Tổng hợp 10+ Truyện Cổ Tích Cho Bé Ngủ Ngon Hay Nhất

Kể chuyện cổ tích cho bé trước khi đi ngủ là một trong những hoạt động ý nghĩa, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình, vừa giúp bé học được nhiều điều hay và dễ ngủ hơn. Nếu đang tìm kiếm thêm ý tưởng truyện cổ tích cho bé ngủ, ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Mầm non Ban Mai nhé!

Truyện cổ tích Việt Nam cho bé ngủ ngon

1. Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

2. Sự tích chú Cuội cây đa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

3. Đẽo cày giữa đường

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.

Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:

– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….

Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:

– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.

Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.

Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

4. Ăn khế trả vàng

Những mẩu truyện cổ tích cho bé trước khi đi ngủ đều mang nhiều ý nghĩa giáo dục dành cho các bé. Câu chuyện Ăn khế trả vàng cũng vậy. Truyện kể về 2 anh em vừa mới mất cha mẹ. Người anh chia gia tài đã lấy hết mọi thứ từ nhà cửa, đất đai, còn người em chỉ được chia lại một mảnh vườn nhỏ có cây khế.

Mùa khế đến, cây khế đã ra quả, nhưng một chú chim đến ăn hết trái. Người em phàn nàn thì được chim bảo hãy may túi ba gang để chim trả ơn. Hôm sau, chim đến nhà, chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.

Người anh sau khi nghe chuyện đã đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế của em. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ. Nhưng vì tham lam mà người anh đã may túi quá to và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Người anh rơi xuống biển và chết, còn người em thì sống hạnh phúc mãi về sau.

5. Cây tre trăm đốt

Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.

Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.

Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.

Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

6. Sự tích hoa cúc

Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ.

Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa.

Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về.

Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.

7. Bà ong chúa

Nếu đang tìm kiếm một bộ truyện cổ tích cho bé dễ ngủ thì ba mẹ đừng bỏ qua truyện “Bà ong chúa” nhé! Đây là truyện cổ tích Việt Nam kể về một chàng học trò nghèo, trên đường lên kinh ứng thí đã được một cô gái mù tốt bụng giúp đỡ. Cô gái ấy cũng chính là bà ong chúa.

Nhờ có sự giúp đỡ của cô gái mà chàng học trò thành công đến được kinh thành để tham gia kỳ thi và giành được chức trạng nguyên. Ngày về quê, chàng trai gặp lại cô gái và quyết định cưới nàng về làm vợ.

a. Chàng học trò nghèo

Ngày xưa, có một người học trò nhà nghèo rớt mùng tơi tên là Sĩ. Anh muốn lấy vợ để vợ đỡ đần công việc nhà và phụng dưỡng mẹ già. Nhưng hỏi mấy đám, người ta thấy nhà anh luôn năm thiếu ăn nên đều lắc đầu từ chối. Vì thế, anh vẫn phải sống một thân một mình với nghề kiếm củi. Hàng ngày, buổi sáng tinh sương, anh lên rừng chặt củi đem ra chợ bán. Chiều lại, ăn xong, anh mới cầm lấy quyển sách.

Cứ như vậy cho đến ngày anh học thành tài. Kỳ ấy nhà vua mở khoa thi ở kinh đô để kén nhân tài. Các sĩ tử đua nhau chuẩn bị tiền gạo, lều chiếu để vào dự thi. Trong lòng Sĩ cũng hăm hở muốn đua chen chốn trường văn trận bút, nhưng tài lực nhà anh quá kém cỏi, chẳng biết lấy gì dùng để nuôi mẹ già những ngày vắng mặt, cũng chẳng có gì để ăn tiêu dọc đường. Sắp đến kỳ thi, mấy người bạn anh lần lượt trẩy kinh mà không rủ anh. Sĩ cố chạy vạy khắp nơi, nhưng không kết quả. Mãi về sau mới có mấy nhà láng giềng tốt bụng nhận nuôi nấng mẹ già cho anh để anh yên tâm ra đi. Và rồi cuối cùng anh cũng đánh liều cất bước lên đường, tuy rằng trong lưng không có một đồng một chữ.

