Các em học sinh thân mến!
Ở bậc Tiểu học có nhiều cuộc thi được tổ chức ở hầu hết các lớp, hầu hết các trường trên khắp mọi miền đất nước. Thi vở sạch chữ đẹp, thi Năng khiếu nghệ thuật, thi Ngoại ngữ, thi Học tính, thi Tiếng Việt,… được tổ chức khá rầm rộ, có tác dụng khích lệ việc “Dạy tốt, học tốt” được hàng vạn thầy cô giáo và hàng triệu học sinh tham gia hằng năm.
Thi học sinh giỏi bậc Tiểu học được tổ chức ở cấp trường, cấp quận, huyện, cấp tỉnh, thành phố.
Riêng về môn Tiếng Việt, thời gian thi có thể kéo dài trong 45 phút, 60 phút hoặc 90 phút (đối với lớp 5). Mỗi bài thi thường có 3 câu: một câu kiểm tra trí nhớ; một câu kiểm tra kiến thức về ngữ pháp; một câu Tập làm văn (chủ yếu là vãri kể chuyện, văn miêu tả).
Chuyên đề này tuyển chọn 35 bài văn của học sinh lớp 2. Đây là những bài “văn hay, chữ tốt”, viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn khá chính xác. Tính cụ thể, chất văn hồn nhiên, trong sáng là vẻ đẹp của mỗi bài văn đoạt giải.
Mỗi bài văn tả người là một bức chân dung sống động. Mỗi cảnh vật được tả là một bức tranh đầy màu sắc. Câu chuyện kể dù là cổ tích, ngụ ngôn hay chuyện đời thường, chuyện tưởng tượng đều rất hấp dẫn; có một số câu chuyện kể mang tính kịch, tính tình huống rất hay.
Mỗi bài văn đoạt giải là một bông hoa đẹp. Các em học sinh hiếu học nên đọc, đọc nhiều lần để học tập cái hay, cái đẹp chứa đựng trong mỗi bài văn. Nên nhớ: đọc sách là một thói quen đẹp, đọc sách là để tự học; đọc các bài văn đoạt giải là để mở rộng tầm mắt và bồi dưỡng tâm hồn, và cũng là để học bạn, như ông cha ta vẫn thường nhắc nhở: “Học thầy không tày học bạn ”.
Hi vọng nội dung Tuyển chọn 35 bài văn đoạt giải thi học sinh giỏi lớp 2 sẽ trở thành người bạn quý mến và thân thiết của tuổi thơ. Nó sẽ trở thành “Cẩm nang Tập làm văn” cùng đồng hành với các em trên con đường phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
Chúc các em học tập đạt kết quả cao
Nội dung chính
Bài 1: Đóng vai cậu bé, kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Bài làm
Trước đây, tôi vốn cẩu thả, lười biếng. Mó chân tay vào bất cứ việc gì cũng chỉ làm qua loa cho xong chuyện, được chăng hay chớ. Hễ sờ đến quyển sách, động đến cây bút là tôi ngáp ngắn, ngáp dài. Chữ tôi viết nguệch ngoạc như gà bới. Suốt ngày, tôi chỉ thích rong chơi, lêu lổng đó đây.
Một hôm trên đường đi chơi, tôi nhìn thấy một bà cụ mặc váy áo nâu sồng, tóc bạc trắng, đang lúi húi mài một thỏi sắt vào một tảng đá bên vệ đường. Thấy lạ, tôi đến gần, lễ phép cất tiếng hỏi:
Bà ơi! Bà đang làm gì thế?
Bà đang mài kim, cháu ạ. Mài kim để khâu quần, vá áo…
Nghe nói vậy, tôi ngạc nhiên hỏi:
Bà ơi! Thỏi sắt cứng thế, to thế, làm sao bà có thể mài thành kim được?
Bà cụ ngước mắt nhìn tôi, rồi mỉm cười, nhẹ nhàng giảng giải:
Sắt cứng lắm! Nhưng bà cứ mài, cứ mài, mỗi ngày mài sắt sẽ nhỏ hơn đi một tí, sẽ có ngày sắt thành kim. Làm việc gì cũng phải chuyên cần và bền bỉ cháu ạ. Cũng như việc học hành, cháu chuyên cần đèn sách, ắt có ngày thành tài…
Tôi chợt hiểu ra, liền quay về nhà và học bài.
Lê Anh Tú, 2A
Trường Tiểu học Anh Sơn – Nghệ An
Bài 2: Đóng vai bà cụ, kể lại cáu chuyên “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Bài làm
Một hôm, tôi đang cặm cụi cầm thỏi sắt mài vào tảng đá bên vệ đường thì bất ngờ có một cậu bé đi tới. Cậu bé cứ đứng vậy xem tôi mài sắt. Một lúc sau, cậu cất tiếng hỏi:
Bà ơi! Bà đang làm gì thế?
Nghe tiếng hỏi ngây thơ dễ thương, tôi ngước nhìn cậu bé rồi trả lời:
Bà đang mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo cháu ạ!
Cậu bé tò mò, ngạc nhiên lắm, lại hỏi:
Thỏi sắt to và dài như thế, cứng như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Tôi nghĩ đâu chỉ riêng cậu bé này mà trên đời cũng có nhiều người suy nghĩ như thế, bèn ôn tồn giảng giải:
Thỏi sắt tuy to, dài và rất cứng, nhưng ta cứ bền bỉ mài, mỗi ngày nó sẽ nhỏ đi một tí, mài mãi ắt thành kim. Giống như cháu đi học, cứ chăm chỉ kiên nhẫn đèn sách, ôn luyện thì ắt có ngày thành tài.
Cậu bé như chợt hiểu ra. Cậu lễ phép chào tôi rồi vui vẻ quay về nhà. Hình như từ đó cậu ta không chơi bời lêu lổng nữa…
Nguyễn Văn Quỳ, 2C
Trường Tiểu học Vắn Đổn – Quảng Ninh
Bài 3: Nhập vai một người bạn của Na, hãy kể lại cân chuyện “Phần thưởng”.
Bài làm
Ở lớp em, Na là một cô bé rất hiền lành được các bạn trong lớp quý mến. Na đã có nhiều việc làm tốt đẹp, cảm động như gọt bút chì giúp bạn Lan, tặng bạn Minh nửa cục tẩy… Na còn nhiều lần làm trực nhật giúp các bạn bị mệt… Na rất cố gắng, chăm chỉ học hành, nhưng Na chưa đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhiều lúc Na hơi buồn.
Cuối năm học, cả lớp chúng em sôi nổi bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Na chỉ yên lặng ngồi nghe các bạn nói. Na biết mình chưa giỏi môn học nào.
Một buổi sáng vào giờ ra chơi, em và các bạn túm tụm, thầm thì với nhau, bàn bạc một điều bí mật. Theo lớp trưởng, chúng em kéo đến gặp cô giáo.
