Giáo án bé tìm hiểu về chức năng và bộ phận của cơ thể bé

1. Mục đích.

* Kiến thức: Trẻ nhận biết cơ thể gồm các bộ phận như: Đầu, tay, chân và biết tác dụng của các bộ phận đó.
* Kỹ năng: – Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể.
– Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
* Thái độ: Giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của các bộ phận và cách bảo vệ.

2. Chuẩn bị:

– Tranh vẽ em bé. Thước chỉ. 1 chiếc túi, 2 quả xoài (1 quả được cắt sẵn), 1 trống lắc, xà phòng thơm…

– 2 tranh bé gái còn thiếu các bộ phận. Những mảnh rời các bộ phận, giác quan còn thiếu.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Hát và t/c về chủ đề.

– Cô cho cả lớp hát bài hát “Cái mũi” và hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về bộ phận gì?
+ Ngoài cái mũi ra trên cơ thể con người còn có những bội phận gì nữa?

* Hoạt động 2: Bé biết gì về cơ thể bé?

– Cô giáo: Có những bộ phận nào trên đầu em bé? (Tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
+ Bộ phận nào giúp chúng ta nhìn được? Có mấy mắt? Gọi là gì?
+ Muốn cho đôi mắt luôn sáng, đẹp thì phải làm gì?
+ Bảo vệ như thế nào? Mắt gọi là giác quan gì? (Thị giác).

– Ôi thơm quá! Cái gì giúp ta ngữi thấy mùi thơm? Thế mũi để làm gì? (Ngửi, thở).

+ Mũi gọi là giác quan gì? (Khứu giác) Thế phải làm gì để bảo vệ mũi?…
– Tương tự cô chỉ từng bộ phận khác của cơ thể cho trẻ quan sát, nhận biết ích lợi của chúng.
– Giáo dục trẻ biết ích lợi, phải biết bảo vệ các giác quan, không chọc ngoáy, chơi bẩn… làm ảnh hưởng, hỏng các giác quan…
– Cô giáo: Cô mời trẻ cùng đứng dậy vận động bài “Ồ sao bé không lắc”.
– Gợi hỏi trẻ: Lớp mình vừa hát và vận động bài gì? Bài hát nói về gì?
+ Các bộ phận đó giúp gì cho chúng ta?
+ Nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì chúng ta sẽ như thế nào?
+ Chúng ta muốn học thuộc bài, xúc cơm ăn, chạy nhảy… thì cần đến bộ phận gì?…

* Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố.

* Trò chơi 1: “Chiếc túi kì diệu”.
– Cô giới thiệu về chiếc túi, lần lượt cô cho trẻ ngữi và lấy ra thứ trẻ đoán. Cô tránh trống lắc cho trẻ đoán là cái gì? Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt và cho trẻ nếm xoài. Hỏi trẻ:
+ Các cháu có biết xoài vừa ăn có màu gì không? Vì sao?
+ Nhờ đâu cháu biết là ăn xoài?…
* Trò chơi 2: “Tổ nào ghép đúng” ( trẻ chơi 2- 3 lần).
– Lần lượt mời 2 tổ (10 trẻ) lên ghép các bộ phận, các giác quan còn thiếu trên cơ thể bé. Đội nào ghép nhanh, ghép đúng đội đó sẽ thắng.
* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học và cho trẻ đi ra ngoài.
* Hoạt động góc: Góc học tập (góc chính)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NộI DUNG HOạT ĐộNG: – Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
– TCVĐ: Cáo và thỏ. – Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.

1. Mục đích, yêu cầu.

– Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.

2. Chuẩn bị: – Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, mũ thỏ, mũ cáo đủ trẻ.

– Đ/c ngoài trời: Đu quay, cá, xích đu sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ, thước chỉ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
– Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt gì? Khi ra sân các cháu phải như thế nào?
– Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi an toàn, sạch sẽ và cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
– Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của cô:
+ Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào?
+ Thế thời tiết hôm nay như thế nào các con?
+ Nhìn các đám mây con thấy như thế nào?
+ Có màu gì? Hôm nay các con thấy có lạnh không?
+ Trời nắng lạnh con phải mặc quần áo như thế nào? Ra đường phải làm gì?
* TCVĐ: “Cáo và thỏ”. Cho nêu lại cách chơi và cùng chơi với trẻ 2 – 3 lần.
– Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: – Hướng dẫn trò chơi mới: “Bé với cái bóng của mình”.
– Chơi tự do ở các góc.

1. Yêu cầu: Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi, trẻ chơi hứng thú.

2. Chuẩn bị

– Mỗi trẻ một thẻ tên làm bằng bìa, trên đó có vẽ hoặc dán ký hiệu riêng của từng trẻ.
– Đồ chơi ở các góc đầy đủ.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động.

* Hướng dẫn trò chơi “Bé với cái bóng của mình”.
– Cô giới thiệu t/c và nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
– Cách chơi: Cô giáo cho 2 trẻ làm một đôi, có thể cho trẻ tự chọn đôi cho mình. Một trong 2 trẻ sẽ là cái bóng của trẻ kia. Trẻ làm bóng phải đi sau và lặp lại tất cả các động tác, hành động, câu nói… của trẻ đi trước. Cô gợi ý có thể là người có 2 bóng, 3 bóng.
– Cho trẻ chơi vài lần sau đó cô cho tất cả các trẻ đứng thành vòng tròn cô hát và làm động tác bài hát “Hãy làm giống tôi” để trả làm theo.
– Những lần chơi sau số bóng của trẻ có thể tăng lên.
* Chơi tự do ở các góc.
– Cô cho trẻ về góc mình thích chơi. Quá trình chơi cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ.
– Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ,ăn, ngủ – HĐCCĐ- HĐNT- Vui chơi)

Rate this post