Làm gì khi trẻ bị đi tướt liên tục

Làm gì khi trẻ bị đi tướt liên tục

Con tôi năm nay 8 tháng tuổi, 3 hôm nay cháu bị đi tướt liên tục, một ngày đi lên đên 4-5 lần. Điều đặc biệt là sức khỏe của cháu vẫn bình thường, chế độ ăn uống, chơi đùa bình thường.

Làm gì khi trẻ bị đi tướt liên tục783005

Chào chị!

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Qua như chị mô tả bé nhà bạn có khả năng bị tiêu chảy hoắc rối laonj tiêu hóa. Việc điều trị bệnh là rất cần thiết nếu để lâu cháu sẽ bị mất nước rất nguy hiểm.

Khi bé bị đi tướt, chị tuyệt đối không được để cháu thiếu nước. Vì nước chiếm tới 80% trọng lượng của Bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị sụt xuống 1/10.

Bé có biểu hiện gì khi bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, Bé không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống.

Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của Bé. Nếu cơ thể Bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Ðiều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.

Điều trị trẻ bị đi tướt như thế nào?

Ðể chữa trị, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt.

Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường – muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần.

Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ.

Nếu Bé bú mẹ, bé vẫn chịu bú và tǎng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý về ăn uống, thuốc men của bà Mẹ.

Trường hợp Bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện.

Ðiều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay.

Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.

Bài thuốc đông y chữa chứng đi tướt cho trẻ

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh do cấu tạo và chức năng sinh lý cơ thể chưa hoàn thiện và ổn định, đặc biệt là hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Sự thích nghi với môi trường sống của trẻ còn hạn chế; sự thay đổi thời tiết như nóng, lạnh hay một tác động nào khác dễ làm cho trẻ bị đi tướt, nôn trớ khi bú mẹ hay khi ăn uống.

– Đối với trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt, dùng đinh hương 10 nụ, trần bì 4 g cho vào một chén sữa, đem đun sôi, chắt lấy nước cho trẻ uống lúc còn ấm, dùng vài ba lần cho đến khi hết bệnh.

– Trẻ sơ sinh bị trớ hay đi tướt có thể dùng tổ tò vò nung đỏ để nguội 1 tổ, vỏ giữa cây tre sau khi đã cạo hết lớp xanh bên ngoài (tinh tre) 10 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước cho trẻ uống ngày 3-4 lần.

– Trường hợp trẻ bị nôn trớ, sắc mặt xanh nhợt, đi tướt phân xanh, miệng nhiều nước dãi, đầu ngón tay, ngón chân bị lạnh thì dùng gừng tươi 30 g, nướng cháy sém vỏ ngoài giã nát cho vào giữa khúc mía (cam giá) rồi nướng mía lên ngọn lửa 20-30 phút, lấy ra vắt nước cho uống.

Hoặc dùng đinh hương một nụ hấp vào nồi cơm sắp cạn, lấy ra nghiền với nước sôi để ấm cho uống. Cũng có thể dùng đinh hương 3 g, bạch truật 9 g, sa nhân 5 g, tán thành bột mịn, mỗi lần cho trẻ uống 1,5 g, ngày 3 lần.

Chúc bé nhanh khỏi bệnh

Rate this post