Thoạt đầu anh gánh hàng thuê cho bọn lái buôn. Làm hết hơi hết sức trong hai ngày, anh nhận được ở họ cơm ăn và một quan tiền công. Có vố, anh lại tiếp tục đi nữa. Sau hai ngày tiêu rất dè sẻn, số tiền mới kiếm được cũng lại hết nhẵn. Mặc dầu vậy, anh vẫn không dừng lại, hy vọng dọc đường sẽ tìm được việc làm. Nhưng rủi thay, ngày hôm ấy trời mưa, không một ai thuê mướn cả. Vì chỉ còn ba ngày nữa đã bắt đầu nhập trường, anh không thể nấn ná được. Đành phải cắm cúi bước liều trong lúc không có một hột gì vào bụng.

b. Cô gái nuôi ong

Trời xế chiều, anh đi tới một khu rừng rậm. Trong khi đang bước thấp bước cao mong tìm ra một ngôi nhà nghỉ trọ, thì anh bị lạc đường. Anh quanh quẩn mãi giữa đêm tối trong lùm cây mà không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Cuối cùng bụng đói, cật rét, sức mệt, anh trèo lên một cây cổ thụ, định tìm một chỗ tạm nghỉ chân. May làm sao, lúc trèo lên đến nhánh chẽ ba, bỗng thấy thấp thoáng bên phía tay trái có anh đèn. Lòng mừng khấp khởi, anh vội tụt xuống lần về hướng ấy. Chỉ một lát, anh đã đứng trước một ngôi nhà lá nhỏ. Anh hồi hộp gọi cửa, và rất ngạc nhiên thấy cánh cửa mở ngay như có người chờ sẵn. Một cô gái tay cầm một cây đèn sáp bước ra. Dưới ánh đèn Sĩ trông rõ cô gái mặt mũi xinh xắn, nhưng hai mắt lại mù. Cô đon đả:

– Chào thầy khóa. Thiếp chờ thầy đã lâu. Mời thầy vào trong này.

Nghe lời chủ nhân, Sĩ không còn hồn vía nào nữa. Làm sao cô gái mù này biết mình là học trò và đang chờ mình. Chỉ có yêu tinh ma quỷ đang giương bẫy đón mồi thì mới có thể như vậy. Sĩ rất ngần ngại, nhưng cái bụng và sức khỏe không cho phép anh bước đi đâu được nữa. Anh đánh liều bước vào nhà, không quên đề phòng mọi sự bất ngờ có thể xảy đến. Trong nhà, ngoài cô gái còn có một người bô già. Sau khi mời Sĩ ngồi, cô gái bảo bô già mang hỏa lò lại cho khách hơ áo quần. Sĩ vừa cảm thấy khô ráo ấm cúng thì bô già đã bưng lên một mâm cơm, có cô gái mù đi theo mời mọc:

– Nhà thiếp thanh đạm chẳng có gì. Xin mời thầy khóa cứ thực tình cho.

Sĩ lúc đầu ngờ vực không dám đụng đũa. Nhưng sau, cơn đói đã át tất cả. Anh cầm lấy bát nếm thử một miếng, thấy không có vẻ gì khác, nên cắm đầu ăn. Bữa cơm quả là thanh đạm, nhưng cơm nóng canh sốt làm anh cảm thấy chưa bao giờ ngon miệng đến thế. Ăn xong bô già đã dọn ổ rơm, trải chiếu cho khách nằm. Sĩ mệt quá, nằm xuống nhưng không dám ngủ, cố ý rình xem ma quỷ còn giở những trò gì. Nhưng chỉ một lúc anh đã chợp mắt và ngủ thiếp đi.

Đến nửa đêm, sĩ bỗng giật mình tỉnh dậy. Gió bão thổi tới mỗi lúc một nặng nề. Thỉnh thoảng trời lại gầm lên dữ dội. Anh nghe tiếng cô gái nói:

– Bô già ơi, gió đổi sang phía bắc rồi. Nó rít mạnh quá bô nhỉ? Đấy cái tổ nhỏ ở cành thứ ba bị đổ mất rồi. Bô thử ra xem nào.

Sĩ rất lấy làm lạ sao cô gái mù lại ăn nói như người hoàn toàn sáng mắt. Anh đang suy nghĩ vẩn vơ thì lại bỗng ngủ thiếp đi.

Không bao lâu, gió thổi càng mạnh như muốn bốc cả nóc nhà. Sĩ lại tỉnh dậy lần nữa. Lần này anh nghe tiếng cô gái nói ở ngoài nhà:

– Bô già ơi! Gió mạnh thế này thì chắc chúng nó sẽ lạc nhiều đấy. Nhưng chẳng sao, mai kia chúng nó lại về đủ. Ở cái tủ thứ bảy có nhiều con đang chờ mà chưa vào được!