Cô giáo vui lắm, khen cả lớp có một sáng kiến rất hay.
Buổi lễ tổng kết hôm ấy diễn ra thật trang trọng, vui vẻ. Nhiều học’sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng trong tiếng vỗ tay vang dội. Cha mẹ chúng em ánh mắt rạng rỡ niềm vui khi nghe cô giáo đọc tên con mình.
Bất ngờ, cô giáo nói:
– Đây là một phần thưởng đặc biệt. Tập thê’ học sinh lớp 2A đã đề nghị tặng bạn Na. Na chưa đạt danh hiệu học sinh giỏi, nhưng em có tấm lòng cao quý.
Na xúc động quá. Đỏ bừng mặt, Na đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy cả phòng họp. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. Chúng em hướng về Na với niềm vui, niềm tự hào dào dạt.
Lê Thị Thái Hằng, 2A
Trường Tiểu học Thọ Xuẳn – Thanh Hoá
Bài 4: Hãy đóng vai Nai Nhỏ, kể lại một vài mẩu chuyện về người bạn yêu quý của mình.
Bài làm
Tôi là Nai Nhỏ. Tôi có một người bạn yêu quý rất đáng tự hào. Một hôm, tôi xin phép cha được đi chơi xa một chuyến cùng bạn. Cha tôi nhẹ nhàng nói:
Cha không ngăn cản con. Đi cho biết đó biết đây… là một điều hay. Nhưng cha muốn biết đôi điều về bạn của con. Con hãy kể cho cha nghe.
Cha ạ, bạn của con đáng yêu lắm. Có lần trên đường đi, chúng con bị một hòn đá to chắn lối. Bạn con chỉ hích vai một cái, tức thì hòn đá đã lăn sang một bên.
Cha tôi liền cười và khen:
Bạn con khoẻ quá! Nhưng cha vẫn lo cho con. Bạn con còn có điều gì tốt dẹp nữa?
Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ suối tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay, thoát nạn. Thật hú vía!
Cha tôi mỉm cười, nói:
Bạn con quả là thông minh, bình tĩnh và rất nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo. Trên đường đi còn nhiều rủi ro, nguy hiểm lắm!
Tôi bèn kể tiếp:
Một lần khác nữa, chúng con đang ngồi nghỉ chân và ngắm cảnh trên bãi cỏ non thì thấy một lão Sói hung ác đang đuổi bắt cậu Dê Non. Dê Non vừa hốt hoảng chạy vừa cất tiếng kêu tuyệt vọng. Tức thì, bạn con phóng tới như bay, dùng đôi gạc nhọn và sức mạnh húc lão Sói ngã ngửa, cứu được Dê Non.
Cha tôi nghe nói thế, mừng rỡ thốt lên:
Đó là điều tốt nhất. Trời ơi! Bạn con thật dũng cảm, hào hiệp quá! Con trai bé bỏng và yêu thương của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.
Trần Quý Đôn, 2A
Trường Tiểu học Bình Lục-Hà Nam
Bài 5: Nhập vai bạn Lan học lớp 1A, kểlạỉ câu chuyện “Chiếc bút mực”.
Bài làm
Trong lớp 1A, hầu như tất cả học sinh đều được viết bút mực, chỉ còn lại em là bạn Mai phải viết bút chì. Nhiều hôm cô giáo động viên em và Mai học cố lên để đuổi kịp các bạn.
Sáng hôm ấy, cô giáo gọi em lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô. Nước mắt Mai ứa ra. Mai buồn lắm vì giờ đây trong lớp 1A chỉ còn lại một mình Mai là phải viết bút chì.
Em cứ loay hoay mãi, lục khắp cặp sách, tìm đủ mọi ngăn nhưng không tìm thấy cây bút “Hoa Hồng” đâu cả. Em đỏ bừng mặt, run lên rồi gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên, đi đến bên cạnh em, nhẹ nhàng hỏi:
Em Lan làm sao thế?
Em vừa lau nước mắt vừa nói:
Thưa cô, tối qua, anh trai em mượn bút quên không bỏ bút vào cặp cho em…
Nghe em khóc, Mai nhìn em, đôi tay cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Mai mở hộp bút ra rồi đóng lại… Cuối cùng, Mai lấy bút đưa cho em và nói:
Lan cầm lấy bút, viết đi! Mình đang viết bút chì…
Em cảm động quá khi nghe Mai nói. Cô giáo thoáng chút bối rối, nhưng rất vui. Cô khen Mai:
Mai ngoan lắm! Hôm nay, cô cũng định cho em được viết bút mực vì em cũng đã viết khá rồi.
Mai có vẻ thấy tiếc, nhưng bạn đã nói:
Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan dùng bút em viết trước đi cũng được.
Cô giáo mỉm cười, đi vội về phía bàn. Cô mở cặp ra lấy một chiếc bút máy mới tinh, đưa cho Mai:
Cô cho em mượn. Hãy viết đi, viết cho thật đẹp. Em thật đáng khen.
Trần Phương Thảo, 2D
Trường Tiểu học Tô Hoàng – Hà Nội
Bài 6: Kể lại toàn bộ câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”.
Bài làm
Bé Hà là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Hà được các bạn quý mến, được tôn vinh là nhà phát minh, cây sáng kiến của lớp.
Một tối, Hà khẽ hỏi bố:
Bố ơi, sao không có “ngày của ông bà ”, bố nhỉ?
Bố âu yếm nhìn đứa con thơ, mỉm cười, ngạc nhiên. Hà bèn nói với bố:
Con đã có ngày 1 tháng 6. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
Hai bố con Hà bằn bạc với nhau mãi, rồi chọn ngày lập đông làm “ngày ông bà ”, Vì ngày lập đông, trời bắt đầu rét, mọi người cần quan tâm, chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.
Ngày lập đông năm đó sắp đến gần, Hà suy nghĩ, băn khoăn mãi mà chưa biết nên chọn món quà nào biếu ông bà.
Bố khẽ nói vào tai đứa con gái bé bỏng điều gì đó. Bé Hà ngả đầu vào vai bố:
Con sẽ cố gắng, bố ạ.
Cả hai bố con Hà cùng cười.
Đến ngạy lập đông, các chú, các bác, các cô,… kéo về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà nói:
Con cháu hiếu thảo, đông vui thế này thì ông bà sẽ sống trăm tuổi.
Ông thì ôm lấy bé Hà vào lòng, và nói:
Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.
Nguyễn Thị Ý Nhi, 2A
Trường Tiểu học Lê Vàn Tám – Hà Nội
Bài 7: Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em.
Bài làm 1: Ông nội của em
Ông nội của em là một sĩ quan pháo binh. Ông về hưu với quân hàm Trung tá. Nãm nay, ông vừa tròn 70 tuổi. Ông bị thương ba lần. Ngày đi bô đội, ông mới đọc thông, viết thạo. Ông cho biết, ông từng làm lính xung kích dự trận Điện Biên Phủ, từng đánh Khe Sanh, Bình Giã, tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn.
