GIÁO ÁN
BỘ MÔN: Làm Quen Văn Học
CHỦ ĐIỂM : Gia đình
LOẠI TIẾT : Kể chuyện sáng tạo
CHUYỆN : Hai chú gấu tham ăn
LỨA TUỔI : 5- 6 tuổi
Nội dung chính
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức :
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
– Nhớ tên nhân vật, các tình tiết trong truyện
2. Kỹ năng :
– Nhắc lại được một số lời thoại của nhân vật.
– Biết bắt chước điệu bộ, lời nói, hành động của nhân vật trong truyện.
– Kể được một đoạn truyện sáng tạo dựa trên cốt truyện đã được nghe.
3. Phát triển :
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời trọn câu, nói to rõ.
4. Giáo dục :
– Biết nhường nhịn và thương yêu nhau.
II. Chuẩn bị :
– Mũ các con vật
– Tranh nền để trẻ chọn nhân vật và dán lên
– Một số nguyên vật liệu phế thải để trẻ tự làm rối tay, hồ, kéo, giấy màu.
III. Hướng dẫn hoạt động
1. Hoạt động 1:
Cô và trẻ cùng hát và vận động “Một, hai, ba, bốn út cưng”.
Cô dẫn dắt
– “Nếu có ai cho 2 chị em con một miếng bánh thì con sẽ làm như thế nào? (gọi 2-3 trẻ trả lời).
– Thế mà có hai bạn gấu khi có 1 miếng bánh đã … các con muốn biết câu chuyện gì xảy ra không?
2. Hoạt động 2 :
Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
Kể xong cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
Câu hỏi 1 :
Trong câu chuyện có tất cả bao nhiêu nhân vật? (4 nhân vật). Đó là những ai ?
Cô gắn thẻ từ chỉ tên các con vật lên bảng cho cả lớp cùng đọc lại.
Trong những từ này có chữ cái nào các con đã được học? (trẻ lên chọn và đọc to).
Câu hỏi 2 :
Khi nhặt được miếng bánh thì Gấu em và Gấu anh đã làm gì? (giành nhau cãi nhau không ai chịu nhường ai).
Lúc này thái độ gấu anh và gấu em như thế nào? và họ đã cãi nhau như thế nào? (trẻ lên bắt chước điệu bộ của gấu em và gấu anh).
Câu hỏi 3 :
Ai đã giúp 2 anh em gấu chia bánh ? (cáo). Cáo đã chia như thế nào?
Câu hỏi 4 :
Hai anh em gấu có chấp nhận cách chia bánh của cáo hay không? Vì sao?
Câu hỏi 5 :
Sau khi đã ăn gần hết miếng bánh thái độ của cáo như thế nào? (khoái chí, sung sướng, no nê) mời 2 trẻ lên bát chước điệu bộ cáo.
Câu hỏi 6 :
Thế còn 2 anh em gấu thì được miếng bánh như thế nào? (nhỏ xíu, bé tí tẹo). Và gấu anh gấu em đã nói gì với nhau? (mời 2- 3 trẻ lên tự nói ra những suy nghĩ của mình).
3. Hoạt động 3 : cô gợi ý
Cháu chọn thẻ chữ – chia nhóm theo chữ cái và cùng làm tranh làm rối kể chuyện đóng kịch sáng tạo dựa trên nội dung câu chuyện vừa được nghe kể.
– Nhóm 1 : Chọn các con vật dán lên hình nền.
– Nhóm 2 : Làm rối tay và kể theo rối.
– Nhóm 3 : Trang trí mũ các con vật và đóng kịch.
* Kết thúc :
Cô nêu tình huống nếu ai cho anh chị em mình 1 miếng bánh, 1 trái táo, gói kẹo nếu là con thì con sẽ làm gì? Tại sao? (lồng giáo dục biết nhường nhịn nhau).
– Trẻ đọc cùng cô câu ca dao “Anh em như thể tay chân”.
– Tuyên dương lớp.
=> Kể chuyện chú sâu háu ăn