Liền đó, Sĩ nghe tiếng tơi nón của bô già lạch xạch lần ra vườn. Bão vẫn dữ dội. Anh ngồi dậy và tiện chân bước ra cửa. Qua những làn chớp, Sĩ thấy cô gái mù đang đứng dưới một cây có cành lá xòe ra như một cái tán. Ở những cành thấp ở dưới gốc, ong vàng đậu chi chít, đậu cả lên nón, lên áo cô gái. Ong vàng con đậu con bay nhiều vô kể; tiếng vù vù của ong cơ hồ át cả tiếng bão.

Trong khi cô gái và bô già đang làm việc ở phía ngoài, Sĩ lại trở vào trong nhà, trong lòng vẫn chưa hết nghi hoặc. Trên án thư ở đầu ổ rơm, ngọn nến vẫn đang cháy dở. Thấy có một quyển sách. Sĩ vội giở ra xem. Hóa ra quyển sách nói về đạo phật. Anh cầm lấy đọc rất mê mải.

Cho đến gần sáng, bão đã bắt đầu tạnh, cô gái và bô già bước vào nhà. Sĩ gập sách lại, lên tiếng hỏi:

– Tôi bị lạc đường, rất cảm tạ cô và bô già cho ăn cho nghỉ. Nhưng có một điều tôi lấy làm khó hiểu là tại sao hai người lại sống trơ trọi trong khu rừng này? Sống như vậy lấy gì nuôi thân? Tại sao cô lại biết tôi sắp đến đây và còn biết tôi đi thi? v.v… Tôi rất mong được giải tỏ những điều đó trước khi từ giã nơi này.

Cô gái đáp:

– Nhà này vốn là nhà của thầy mẹ thiếp. Thầy thiếp trước có làm quan, vì ghét bọn quan trên nên từ về, tìm đến khu rừng này sống bằng nghề nuôi ong. Cách đây ba năm, thầy mẹ thiếp lần lượt qua đời còn mình thiếp cùng với bô già và đàn ong. Đàn ong cho mật và sáp, bô già mang ra chợ đổi lấy gạo. Mắt thiếp tự dưng bị đau rồi hỏng. Tuy mù, linh tính của thiếp lại biết hết mọi chuyện. Tự nhiên thiếp cảm thấy đàn ong bị nạn thì nó bị nạn thật. Như hôm qua, thiếp cảm thấy có một chàng thư sinh đi thi bị lỡ độ đường và đang cần được giúp đỡ. Thiếp vừa thắp đèn lên thì nghe thấy tiếng gõ cửa của thầy khóa. Quyển sách trên bàn đó là của thầy thiếp để lại, thầy khóa cứ đọc đi. Nhưng thầy khóa đi làm gì vội còn bảy ngày nữa mời bắt đầu thi kia.

Nghe nói, Sĩ lấy làm thương cô gái mù mà cảnh ngộ còn gian nan hơn cảnh ngộ của mình. Anh cầm sách đọc cho đến sáng. Nhớ tới ngày thi, anh từ giã cô gái và bô già ra đi. Thấy mời mọc không được, cô gái đưa cho anh một nắm cơm và một quan tiền. Sĩ vội trả lại tiền chỉ nhận nắm cơm và nói:

– Đa tạ cô và bô già. Sau này nếu được vinh hiển, tôi sẽ không bao giờ quên tấm lòng vàng của cô và bô.

Chiều hôm sau vào đến kinh đô, Sĩ giật mình khi được tin vì hoàng đế se mình, nên kỳ thi kỳ thi hoãn lại năm ngày nữa đúng như lời cô gái.

c. Chàng tân khoa và bà ong chúa

Kỳ thi năm ấy, vua ra đầu đề bài văn có nhiều điển tích về đạo phật.

Các bạn của anh ở quê nhà cũng như sĩ tử bốn phương vì không đọc qua sách phật nên bị loại quá nhiều. Có kẻ đã lọt vào trường ba rồi cũng hỏng. Chỉ có Sĩ nhờ vô tình đọc quyển sách giữa cái đêm gió bão ở nhà cô gái mù nên trả lời trôi chảy. Anh đỗ tiến sĩ được vua ban cho tiền bạc, áo mão, cờ quạt và lính hầu về vinh quy. Trên đường về quê anh dự định rẽ vào khu rừng có nhà cô gái mù nuôi ong để tạ ơn.

Nhưng khi đoàn vinh quy vừa bước lên đèo, Sĩ đã thoáng thấy một cô gái có cặp mắt đen láy đang đứng đợi ở đỉnh đèo. Hai tay cô mang một rổ hoa; trên áo cô, ong vàng bám lấy chi chít như thêu kim tuyến. Sĩ nhớ lại cái đêm gió bão đứng ở trong nhà nhìn ra, thấy cô gái mù cũng được ong bám vào như thế. Đúng là cô gái nuôi ong đây rồi. nhưng tại sao hai mắt cô lại không mù. Sĩ vội bước xuống cáng chạy lại đón cô gái. Anh nói ngay:

– Đây là cô gái nuôi ong phải không? Nhưng ai đã hóa phép làm cho mắt nàng sáng lại như cũ? Ôi! Nếu không có quyển sách của thầy nàng để lại thì tôi cũng hỏng như hầu hết các bạn của tôi. Không biết nói làm sao để cảm ơn nàng cho xiết được!

Cô gái đáp:

– Thiếp nhờ có ong chúa hút được nhị hoa thần và nhả nhị vào mắt làm cho mắt mở lại tỏ. Sáng hôm nay thiếp cảm thấy tân khoa sắp về nên vội vàng đi đón ở đây.

Cô gái nhìn Sĩ má đỏ hồng hồng. Sau đó, Sĩ và đoàn tùy tùng kéo nhau đến ngôi nhà nhỏ của cô gái. Ở đây được mấy ngày, Sĩ đưa cô gái và bô già về quê nhà. Chàng xin phép mẹ được kết duyên với cô gái nuôi ong. Đám rước dâu linh đình từ rừng xuất phát, có cờ quạt, chiêng trống quân gia rầm rộ. Đặc biệt là những con ong vàng ngậm mỗi con một bông hoa bay trên đầu bà ong chúa của chúng, đẹp như một đám mây ngũ sắc.

Câu chuyện Bà ong chúa – Truyện cổ tích Việt Nam

8. Hai cục bướu

Hai cục bướu là một mẩu truyện cổ tích cho bé ngủ vô cùng phù hợp để cổ vũ bé luôn lạc quan và đối xử tốt với những người xung quanh. Truyện kể về 2 cô gái cùng làng, cùng có 2 cục bướu xấu xí trên mặt nhưng tính cách và số phận vô cùng khác biệt. Cô gái nhà nghèo dù có ngoại hình không đẹp nhưng vẫn rất lạc quan. Mỗi ngày cô bé đều siêng năng giúp đỡ mọi người và hát những bài hát thật hay. Một ngày nọ, cô bé lạc bị lạc trong rừng và gặp phải lũ quỷ. Nhờ tiếng hát của mình, cô bé đã khiến lũ quỷ vô cùng thích thú và lấy đi cục bướu trên mặt cô.

Tin đồn lan xa đến tai cô bé nhà giàu cũng có 1 cục bướu trên mặt. Đêm đến, cô bé cũng đến gốc cây ấy, nhưng khi gặp lũ quỷ, cô lại tỏ vẻ khinh thường, giọng hát lại chẳng hay như cô bé hôm trước. Điều này khiến lúc quỷ tức giận và trả lại cục bướu cho cô bé nhà giàu.

Một buổi trưa hè, cô theo bạn lên rừng kiếm củi. Vì mải mê tìm nấm, cô vui chân quá bước vào rừng sâu, quên bẵng mất trời đã về chiều và mây thì đang kéo tới mỗi lúc một đen sầm, báo hiệu một cơn dông sắp tới. Quả nhiên khi cô định trở về để gặp chúng bạn thì không kịp nữa. Gió thổi mạnh làm cây rừng xào xạc, cành khô gãy răng rắc, những giọt mưa hắt vào mặt. Bất đắc dĩ cô phải tìm chỗ ẩn. May làm sao cô chạy kịp đến một gốc cây cổ thụ, thu mình chui vào một cái hốc để tránh mưa. Nhưng đến lúc mưa tạnh bước ra khỏi hốc thì trời cũng đã tối mịt. “Các bạn ta bây giờ chắc đã rủ nhau về cả. Đường rừng lại tối đi một mình thật là đáng sợ. Thôi đành ở đây đợi sáng, không còn cách nào khác”. Nghĩ vậy, cô dọn lại chỗ hốc sạch sẽ rồi lách mình vào đó nằm nghỉ, không quên đặt bó củi chắn cửa để đề phòng thú dữ.

Đến khuya, có những tiếng hát, tiếng cười và tiếng đàn sáo làm cho cô tỉnh giấc. Cô nhìn ra thấy trăng sáng như ban ngày. Ở một bãi đất bằng phẳng phía bên kia gốc cổ thụ có một đám người đang múa hát vui vẻ. Cô bước ra khỏi hốc. Thoạt đầu cô cứ ngỡ là một đám người đi rừng nào đó lên đây sớm ngồi đợi trời sáng nên bày ra múa hát mua vui. Nhưng khi nhìn kỹ thì hoá ra không phải. Đó là những người hình dung dị thường, ăn mặc khác lạ, có những bộ mặt đen đúa đầy lông lá gớm ghiếc. Cô gái bụng bảo dạ: “Đúng là một bọn quỷ”, và cô bỗng rùng mình, nhưng rồi cô liền đánh bạo bước lại nấp sau cây cổ thụ rình xem. Bọn quỷ vẫn múa hát không biết có người đang rình mình. Giọng hát của chúng không hay nhưng thật là vui làm cho cô vui lây. Cho nên cô cũng lẩm bẩm hát theo bằng một giọng nho nhỏ trong cổ họng. Dần dần hứng lên, tự nhiên cô cất cao giọng, quên bẵng là mình đang nấp.

Nghe tiếng hát, bọn quỷ bỗng im bặt. Rồi cả bọn ùa nhau đến gốc cây. Một đứa nói:

– Hà hà, khá quá! Ra đây, ra đây, ta cùng hát cho vui.

Rồi chúng dắt cô ra bãi, bảo cô hát tiếp. Cô lấy can đảm hát lại bài hát vừa rồi. Giọng cô rất ngọt làm cho bọn quỷ phải lắng nghe. Xong một bài, chúng tấm tắc khen ngợi rồi nhảy múa thích thú. Chúng lại đưa những quả sim, quả ổi mời cô ăn. Ăn xong, lại bảo cô hát tiếp, rồi chúng còn lần lượt đàn hát và nhảy nhót suốt đêm.

Tiếng gà rừng gáy buộc bọn quỷ phải ngừng cuộc vui. Một đứa bảo:

– Cô hát hay quá! Tối mai đến đây hát nữa nhá!

Cô gái đáp:

– Cái đó thì cũng còn tuỳ.

Nó kêu lên:

– Ấy, còn tùy thế nào? Chúng mày ơi! Ngộ tối mai cô ấy không đến thì sao?

Một đứa chỉ vào cái bướu:

– Ta hãy giữ lấy cái này, chắc là của quý. Mai cô đến đây mà lấy nhé!

Nói xong phẩy tay một cái, rồi cả lũ biến đi lúc nào không hay.

Sáng hôm sau cô gái ra về, lòng mừng khấp khởi. Cục bướu đã được bọn quỷ lấy đi một cách thần diệu, làm cho cô trở nên nhẹ nhõm. Gặp ai cô cũng kể chuyện tối hôm trước cho họ nghe. Chẳng mấy chốc, tiếng đồn đã lan khắp đầu đường xó chợ. Một cô gái con nhà phú ông ở làng bên cạnh cũng không may mang một cục bướu trên mặt, khi nghe câu chuyện, cô này vội vàng đến gặp cô kia xin chỉ chỗ cho mình đi thay, hy vọng nhờ lũ quỷ nhổ cho cái bướu xấu xí trên mặt. Cuối cùng, cô gái nhà phú hộ cũng tìm được đến gốc cây cổ thụ nọ và nấp sẵn trong hốc cây. Nửa đêm, bọn quỷ hiện ra dưới ánh trăng. Chúng tìm đến chỗ cô gái nấp:

– Nào, cô hãy xuống hát với chúng tôi đi!

Vốn quen thói gắt gỏng, lại thấy những cánh tay lông lá giơ ra kéo lấy áo, cô vội gạt đi:

– Buông ra đã nào, tránh để cho tôi xuống. Ôi, kinh tởm!

Rồi cô cũng nhảy xuống khỏi hốc, nhưng vẫn tỏ vẻ sợ hãi, gớm ghiếc, không dám lại gần lũ quỷ. Cô để cho chúng giục hai ba lần mới cất giọng hát, song nét mặt thì không được vui. Giọng của cô cũng vì thế mà mất tự nhiên. Mỗi lần cô cố gắng cất cao thì giọng lại the thé, nghe chẳng hay ho gì. Cô mới hát được một bài, bọn quỷ đã tỏ ý không hài lòng! Một đứa nói:

– Hôm qua hát hay thế, sao bây giờ thì chán ngắt! Thôi cô về đi cho rảnh.

Cả lũ quỷ đồng thanh:

– Phải đấy, về đi!

Tiếng đuổi của lũ quỷ nhao nhao làm cho cô gái phật ý, quay lưng trở lui. Nhưng mới đi được mấy bước, cô đã nghe có tiếng chạy theo: Này cô kia, trả lại cô cái làm tin hôm qua.

Cô vừa ngoảnh lại thì thấy có vật gì mềm nhũn văng vào má. Sờ tay vào mới biết bây giờ không phải là một mà có tới hai cục bướu.

Truyện cổ tích thế giới kể cho bé trước khi ngủ

1. Trí khôn của ta đây

Truyện ngụ ngôn Trí khôn của ta đây khá ngắn gọn, phù hợp để làm truyện cổ tích cho em bé ngủ. Truyện ca ngợi trí khôn của con người, nhờ có sự thông minh và ham học hỏi mà con người không chỉ có thể làm chủ mọi hoạt động sản xuất trong đời sống mà còn có thể bắt loài vật phục vụ con người và thuần hóa mọi loài vật dù là hung dữ.

Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

– Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

– Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

2. Dê đen dê trắng

Truyện kể về 2 chú dê: Dê Trắng và Dê Đen. Một ngày nọ, trên đường đi, cả hai cùng gặp phải một con sói. Sự sợ hãi của Dê Trắng đã khiến nó bị Sói ăn thịt. Ngược lại, Dê Đen bình tĩnh và khôn khéo đã chiến thắng.

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.

Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?

Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

– Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

– Mi có gì ở chân?

– Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!

– Trên đầu mi có gì?

– Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú…

Sói càng quát to hơn:

– Trái tim mi thế nào?

– Ôi, ôi, trái…trái tim tôi đang run sợ…sợ…

– Hahaha…

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.

Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:

– Dê kia, mi đi đâu?

Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:

– Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

– Thế dưới chân mi có gì?

– Chân thép của ta có móng bằng đồng.

– Thế…thế…trên đầu mi có gì?

– Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:

– Mi…mi…trái tim mi thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

– Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.

3. Rùa và thỏ

Câu chuyện kể về cuộc đua có kết quả vô cùng bất ngờ của Rùa và Thỏ. Thỏ kiêu ngạo, ỷ mình chạy nhanh hơn rùa chậm chạp nên mải rong chơi. Còn chú rùa cần mẫn vẫn kiên trì tiến về phía trước mà không ngừng nghỉ. Cuối cùng, khi thỏ nhận ra mình đã bị rùa bỏ quá xa thì cũng đã muộn. Chú rùa giành chiến thắng trong tiếng hoan hô của mọi người.

4. Ếch ngồi đáy giếng

Ếch ngồi đáy giếng là một thành ngữ quen thuộc, thường được dùng trong đời sống hàng ngày. Nguồn gốc của câu thành ngữ trên xuất phát từ câu chuyện về về một con ếch sống lâu năm trong một cái giếng. Ếch ta tự cho mình là chúa tể của thế giới, còn bầu trời chỉ to bằng miệng giếng. Một ngày nọ, trời đổ mưa lớn, nước giếng dâng cao đưa ếch ra khỏi giếng. Ếch vẫn quen thói đi nghênh ngang trên đường, không may bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp.

5. Con quạ và bình nước

Chuyện kể về chú quạ và cách làm thông minh để có thể uống nước từ trong chiếc bình. Câu chuyện cổ tích cho bé ngủ này muốn gửi gắm đến các bé một bài học vô cùng ý nghĩa: Khi giải quyết vấn đề, bé hãy chọn cách khôn ngoan nhất để không tốn nhiều công sức mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

6. Cô bé Lọ Lem

Chắc hẳn đây là một mẩu truyện cổ tích cho bé ngủ vô cùng quen thuộc với trẻ em ở nhiều quốc gia. Truyện kể về cô bé Lọ Lem tốt bụng được bà tiên giúp đỡ để tham dự dạ tiệc cùng hoàng tử. Trên đường chạy về nhà trước khi phép thuật biến mất, cô bé Lọ Lem vô tình đánh rơi đôi giày thủy tinh. Cùng nhờ đôi giày này mà hoàng tử có thể tìm thấy Lọ Lem và cùng nàng kết duyên vợ chồng.

7. Nàng tiên cá

Truyện cổ tích ru ngủ cho bé Nàng tiên cá do nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen nổi tiếng sáng tác, kể về một nàng tiên cá nhỏ vì đem lòng yêu chàng hoàng tử loài người nên sẵn sàng chịu đau đớn và đánh mất giọng nói để đổi lấy đôi chân đi trên cạn. Nàng từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển và thân phận người cá để mong được gặp hoàng tử một lần nữa, nhưng không may thay hoàng tử đã nhận nhầm người cứu sống mình là một cô gái khác. Cuối cùng, nàng tiên cá vì quá đau buồn mà hóa thành bọt biển, chàng hoàng tử lúc này mới nhớ lại và hối hận khôn nguôi.

8. Ba chú heo con

Truyện “Ba chú heo con và chó sói” là một trong những mẩu truyện cổ tích cho bé ngủ được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Với câu chuyện hấp dẫn về ba anh em nhà heo cùng nhau chống lại con sói gian ác, các bé sẽ dễ dàng rút ra được bài học ý nghĩa về sức mạnh của sự đoàn kết và tình thương yêu, bao bọc lẫn nhau giữa anh chị em trong gia đình.

9. Vịt con xấu xí

Truyện kể về một chú thiên nga con sinh ra và lớn lên trong một đàn vịt. Mỗi ngày, chú thiên nga đều bị mọi người bắt nạt vì vẻ ngoài khác biệt và xấu xí của mình. Không lâu sau, chú thiên nga đã lớn, trở thành một con thiên nga xinh đẹp trước sự kinh ngạc của những con vịt khác.

10. Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá sống trong một túp lều nát trên bờ biển. Một hôm, ông lão bắt được một con cá vàng rất đẹp, nhưng vì thương nó nên ông lão đã thả cá vàng đi. Không ngờ đó lại là một con cá thần.

Để trả ơn ông lão vì cứu sống mình, cá vàng đã quay lại và thực hiện điều ước của vợ chồng ông lão. Ông lão không đòi hỏi điều gì, nhưng mụ vợ lão thì càng ngày càng có nhiều yêu cầu quá quắt: nào là đòi 1 cái máng lợn mới, đòi một ngôi nhà mới, đến đòi làm nữ hoàng và cuối cùng đòi làm Long Vương ngự trị biển cả. Cuối cùng, vì lòng tham lam mà mụ vợ ông lão đã mất đi tất cả. Hai vợ chồng quay lại cảnh sống nghèo khó trong túp lều bên bờ biển khi xưa.

11. Mây đen mây trắng

Truyện ngụ ngôn về 2 đám mây với cuộc sống không giống nhau, từ đó ca ngợi những người biết quan tâm đến người khác, biết mang lại niềm vui và cuộc sống an lành cho mọi người, mọi vật.

Câu chuyện này cũng đã được phổ nhạc thành một bài hát thiếu nhi nổi tiếng. Ba mẹ có thể kết hợp kể truyện cổ tích và hát ru cho bé ngủ với câu chuyện Mây đen mây trắng này.

12. Ba cô gái

Đây là một mẩu truyện cổ tích cho bé nghe trước khi đi ngủ kể về lòng hiếu thảo được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Ba mẹ có thể kể cho con nghe câu chuyện này để giúp con hiểu được sự vất vả của ba mẹ và từ đó biết trân trọng gia đình hơn.

13. Cô bé bán diêm

Truyện kể về một cô bé mồ côi phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Vào ngày cuối năm, khi mọi người đều ở trong căn nhà ấm áp thì cô bé vẫn chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà. Vì quá lạnh, cô bé đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Mỗi một que diêm đốt lên là một ước mơ của em hiện ra. Que diêm cuối cùng cháy hết cũng là lúc em lìa đời.

4/5 - (22 bình chọn)