Đa số phụ huynh đều than phiền về việc trẻ luôn đau ốm, khóc, biếng ăn khi lần đầu đi học. Nhiều trường hợp bé mới đi học vài ngày liền ốm và nghỉ học đến cả tuần. Việc cho bé đi lớp đang trở thành nỗi “ám ảnh” của rất nhiều phụ huynh có con đang trong độ tuổi mầm non. Vậy nguyên nhân tại sao lại xảy ra hiện tượng như này và cách khắc phục như thế nào?
Nội dung chính
Vì sao bé luôn đau ốm khi lần đầu đi học ?
1. Thay đổi môi trường
Thay đổi môi trường sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bởi trường học và nhà ở là hai môi trường sống hoàn toàn khác hẳn. Khi ở nhà, bé sinh hoạt trong môi trường ít mầm bệnh nên ít bị ốm nhưng khi đến trường được tiếp xúc với nhiều bạn, bé có thể nhiễm các mầm bệnh từ các bạn cùng lớp. Trong mùa dịch, các bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt virus cũng có xu hướng lây nhiễm mạnh trong lớp học.
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, giờ giấc hoạt động cũng là một trong những nguyên nhân trẻ hay bị ốm khi đi lớp. Hầu hết ở giai đoạn đầu đến lớp, trẻ thường không chịu ăn hoặc ăn ít do thay đổi từ khẩu vị, cách ăn, giờ ăn khiến bị sụt cân. Bên cạnh đó với việc luôn có tâm lý sỡ sệt, không quen lớp khiến trẻ ngủ không đủ giấc nên thường bé sẽ uể oải, mệt mỏi là điều khó tránh khỏi.
2. Con bị căng thẳng tâm lý
Tâm lý chung của trẻ khi lần đầu đi lớp là sỡ hãi vì phải làm quen với môi trường mới, tất cả đều lã lầm dẫn đến trẻ luôn lo sợ, khóc và quấy ba mẹ. Khi trẻ căng thẳng, sợ hãi con khóc đến lạc giọng dễ gây tổn thương cho họng và phát sốt.
Theo nghiên cứu đa phần trẻ được người lạ chăm sóc sẽ làm tăng loại Hormore cortisol gây stress ở trẻ. Khi nồng độ conrtisol tăng đột biến sẽ làm giảm sức đề kháng của bé dẫn tới con dễ bị lây nhiễm các bệnh khi đi học.
3. Sức đề kháng của bé còn non nớt
Sức đề kháng là yếu tố chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và sinh tồn của cơ thể con người. Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện còn rất non nớt chính vì vậy khi có bất kỳ thay đổi về môi trường, thay đổi về thói quen sinh hoạt trẻ sẽ rất dễ bị bệnh.
Theo nghiên cứu trẻ có sức đề kháng yếu thường có một trong những biểu hiện sau đây: Vết thương lâu lành, Kém ăn, sụt cân, tiêu hóa kém, thèm đường, đặc biệt sức chịu đựng kém,… Ba mẹ cần theo dõi, quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để giúp con phòng tránh bệnh tật.
04 bí quyết giúp bé không đau ốm khi tới trường
1.Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch cho con, đảm bảo con được tiêm đầy đủ các mũi vaccine trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ chính là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ nên chú trọng việc ăn uống của bé bằng cách cho con uống sữa, ăn thêm rau quả tươi hoặc ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con ăn sữa chua đều đặn và thường xuyên, vì trong sữa chua có probiotic là chất hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn cũng như giúp tăng sức đề kháng cho bé nhanh và hiệu quả hơn.
2.Để trẻ vận động nhiều hơn
Trẻ cần được vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất. Vận động không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, phát triển thể chất mà còn giúp trẻ ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Vào những ngày cuối tuần, bố mẹ nên thường xuyên cho con ra ngoài trời chơi đùa, chạy nhảy, vận động như ở các công viên, khu vui chơi ngoài trời thay vì ngồi trong nhà việc này sẽ giúp con năng động, vui vẻ, hào hứng hơn cũng giúp gắn kết tính cảm của gia đình sau mỗi chuyến dã ngoại.
Rèn luyện sẽ giúp bé có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì vận giúp bé cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu, trẻ có thói quen vận động sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn các bé lười vận động, không thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời.
3. Hướng dẫn bé cách giữ vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên:
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh và đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước.
Hãy dạy trẻ cách thoa kỹ, chà và rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn thế. Sau đó, trẻ cần phải dùng 1 chiếc khăn sạch để lau khô tay. Ba mẹ cần giải thích lý do tại sao con cần rửa tay hàng ngày và thường xuyên khen bé nếu con làm đúng để bé hào hứng rửa tay mỗi ngày.
Rửa chân hàng ngày :
Mẹ nên đảm bảo rằng con bạn rửa chân đúng cách ít nhất mỗi ngày một lần. Điều quan trọng là chân bé cần được lau khô cẩn thận, đặc biệt ở giữa các kẽ ngón chân. Mẹ cũng cần phải tập cho trẻ thói quen đi tất, đi giày dép vì nếu đi chân trần trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh và các mầm mồng bệnh tật.
4. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp xảy ra.
Việc cho bé làm quen trước với trường mẫu giáo cũng là một cách giúp bé có ấn tượng tốt cho bé về việc đi học. Mẹ có thể cho bé đến lớp chơi với các bạn 1 tuần trước khi đi học chính thức để con có thể quen dần với môi trường mới.
Ba mẹ có thể trấn an con rằng mọi chuyện sẽ ổn, cô giáo sẽ yêu mến và bé sẽ được an toàn trong lớp. Ở lớp con có có nhiều bạn và rất nhiều đồ chơi. Những ngày đầu tiên hãy giữ tay bé, dẫn cô ấy vào lớp và tiếp tục nói với trẻ rằng bạn hài lòng vì con đang làm rất tốt.
Đừng quên tặng trẻ nhũng lời khen. Kể về những điểm mạnh của bé mà khi đến lớp các bạn sẽ phải ngưỡng mộ. Ví dụ như “Con rất ngoan đó, mẹ rất tự hào về con. “ Con biết hát thật nhiều bài, chắc chắn cô sẽ rất bất ngờ về con đó”,….Chỉ đơn giản là một lời khen ngợi cũng khiến trẻ cảm thấy vui hơn và có hứng thú đến trường hơn.