạc sĩ Hồ Bắc ”
Nội dung chính
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu, thể hiện diễn cảm bài hát.
– Rèn kỹ năng hát: hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời bài hát.
– Định hướng trong không gian với điểm chuẩn của bản thân qua trò chơi âm nhạc.
– Phát triển tai nghe, khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
– Giáo dục trẻ tình cảm đối với trường, lớp, cô giáo và bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
– Đàn Organ, máy cassette, băng nhạc hay đĩa nhạc có các bài hát theo chủ đề .
– Một số cử điệu minh họa cho bài nghe hát.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1:
– TC “ Tập làm nhanh theo co â” , sau đó hỏi trẻ: “ Đi học có vui không? … Vì sao? …”
– Giới thiệu bài hát: “ Có một bạn nhỏ cũng rất vui thích đến trường để được gặp lại cô giáo và các bạn, đó là bài hát “Vui đến trường”, một sáng tác của chú Nhạc sĩ Hồ Bắc ”
– Cô hát + đàn ( hay nhạc đệm )
– Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ …
– Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô …
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát :
+ Cảnh vật như thế nào khi bạn nhỏ ấy thức dậy?
+ Bạn nhỏ ấy đã làm điều gì trước khi đến trường?
+ Vì sao bạn ấy vui khi đến trường?
– Sau đó tổ chức cho trẻ luyện tập theo từng nhóm, tổ …
* Hoạt động 2 :
– Cô đọc 2 câu đầu của bài hát : “Hôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước. Hôm nay mẹ lên nương, một mình em tới lớp có hương thơm đồi vắng, có nước suối trong thầm thì, cọ xoè ô che nắng làm mát đường em đi ” … Đó là nội dung của bài hát ” Đi học “, lời của Minh Chính – Bùi Đình Thảo, nhạc của Bùi
Đình Thảo.
– Cô hát cho trẻ nghe + đàn hay nhạc đệm
– Cô trò chuyện ngắn gọn với trẻ về nội dung bài hát …
– Cô hát lần 2 + minh họa và khuyến khích trẻ hát theo cô …
– Mở nhạc, cô và trẻ cùng hát và minh họa theo cảm xúc …
* Hoạt động 3 :
– Cô giới thiệu TCAN “ Tiếng hát ở đâu ”
– Cô giải thích cách chơi: cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn, cô chọn một trẻ khá, đội mũ chóp kín cho trẻ, sau đó cô gọi một trẻ đứng trong vòng tròn hát để trẻ kia nhận ra xem “tiếng hát ở đâu”
( cô gợi ý cho trẻ xác định phương hướng theo điểm chuẩn của bản thân: tiếng hát ở phía nào của con ? )
– Cô chỉ định vài trẻ khá chơi trước để làm mẫu, sau đó cho cả lớp cùng chơi …