Ông cao to, khoẻ mạnh. Bà con trong họ, ngoài làng đều kính trọng ông. Ông dành phần lớn tiền hưu trí cho việc học tập của các cháu. Em rất yêu kính ông nội.
Lê Bá Hàm, 2A
Trường Tiểu học Quỳnh Lâm
Huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An
Bài làm 2: Bà ngoại của em
Năm nay, bà ngoại của em đã bước sang tuổi 60. Bà là bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, đã về hưu. Mẹ em là con gái út của ông bà. Ông đã mất, cậu Hưng là liệt sĩ, bà ở với gia đình em.
Bà có gương mặt phúc hậu, ăn nói dịu dàng, sống lịch thiệp nên được mọi người quý mến. Bà ham đọc sách báo. Bà rất khéo tay, thường bày cho mẹ em và em cách chế biến thức ăn và dọn cỗ. Mọi người thường bảo mẹ em xinh đẹp như bà thời con gái.
Bà rất thương bố mẹ em và các cháu. Bà mừng lắm khi anh Quang thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội. Bà vẫn dạy em học viết và tập làm tính.
Em chỉ cầu mong bà em được khoẻ mạnh, sống yên vui cùng con cháu.
Lê Thị Thu Nga, 2C
Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Hà Nội
Bài 8: Kể lại toàn bộ cáu chuyện “Bà cháu”.
Bài làm
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai em bé ở với bà. Nhà tuy nghèo khó nhưng ba bà cháu sống êm đềm, ấm cúng trong túp nhà gianh nhỏ bé.
Một hôm, có một cô tiên ghé vào nhà, tặng hai anh em một hạt đào và dặn đi dặn lại: “Đây là hạt đào tiên. Ngày não bả mất, các cháu nhớ gieo hạt đăo này cạnh mộ, chăm sóc cho cây đào tươi tốt thì hai anh em cháu sẽ được giàu sang, phú quý”.
Bà mất, hai anh em nhớ lời cô tiên căn dặn đã đem hạt đào ươm vào cạnh mộ bà, ngày ngày ra sức chăm nom, tưới bón. Chăng bao lâu sau, cây đào trở nên tươi tốt, đơm hoa, kết trái. Quả vàng, quả bạc trĩu cành.
Sống trong cảnh giàu sang, nhà cửa đầy vàng bạc châu báu, nhưng hai anh em vẫn buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Lúc nào, hai anh em cũng cảm thấy trống trải, cô đơn.
Ít lâu sau, cô tiên lại hiện lên. Cả hai anh em đều oà khóc, một mực xin cô hoá phép cho bà được sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà cháu sống lại thỉ ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu được không? ”. Hai anh em vái lạy cô tiên và nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại. Chúng cháu cảm ơn vô cùng”.
Cô tiên liền phất nhẹ chiếc quạt màu nhiệm. Tức thì, lâu đài, vàng ngọc, ruộng vườn của hai anh em biến mất. Người bà yêu quý móm mém, hiền từ hiện ra, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Từ đó ba bà cháu lại sống hạnh phúc bên nhau.
Trần Phương Trà, 2A
Trường Tiểu học Phú Vang – Thừa Thiên – Huế
Bài 9: Kể lại cáu chuyện “Hai anh em”.
Bài làm
Ngày xưa ở một làng nọ có hai anh em nhà kia cùng cày chung trên một thửa ruộng. Vụ gặt cũng vậy, họ gặt lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả trên bờ ruộng.
Một đêm sau ngày gặt, người em nghĩ: “Hoàn cảnh gia đình anh ta khó khăn. Anh còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng hằng phần lúa của anh thì thật không hợp tình, hợp lí”. Nghĩ vậy, người em đi ra đồng, lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Cũng đêm hôm ấy, người anh trằn trọc mãi rồi bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả, còn nhiều việc phải lo toan. Nếu phần lúa của vợ chồng mình cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi người anh đi ra đồng giữa đêm khuya, lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Ngay sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ ngạc nhiên vô cùng khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Rồi một đêm sau đó, hai anh em cùng ra đồng ngồi rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa to định bỏ thêm cho người kia. Hai anh em rất xúc động, ôm chầm lấy nhau. Nước mắt ứa ra, lăn dài trên gò má.
Nguyễn Thiệu Hùng, 2A
Trường Tiểu học Phùng Hung
Sơn Tây – Hà Nội
Bài 10: Đóng vai Bé, hãy kể lại toàn bộ câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”
Bài làm
Em tên là Bé. Em rất thích các vật nuôi như chó, mèo… nhưng bố mẹ không nuôi con nào nên em đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Em và Cún Bông đã trở thành đôi bạn rất thân, thường tung tăng chạy nhảy khắp vườn.
Một hôm, em và Cún Bông chạy nhảy trong vườn, em vấp phải khúc gỗ, ngã sõng soài, không đứng dậy được. Cún Bông thấy vậy, rối rít có vẻ muốn giúp nhưng không được. Em khóc. Cún Bông chạy đi gọi người đến cứu em.
Chân của em bị sưng vù, vết thương khá nặng phải đi bó bột. Em phải nằm bất động trên giường. Bạn bè cùng lớp kéo nhau đến thăm, mang cho nhiều quà. Nhưng khi các bạn ra về, em lại buồn, buồn lắm. Mẹ lo lắng và an ủi, nhưng em vẫn buồn. Mẹ ôm con gái vào lòng, thủ thỉ hỏi:
Vết thương sắp lành rồi. Con sẽ lại được đi học, đi chơi. Mẹ thương con lắm. Con muốn mẹ giúp gì nào?
Mẹ ơi! Con nhớ Cún Bông lắm!
Mẹ mỉm cười. Mẹ xoa đầu con gái bé bỏng của mẹ.
Ngày hôm sau, bác hàng xóm đưa Cún sang. Nó vẫy đuôi mừng rối rít. Nó chạy vòng quanh giường của em. Em muốn nhảy xuống ôm nó vào lòng, cùng nó đi chơi, cùng nhảy nhót trong vườn nhưng chân em còn đau lắm. Cún như hiểu được cảnh ngộ của em, có lúc nước mắt nó ứa ra. Thế rồi từ hôm đó trở đi, ngày nào Cún cũng sang chơi. Khi thì nó mang cho em con búp bê tóc vàng. Khi thì nó mang cho em quyển sách, chiếc bút… Nó vẫy đuôi rối rít khi em đưa tay nhận quà. Cún Bông đã truyền cho em tình thương và sức mạnh để hồi phục nhanh chóng.
Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của em đã lành hẳn. Mẹ cũng rất vui. Bác sĩ nhìn em vuốt ve Cún mà mỉm cười. Bác sĩ hiểu Cún đã đem đến cho em bao niềm vui trong những ngày chân bó bột, và chính Cún đã giúp em mau lành vết thương.
Tạ Minh Đức, 2A
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
Quận Lê Chân – Hải Phòng
Bài 11: Kể lại câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió”
Bài làm
Trong các vị thần thì Thần Gió dữ tợn và ghê gớm lắm. Thần bẻ cây, Thần xô ngã bất cứ ai. Từ khi loài người rời hang núi, đi dần về đồng bằng và vùng ven biển thì Thần Gió càng hoành hành dữ dội.
Một hôm, ông Mạnh gặp Thần Gió. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông Mạnh lồm cồm bò dậy, mặt đỏ tía tai, quát:
– Thật độc ác!
Thần Gió ôm bụng cười rồi ngạo nghễ bay đi.
Ông Mạnh căm lắm! Ông quyết tâm chống trả. Ba lần ông làm nhà đều bị Thần Gió xô đổ, hất tung vách, tung mái. Cuối cùng, ông Mạnh vào rừng đốn gỗ lim đem về làm cột, khuân nhiều tảng đá lớn làm tường… Ông Mạnh đi vòng quanh ngôi nhà xem xét mãi.
Nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió lại ào ào xô tới. Lấy tay đập cửa, quát tháo ầm ầm:
Tên Mạnh kia! Mở cửa ra ngay!
Không! Sáng mai, ta sẽ mở cửa cho ông vào!
Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa. Cây cối xung quanh bị Thần Gió bẻ gãy, xô đổ ngổn ngang. Còn ngôi nhà ông vẫn đứng vững. Ông Mạnh mỉm cười…
Mấy tháng sau, Thần Gió lại đến, vào thăm nhà ông Mạnh với dáng vẻ khoan thai, hiền từ. Ông Mạnh và Thần Gió chuyện trò vui vẻ. Từ đó, Thần Gió hay đến chơi, mang hương hoa và gió mát đến cho vườn cây và ngôi nhà của ông Mạnh. Hai bên cùng hiểu nhau hơn, thân mật hơn.
Hoàng Giang, 2A
Trường Tiểu học Lộc Hạ – Nam Định
Bài 12: Kể lại câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
Bài làm
Giữa khu vườn, cạnh bờ rào, trong đám cỏ dại, một bông cúc trắng nở xoè thắm tươi. Một chú sơn ca sà xuống, ngắm nghía, hót lên véo von:
– Cúc ơi! Cúc xinh đẹp thế! Cúc yêu kiều thế!
Cúc rung động, nghiêng nghiêng, đung đưa theo làn gió nhẹ. Chim líu lo hót mãi rồi mới vỗ cánh bay lên giữa trời xanh bao la.
Tờ mờ sáng hôm sau, cúc vừa xoè cánh đón ánh hồng bình minh thì bỗng giật mình nghe sơn ca cất lên những tiếng buồn đau thê thảm. Sơn ca đã bị ai đó bắt nhốt vào lồng son. Bông cúc trắng vô cùng thương cảm, nhưng không thể nào cứu được sơn ca.
Trưa hôm ấy, có hai cậu bé đi vào vườn cắt nắm cỏ tươi, cắt cả bông cúc đem về bỏ vào lồng son. Chim đói và khát gần khô cổ họng. Chim vặt hết lá cổ xanh để ãn mà vẫn khát. Nhưng chim vẫn không đụng đến bông hoa. Cúc toả hương thơm ngào ngạt an ủi sơn ca. Đêm ấy, sơn ca chết trong đói, khát. Bông cúc trắng cũng đã héo lả đi vì thương xót. Gió thì thào suốt đêm vì cảm thương cho chim sơn ca và bông cúc trắng bất hạnh.
Sáng hôm sau, hai cậu bé mở lồng son, đem xác sơn ca đặt vào một chiếc hộp rất đẹp và.chôn cất thật long trọng. Họ còn đặt bông cúc trắng lên mộ sơn ca. Tội nghiệp con chim. Sao các cậu lại bắt nó nhốt vào lồng son, để nó bị chết đói, chết khát? Còn đâu nữa tiếng hót sơn ca mỗi sáng, mỗi chiều! Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng ngắt nó, thì hôm nay, chắc nó vẫn đang khoe sắc dưới ánh mặt trời.
Nguyễn Bình Giang, 2B
Trường Tiểu học Tô Hoàng – Hà Nội
Bài 13: Kể tại toàn bộ câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” qua lời kể của chú Chồn.
Bài làm
Tôi là Chồn. Giữa muôn loài muông thú, tôi vẫn tự hào cho mình là thông minh, mưu trí và tinh khôn nhất. Nhưng sau ngày thoát nạn tôi mới “mở mắt ra” ,và cảm thấy “ra đường còn lắm kẻ giỏi hơn ta ”.
Câu chuyện như thế này:
Tôi có một người bạn thân tên là Gà Rừng. Hai đứa vẫn cùng nhau rong chơi khắp đồi gần đến rừng xa. Một hôm, tôi hỏi Gà Rừng:
Cậu hay gáy, hay hát như thế, cậu có bao nhiêu trí khôn?
Mình chỉ đẹp mã thôi, chứ trí khôn chỉ có một.
Tôi kiêu ngạo nói:
Ơ, ít thế thôi ư? Mình có đến hàng trăm.
Một buổi sáng sau đó, tôi và Gà Rừng đang dạo chơi ở ven rừng, chợt một người thợ săn xuất hiện. Hai đứa chúng tôi vô cùng sợ hãi và cuống quýt chạy đến . một cái hang sâu để ẩn nấp. Lão ta đuổi theo và .nói to: “Có mà trốn đằng trời!
Rồi lão lấy gậy thọc vào hang.
Gà Rừng thấy nguy quá, hỏi tôi:
Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
Tôi vừa thở vừa buồn bã nói:
Chết đến nơi rồi! Trong cơn nguy cấp này, trong đầu mình chẳng còn một tí trí khôn nào cả.
Gà Rừng nói nhỏ vào tai tôi, dặn: “Cứ như thế, như thế!”. Tôi bị đẩy vào hang sâu.
Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Lão thợ săn đã bắt được Gà Rừng. Thấy Gà Rừng đã cứng đờ, đôi mắt nhắm tịt lại, lão tưởng con mồi đã chết, bèn quẳng xuống bãi cỏ, cầm gậy thọc vào hang bắt tôi. Thình lình, Gà Rừng kêu lên một tiếng thật to, vùng chạy. Lão thợ sãn đuổi theo. Chỉ chờ thế, tôi vọt ra, ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, trốn thoát.
Hôm sau, gặp lại tôi, Gà Rừng chỉ cười và nói: ‘Thật hú vía!”. Tôi mắc cỡ, nói với Gà Rừng:
– Bái phục cậu! Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
Trần Mạnh Giao, 2C
Trường Tiểu học Lệ Thuỷ – Quảng Bình
Bài 14: Kể lại truyện cổ “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
Bài làm
Hùng Vương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Mị Nương, xinh đẹp tuyệt trần. Đức vua muốn kén cho nàng một người chồng tài giỏi.
Một hôm, có hai chàng trai tuấn tú, cùng đến xin cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao; một người là Thuỷ Tinh, vua vùng nước thẳm.
Trước sân rồng, điện ngọc, hai chàng trai thi tài. Cả đất trời rung chuyển. Vua Hùng không biết kén chọn ai, đành phán:
– Sáng sớm ngày mai, ai đem lễ vật đến trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật gồm đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước, vua Hùng cho chàng đón Mị Nương về núi.
Thuỷ Tinh chậm một bước đến sau, không lấy được người đẹp. Vô cùng tức giận, Thuỷ Tinh xua bộ tướng đuổi theo Sơn Tinh quyết giành lại Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, sấm sét đùng đùng, dâng nước ào ào tiến đánh Sơn Tinh. Cả một vùng Phong Châu, Ba Vì,… chìm trong bể nước mênh mông. Thuồng luồng, rắn rết, ba ba, thuỷ quái nhăn nanh há mõm, ngược sông Đà xông tới. Sơn Tinh cùng chiến tướng ra sức chống đỡ. Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau dữ dội, ác liệt suốt đêm ngày, kéo dài tuần này qua tháng khác. Cuối cùng, Thuỷ Tinh bị thiệt hại nhiều, đuối sức. ‘ành phải rút quân về.
Nhưng từ đó về sau, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh để rửa hân, gây ra cảnh mưa bão, lũ lụt khắp nơi. Thuỷ Tinh vẫn thua hoài, thua mãi.
Cho đến ngày nay, dân gian vẫn truyền tụng câu ca:
Núi cao, sông hãy còn dài,
Nâm năm báo oán, đời đời đánh ghen.
Hoàng Đình Quang, 2A
Trường Tiểu học Cù Chính Lan
Thành phố Hoà Bình
Bài 15: Kể lại cáu chuyện “Bóp nát quả cam” mà em đã được học.
Bài làm
Nhà Nguyên đã nhiều lần sai sứ giả sang sách nhiễu nước ta, làm đủ mọi điều ngang ngược. Lần này, sứ giặc lại đến đòi Triều đình và vua Trần cho “mượn đường” để đánh Chiêm Thành. Cả kinh thành Thăng Long xôn xao. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận bọn sứ giặc.
Sáng hôm ấy, Vua họp hội nghị bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Cũng là một Vương hầu nhưng Trần Quốc Toản mới 16 tuổi nên không được dự hội nghị bàn việc nước. Quốc Toản đứng trên bến Đông Bộ Đầu, quyết đợi gặp vua Trần Nhân Tông để nói lên hai tiếng “xin đánh Quân cấm vệ canh gác nghiêm mật. Mấy lần Quốc Toản xô ngã lính canh, xăm xăm xông xuống bến. Bị giữ lại, Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm quát lớn:
Ta xuống xin bệ kiến Vua. Không kẻ nào được ngăn cản ta, không được giữ ta lại.
Quân cấm vệ đứng vây chặt vòng trong vòng ngoài. Bến sông càng trở nên ồn ào.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền tạm nghỉ. Đức Vua và các Vương hầu ra ngoài mui thuyền ngắm cảnh.
Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:
Cho giặc mượn đường là mất nước! Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, Quốc Toản đặt thanh gươm đã tuốt trần lên gáy, cúi đầu xin chịu tội.
Vua truyền cho chàng Vương hầu trẻ tuổi đứng dậy và ôn tồn bảo:
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy ngươi còn trẻ mà đã biết lo cho vận mệnh sơn hà xã tắc, thật đáng khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng còn ấm ức. Chàng nghiến răng khi nghĩ đến lũ giặc cướp nước. Tay cầm quả cam, chàng bóp nát từ bao giờ!
Lê Thị Vân, 2C
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu – Hà Nội
Bài 16: Kể lại một câu chuyên mà em đã được nghe kể hoặc đã đọc.
Bài ìàm
Mẹ con đàn chuột và mãnh hổ
Ở khu rừng nọ, lau lách bạt ngàn, là nơi ngự trị của mãnh hổ, không hề có một con vật nào dám bén mảng tới.
Một hôm, chuột mẹ dẫn đàn con đi qua. Hổ đang nằm ngủ, nghe tiếng kêu liền tỉnh giấc. Hổ tóm được chuột mẹ, toan bỏ vào miệng nuốt thì nghe chuột mẹ van lơn: “Ngài làm phúc tha mạng cho tôi. Tôi đang còn nuôi nấng một đàn con thơ”. Nghe mẹ kêu, đàn chuột con kéo đến, quỳ lạy van xin. Chúng cùng cất tiếng: “Xin chúa sơn lâm tha mạng cho! Sau này, mẹ con chúng con sẽ đền ơn đáp nghĩa”.
Mãnh hổ thả chuột mẹ, rồi nói: “Đây là giang sơn của ta. Ta làm phúc cho mẹ con nhà ngươi. Đi đi!,..”.
Cuối năm đó, chúa sơn lâm bị sa bẫy của người thợ rừng. Nghe tiếng rống, tiếng gầm thất thanh của hổ, đàn chuột kéo đến. Chuột mẹ cùng đàn con xông vào cắn tung hết mắt lưới này đến mắt lưới nọ. Loáng một lúc, chúa sơn lâm được cứu thoát.
Tối hôm ấy, nằm trong hang, chúa sơn lâm nói với vợ con: “Nếu không có đàn chuột cứu giúp thì ta đã bị tay thợ rừng nấu cao rồi! Ta không ngờ đàn chuột bé tí lại ăn ở chung thuỷ tình nghĩa thế!”…
Trương Tuấn Bành, 2A
Trường Tiểu học Đại Lộc – Quảng Nam
Bài 17: Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em trong năm học lớp hai Tiểu học.
Bài làm
Đi viếng mộ cô giáo
Chiều mùng 8 tháng 3 được nghỉ học, chúng em gồm năm đứa: Thành, Phú, Đồng, Chuyên và em rủ nhau đi viếng mộ cô giáo Lý Ngọc Kiều.
Cô Kiều dạy lớp 1A trường Tiểu học Lê Quý Đôn là chủ nhiệm lớp chúng em. Gần cuối năm học thì cô bị tai nạn giao thông. Cô qua đời khi mới 38 tuổi. Cả trường vô cùng thương tiếc.
Lớp 1A có 42 học sinh đều chít khăn tang đưa cô về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đứa nào cũng khóc, thương tiếc cô vô cùng.
Gần bốn giờ chiều, chúng em đi tới nghĩa trang. Sau khi bày hoa lên trước bia mộ, thắp nến, thắp hương, năm đứa chúng em ngồi khóc và khấn thầm cô giáo. Nhìn khói hương toả, đứa nào cũng xúc động, cảm thấy cô đang hiển hiện dạy chúng em đọc bài thơ, có 4 câu mà đứa nào cũng thuộc, cũng nhớ:
Trường của em be bé,
Nằm lặng giữa rừng cây.
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay.
Hơn 5 giờ, hương đã tàn. Chúng em xếp hàng khấn hương hồn cô giáo Lý Ngọc Kiều. Ra về, cặp mắt đứa nào cũng đỏ hoe.
Lê Đức Quang, 2A
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn – Thái Bình
Bài 18: Tả cây gạo noi làng quê.
Bài làm
Bốn phía làng Xuân Ngọc quê em đều trổng nhiều cây gạo. Lá gạo xoè ra to bằng bàn tay người lớn, màu xanh nhạt. Thân cây gạo to bằng cột đình làng, cao thẳng đuột. Cành chĩa ra bốn phía như những cánh tay dũng sĩ. Tết trồng cây năm nào cũng vậy, các cụ già làng em lại vun gốc và tưới phân cho những cây gạo.
Tháng ba, gạo ra hoa. Nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi. Tháng tư, trong nắng hè chói chang, cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Sớm sớm, chiều chiều, có hàng trăm con chim kéo đến: chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ,… Chúng hát, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo.
Gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng tinh mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi chân trời. Bông gạo bay lơ lửng như những chiếc khăn voan tuyệt đẹp.
Cây gạo là một trong những vẻ đẹp của quẽ em. Nãm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu.
Lê Xuân Thịnh, 2A
Trường Tiểu học Chí Linh – Hải Dương
Bài 19: Tả cây cam nơi vườn quê.
Bài làm
Vườn nhà em có ba gốc cam. Cam bằng tuổi em Lý: ba tuổi. Em Lý đã đi nhà trẻ. Cam đã cho trái ngọt hai vụ rồi. Giống cam Canh được chú Tuân kĩ sư nông nghiệp mua tặng bố mẹ em.
Mỗi cây cam ngự trị một khoảnh riêng trong vườn. Cuối tháng Chạp, bố bón cho cam một lớp phân dày, xới đất vun gốc thành một cái vồng cao, xung quanh xếp gạch chỉ.
Đầu tháng Giêng, trong tiết mưa xuân, cam nảy nụ chúm chím bằng hạt đỗ xanh, hạt bắp. Nụ cam màu trăng trắng pha sắc tím, Trong nắng xuân ấm áp, cam nở hoa trắng phau phau. Mỗi bông hoa là một ngôi sao nhỏ có năm sáu cánh, nhuỵ hoa màu vàng mật ong. Mỗi cây cam có đến hàng nghìn, hàng vạn bông hoa toả hương thơm ngào ngạt. Chỉ sau một đêm mưa gió, hoa cam rụng trắng vườn. Cuối tháng ba đầu tháng tư, cam bắt đầu kết trái. Lúc ấy vẫn còn nhiều ong bướm lượn quanh cây cam. Lúc đầu, lá cam nhỏ xíu hình cái nậm rượu màu vàng nhạt rồi chuyển thành màu rêu, lâu dần thành màu xanh. Quả cam bằng hạt ngô, bằng hòn bi, rồi bằng quả cà treo trĩu cành. Đến tháng bảy, tháng tám, quả cam đã to bằng nắm tay em Lý, nước mọng căng tròn, rồi đỏ trôn. Đầu tháng Chạp, cam chín đỏ cành, trông thật đẹp.
Cam Canh là thứ cam bóc, vỏ mỏng, nước mọng và ngọt. Hầu như không có hạt. Mỗi gốc cam nhà em có đến bốn, năm trăm quả. Cam để bày lên bàn thờ ông bà. Cam để biếu chú Tuấn, cam để ăn. Mẹ vẫn gánh cam lên chợ thị xã bán.
Nguyễn Thị Hà Vi, 2E
Trường Tiểu học Xuân Mai- Sơn Tây
Bài 20: Tả cây phượng nơi sân trường (hay trong vườn hoa, trên đường phố).
Bài làm
Giữa sân trường em có cây phượng. Thầy Xuân hiệu trưởng cho biết cây phượng đã được trồng trong dịp Tết trồng cây năm 2001.
Cây phượng cao. Ngọn phượng đã vươn tới nóc nhà hai tầng. Gốc phượng to, phải anh học sinh lớp Năm mới ôm xuể. Lên cao hơn hai mét, cây phượng có ba cành, mọc chĩa ra ba phía, lao vứt lên, tạo thành tán xanh với bao cành lá xum xuê.
Mùa xuân, lá phượng xanh mơn mởn. Mỗi cành có nhiều chùm lá. Mỗi lá phượng có đến mấy chục, mấy trăm tia lá nhỏ và mỏng chia đều và mọc đều về hai phía cuống lá. Mỗi chùm có nhiều lá. Lúc còn non, lá phượng như những chiếc vòi xanh ngọc, có người bảo đó là vòi phượng. Gió thổi, những vòi phượng rung rinh như múa lượn.
Mùa hè, lá phượng xanh non toả mát sân trường. Phượng nở hoa từng chùm đỏ rực. Nụ phượng chúm chím, to nhỏ khác nhau, như hòn bi hồng, như đầu ngón tay thiếu nữ. Lớp hoa phượng này tàn thì lớp hoa phượng khác lại nở tiếp kéo dài trong mùa hoa phượng suốt ba tháng tư, năm, sáu. Mùa hè, hoa phượng gọi đàn ve đến. Ve kêu râm ran, ve kêu dắng dỏi khắp sân trường.
Em rất thích cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc phượng. Buổi sớm đi học vừa đến cổng trường, em thường dừng lại ngắm cây phượng, hoa phượng, ngắm mãi không chán.
Nguyễn Thị Nhàn, 2A
Trường Tiểu học Trần Tế Xương
Thành phố Nam Định
Bài 21: Tả một loài hoa mà em yêu thích.
Bài làm
Hoa cúc
Ngày xưa chỉ mùa thu mới có hoa cúc: “Sen tàn cúc lại nở hoa… ”.
Ngày nay, cúc nở bốn mùa, cúc bán quanh năm. Em rất yêu thích hoa cúc. Cúc có hàng chục loài, loài nào cũng đẹp, cũng quý. Cúc đại đoá vàng hoặc trắng, nở xoè bằng cái bát. Cúc móng rồng, cánh hoa cong lại đủ tư thế khác nhau, hoặc so le, cánh cong hờ, hoặc cánh lơ đãng duỗi, cánh trễ xuống, cánh vút lên. Cúc tím kín đáo, khiêm nhường. Hoàng kim tháp cúc bông nhỏ, cánh nhỏ, màu vàng tươi, vàng óng. CÚQ bách nhật, cúc ngũ sắc như bướm bay.
Một đĩa cúc vàng vài bông, một cành hoa cúc hai ba đoá cắm lọ… sẽ làm cho cuộc đời thêm ý vị, thần tiên. Ông em nói: “Ngắm cúc dưới vầng trăng thu mới thật thủ vị ”.
Hoàng Gia Hợp, 2B
Trường Tiểu học Trung Văn – Hà Nội
Bài 22: Tả vẻ đẹp cây xanh, bóng mát.
Bài làm
Màu xanh của quê hương
Làng Xuân Vọng, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi có ngôi đình Xuân, có chùa Vọng, hai di tích văn hoá nổi tiếng quanh vùng, là niềm tự hào của bà con làng xã. Vẻ đẹp của làng tôi còn là vẻ đẹp của màu xanh. Màu xanh của cây cỏ, màu xanh của sự sống và màu xanh của lúa, ngô, khoai…
Vườn trường tôi có hàng trăm cây bạch đàn khoảng chín, mười tuổi tạo thành một bức tường xanh.’ Hoa bạch đàn cho ong mật. Hương bạch đàn làm ngây ngất tuổi thơ chúng tôi.
Con sông Yên nước trong xanh bốn mùa, có cầu gỗ dài gần ba mươi mét, rộng sáu mét bắc qua. Chúng tôi đi học về vãn đứng vịn lan can soi mình xuống dòng sông, nhìn đàn cá bơi lượn.
Quê tôi có màu xanh bát ngát mênh mông của lúa, ngô, khoai,… trên cánh đồng Vạc, cánh đồng Cò, cánh đồng Lùn, cánh đồng Chẹt, cánh đồng Cối. Màu xanh ấy đã thấm vào hồn quê luyện thành ca dao bao đời nay:
Đồng Cò, đồng Vạc xanh xanh,
Có về Xuân Vọng với anh thì về…
Tết trồng cây hằng năm của làng tôi đã trở thành ngày hội xuống đồng của già trẻ, gái trai, của hàng ngàn thầy giáo, học trò trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở Xuân Vọng. Đường làng đi về các ngõ xóm, dọc các bờ mương, bờ kênh đều xanh ngắt bóng cây. Cây đa cổ thụ ở đình Xuân, cây muỗm già ở chùa Vọng như hai chiếc lọng xanh căng lên giữa bầu trời. Đó là nơi trú ngụ, vui chơi của bầy sáo, của đàn cò, suốt sáng đến chiều ríu ran tiếng hót.
Tôi yêu làng tôi. Tôi yêu màu xanh của quê tôi. Tôi tự hào về dân làng tôi, có cả trẻ con chúng tôi đã làm nên và giữ gìn màu xanh ấm no, thanh bình ấy.
Nguyễn Thị Đan Lê, 2A
Trường Tiểu học Xuân Vọng – Bắc Ninh
Bài 23: Tả cái ba lô đựng sách vở của em.
Bài làm
Ở lớp em, nhiều bạn có túi xách, cặp sách thật đẹp. Còn em thì dùng cái ba lô bằng vải bạt của chị Hà để lại. Chị Hà vốn cẩn thận nên cái ba lô ấy vẫn còn tốt.
Cái ba lô của em màu cỏ úa. Hai cái quai bằng da màu đen, rất mềm mại. Những chiếc khoá, chiếc móc đều bằng nhựa màu, nhựa cứng rất xinh. Kéo phéc-mơ-tuya, bỏ sách vở vào, kéo khoá lại. Hai cái ngăn phụ khá xinh, ngăn nào cũng có khoá. Ngăn màu xanh, em đựng hộp bút. Ngăn màu đỏ, em đựng đồ chơi và một số thứ lặt vặt khác. Ngăn này là kho báu của em. ở nhà, em treo ba lô trên tường. Đến lóp em đặt ba lô gọn trong ngăn bàn, thật tiện lợi. Trên đường đi học hay từ trường trở về nhà, em khoác ba lô lên vai. Mưa hay nắng, sớm hay chiều, nó cùng em chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Có lúc, em cảm thấy nó đang thủ thỉ với em.
Hè sắp đến rồi. Em sắp được lên lớp ba. Sáng nay, em nói với nó: “Bạn ha ỉô ơi! Tớ với hạn đã đi được một chặng đường rồi đó! Bạn hãy chia vui với tớ nhé!
Nguyễn Trọng Hỷ, 2B
Trường Tiểu học Đình Bảng
Từ Sơn – Bắc Ninh
Bài 24: Tả cây bút máy của em.
Bài làm
Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu “Hoa Sim”. Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài mười ba xăng-ti-mét. Cái nắp bút có gài bằng kim loại màu vàng nổi bật trên màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.
Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị giá 25.000 đồng tặng em nhân sinh nhật em tròn tám tuổi.
Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lóp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng không có dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm” như chiếc bút của em.
Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em thường lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nhau nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.
Hoàng Đức Lợi, 2A
Trường Tiểu học Vũ Thư- Thái Bình
Bài 25: Tả bộ quần áo em mặc đến lớp hôm nay
Bài làm
Sáng nay, trời mùa đông sương giá lạnh lẽo. Em đi giày vải, mặc bộ quần áo ấm đi học. Mọi thứ đều cũ nhưng rất sạch sẽ. Cái quần âu dài bằng vải ka-ki xanh công nhân. Cái áo sơ mi màu xám, kẻ sọc. Chiếc áo len dài tay màu xanh biếc. Bên ngoài cùng là chiếc áo khoác màu vàng thẫm có hai lớp vải khá dày.
Chiếc áo khoác còn mới, mẹ mới mua cho em vào đầu vụ rét. Áo có phéc-mơ-tuya bằng nhựa, có hai túi to ở hai bên hông, có thể đút tay vào. Phía trong còn có hai túi phụ, có thể bỏ được nhiều thứ khác. Mặc áo khoác vào, em thấy mình lớn hẳn lên, gần bằng các anh học sinh lớp Ba, lớp Bốn.
Mẹ đã lấy số tiền trợ cấp thương binh của bố để mua chiếc áo khoác này cho em. Với em, chiếc áo ấm em mặc đến lớp hôm nay là chiếc áo mang nặng tình thương, nó nhắc em phải hiếu thảo, phải chăm ngoan, học giỏi.
Lưu Xuân Vĩ, 2A
Trường Tiểu học Lục Yên – Yên Bái
Bài 26: Tả cái đèn trên bàn học của em.
Bài làm
Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể Nhà máy Cao su Sao Vàng chẳng rộng rãi gì, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.
Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, một con lợn đất và cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sất tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khí sử dụng. Bố em chí cho thắp bóng đèn 25 oát. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.
Tối nào, em cũng học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ. Nề nếp đó nay đã thành một thói quen tốt.
Tuổi thơ của em gắn liền với quyển sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thán của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.
Lê Thị Huấn, 2A
Trường Tiểu học Đồng Nhân – Hà Nội
Bài 27: Tả cái đồng hồ báo thức.
Bài làm
Trên bàn học của em có một cái đồng hồ báo thức nhãn hiệu “Cỡ/7 Cò Vàng tuyệt đẹp.
Đồng hồ bằng nhựa. Mặt đồng hồ hình tròn, đường kính 6cm. Mười hai chữ số (từ số 1 đến số 12) màu đen, cách đều nhau theo thứ tự đường tròn của mặt kính trong suốt. Có ba cái kim cũng bằng nhựa, to nhỏ, dài ngắn khác nhau, cùng chung một cái trục nằm đúng tâm mặt đồng hồ. Kim ngắn, to nhất, màu nâu, chỉ giờ. Kim dài hơn, hình cái trâm màu đen, chỉ phút. Kim dài nhất như cái gai màu xanh để định giờ chuông reo báo thức. Đồng hồ không có kim chỉ giây. Dưới con số 12 có hình quả chuông và ngôi sao đỏ.
Bao bọc đồng hồ là một cái hộp nhựa màu cẩm thạch óng ánh. Phía sau là hai cái ngăn để máy đồng hồ và đựng pin con thỏ, có hai cái núm xoáy màu trắng bằng cái cúc áo để điều chỉnh giờ và định giờ cho chuông reo.
Tối nào em cũng ngồi vào bàn để học bài, làm bài từ 7 giờ rưỡi tối đến 9 giờ là tắt đèn đi ngủ. Sáng nào cũng vậy, đúng 6 giờ rưỡi là chuông reo. Cùng với tiếng chuông đồng hồ là tiếng gà gáy, nghe thật rộn rã. Tiếng gà gáy cất lên là em thức dậy ôn lại bài học thuộc lòng. Xếp sách vở vào ba lô, em làm vệ sinh cá nhân, đúng 7 giờ đi học.
Từ ngày học lớp Một, em đã biết xem giờ. Cái đồng hồ nhỏ bé ấy là quà của bà ngoại tặng khi em lên sáu tuổi.
Nó trở thành người bạn thân thiết giúp em học hành đúng giờ giấc. Ngồi vào bàn học, em cảm thấy nó nhìn em và nhắc khẽ: “Bé Tâm ơi, phải chăm ngoan và học giỏi nhé!”.
Lê Thị Hiền Tâm, 2A
Trường Tiểu học Thọ Xuân – Thanh Hoà
Bài 28: Tả con trâu hay con bò, vật nuôi của nhà nông.
Bài làm
Con trâu
Trâu là người bạn, là cánh tay đắc lực của nhà nông:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trâu lớn hơn bò và có sức mạnh hơn. Lông trâu đen, cứng và thưa, thỉnh thoảng có con lông trắng. Cặp sừng to, nhọn hoắt và cong lên. Trâu hiền lành, nặng nề và chậnĩ chạp hơn bò. Nó có thể chịu đựng được nắng mùa hạ, dẻo dai kéo cày kéo bừa từ tờ mờ sáng đến non trưa, về mùa đông, trâu chịu rét kém, hay bị chết rét.
Trâu cày bừa, một nắng hai sương với nhà nông. Thịt trâu cũng vào loại đặc sản. Da trâu đem thuộc để bịt trống, làm giày dép. Sừng trâu có thể dùng làm hàng thủ công. Sữa trâu còn rất quý.
Trâu là con vật đứng đầu lục súc (trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn). Trâu rất có ích với người dân Việt Nam.
Nguyễn Phúc Hậu
Trường Tiểu học Đại Lộc – Quảng Nam
Bài 29: Tả một loài chim – bạn của nhà nông.
Bài làm
Chim sơn ca
Chim sơn ca còn gọi là chim chiền chiện. Chúng sống ở ngoài đồng, mình và lông màu cỏ úa có vân và sọc trắng, gần giống như chim sẻ, nhưng mỏ dài và chân bé hơn.
Chim sơn ca là giống chim hay hót, nhất là về mùa xuân. Thường thường nó vừa bay, vừa hót, càng bay cao giọng càng véo von. Tiếng hót to, ngân dài, có khi nó bay thật cao, ta không hề trông thấy cánh chim mà vẫn nghe thấy tiếng sơn ca hót.
Khi sơn ca không bay thì đậu ở dưới đất chứ không đậu trên cành cây. Những lúc đâu dưới đất, nó không hót bao giờ. Sơn ca làm tổ ở vồng khoai, gốc cây, bụi cỏ râm. Sơn ca bắt sâu để bảo vệ hoa màu giúp bà con dân cày.
Những người chơi chim cảnh thường bắt chim non khi vừa mới nở, nuôi và luyện rất công phu mới có chim sơn ca hót hay trong lồng son.
Tạ Xuân Việt, 2B
Trường Tiểu học Gia Thuỵ
Gia Lâm – Hà Nội
Bài 30: Tả con gà trống.
Bài làm
Gia đình chú Hợi cạnh nhà em nuôi nhiều gà. Đàn gà củạ chú chăn thả tự nhiên có đến ba, bốn chục con: gà mẹ, gà con, gà choai, gà tơ, gà đẻ, gà trống.
Con gà trống là thủ lĩnh của đàn gà. Nó to và nặng đến ba, bốn cân. Cái mào đỏ tươi. Bộ lông vàng, đỏ, đen, xanh rực rỡ. Cái đuôi cong vút màu xanh, đỏ. Hai cánh đường bệ, vỗ phành phạch lúc gáy. Sớm nào, tiếng gáy của nó cũng nấo động cả xóm em. Nó là cái đồng hồ báo thức đáng tin cây. Nghe nó gáy, người lớn thức dậy chuẩn bị đi làm, trẻ. con thức dậy học bài, gọi nhau đến lớp.
Giữa đàn gà mái tơ, chú gà trống đi lại oai vệ, đẹp mã lắm. Nó dám chống lại con chó mực nhà bác Lâm. Nó đánh nhừ tử các con gà trống quanh xóm.
Con gù trống nhà chú Hợi càng ngắm càng thấy đẹp và đáng yêu.
Lê Phương Linh, 2A
Trường Tiểu học Hạ Long – Quảng Ninh
Bài 31: Tả một con vật nuôi thuộc gia súc.
Bài làm
Con trâu
Con trâu là con vật nuôi đứng đầu trong nhóm lục súc.
Con trâu phần lớn màu đen, thỉnh thoảng mới thấy một vài con trâu trắng. Trâu cái, trâu đực trưởng thành có thể nặng trên dưới ba tạ. Da trâu nhẵn bóng, lông thưa. Hai cái sừng nhọn hoắt, uốn cong, là vũ khí để tự vệ, để chiến đấu. Đàn trâu đánh thắng mãnh hổ nhờ đôi sừng cứng và nhọn sắc như mũi giáo ấy.
Cái đuôi trâu nhứ bông lau để đuổi ruồi muỗi. Tai trâu to bằng cái lá đa, phe phẩy như cái quạt lông. