Giáo án môn văn học: Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Gia đình Gà, Vịt ( Dựa theo tranh truyện nước ngoài )
Lớp Chồi
Nội dung chính
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết sử dụng tranh vẽ kể thành một câu chuyện hoàn chỉnh, biết nói trọn câu.
2. Phát triển:
– Kể lưu loát theo sự sáng tạo của trẻ
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo qua tranh.
3. Giáo dục:
– Qua câu chuyện, giúp trẻ hiểu được nội dung truyện gia đình Gà Vịt … Biết vận dụng vào cuộc sống, yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh mình khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị:
– Cô cùng trẻ cắt, vẽ, dán những nhân vật trong truyện.
– Các thẻ hình: tròn, vuông, tam giác.
– Nón gà, vịt cho cô và trẻ
– Đàn organ, máy castset
III. Phương pháp – Biện pháp:
– Giáo cụ trực quan – đàm thoại.
IV. Hoạt động phối hợp:
– Hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc, MTXQ, Toán.
V. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG TRẺ |
1. Hoạt động 1: Tạo bộ tranh truyện với những nhân vật đã được chuẩn bị sẵn.
“Cô cùng trẻ chơi trò chơi nhỏ để ổn định trẻ và sau 3 tiếng đếm …Và sau bài hát “Một con vịt” thì trẻ nào có hình giống nhau sẽ chạy về một nhóm” “Cô gợi ý và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy cỡ lớn và các nhân vật trẻ đã làm sẵn yêu cầu trẻ hãy dán thành một bức ttranh và trẻ thích” – Sau khi làm tranh với nhạc nhẹ, cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên, nhân xét tranh của trẻ và tranh của bạn, bằng những câu hỏi gợi ý của cô: VD: Tranh này thế nào? Có đẹp không? Bạn tạo được cảnh gì ở trong tranh?… |
Trẻ sẽ tạo thành 3 nhóm nhỏ (Như hình vuông, tròn hoặc tam giác)
3 nhóm tạo thành 3 tờ tranh với cùng nhân vật nhưng nội dung truyện khác nhau.
|
2. Hoạt động 2: đàm thoại, gợi ý cho trẻ tìm hiểu nội dung của câu chuyện trẻ đã làm được.
– Theo con câu chuyện kể về ai? – Gia đình gà đang làm gì trong tranh? – Theo con gia đình gà và vịt rủ nhau đi đâu chơi? – Gia đình gà con có bao nhiêu người? – Gia đình vịt con có bao nhiêu người? – Con thử đoán xem họ đang đi chơi vào lúc nào trong ngày? (đi chơi vào buổi sáng hay buổi trưa, buổi chiều? ) – Đang đi trên đường đi thì có chuyện gì xảy ra cho cả 2 gia đình gà và vịt? |
Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi. |
3. Hoạt động 3: Kể chuyện theo nhóm và cả lớp
– Cô cho trẻ về 3 nhóm như lúc đầu bằng một trò chơi nhỏ “Tiếng con vật gì kêu” – Cô phát tranh cho trẻ và gợi ý: “Mỗi nhóm hãy tự nghĩ ra một câu chuyện thật là hay để kể về các nhân vật trong tranh này nhé! ” (Cô cho trẻ thảo luận với nhau trong khoảng thời gian 3-4 phút ). Cô mở nhạc êm dịu cho trẻ cùng thảo luận. Sau đó cô mời trẻ mang tranh lên và bắt đầu kể chuyện theo cách của trẻ. ( “Nãy giờ các con đã xem kỹ tranh chưa? Bây giờ cô và các con hãy cùng nhau kể về những bức tranh này nhé” ) a. Cô mời 3-4 trẻ lên kể, trong quá trình trẻ kể cô lần lượt thay đổi thứ tự các bức tranh và gợi ý tạo ra nhiều tình huống để trẻ kể, để tạo ra những câu chuyện khác nhau từ sáng tạo của trẻ. b. Ví dụ: “ Cô đặt tình huống: Nếu lúc gia đình Gà gặp hồ nước mà gia đình gà không gặp gia đình vịt thì theo con lúc đó gia đình gà sẽ làm cách gì để đi qua hồ?” c. Hoặc: “Nếu con có mặt ở hồ lúc đó, con sẽ làm gì để giúp gia đình gà vượt qua hồ nước?” |
Trẻ chia thành nhóm.
Trẻ nhận tranh và cùng thảo luận.
Trẻ kể chuyện theo tranh.
|
4. Hoạt động 4: Giáo dục và đặt tên cho truyện
– Trong câu chuyện, gia đình gà và gia đình vịt sống với nhau như thế nào? – Nếu con là vịt thì con sẽ làm gì giúp gà? – Nếu con là bạn gà, con sẽ nói gì để cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình? – Con muốn đặt tên cho câu chuyện này là gì? Giáo dục: “Các con cũng vậy, xung quanh mình có nhiều người, bạn bè, người thân, con phải yêu quí bạn, trong tranh giành đồ chơi, không đánh bạn, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn như gia đình gà và vịt nhé.” Kết thúc: Cô cho trẻ chơi trò chơi: gà cõng vịt sang sông. Trẻ nắm tay thành cặp, một trẻ làm gà và một trẻ làm vịt, cõng bạn qua sông. Vừa đi vừa hát bài “I love you”. đổi vị trí cho nhau và chơi lần 2. |
Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ cùng chơi theo nhạc. |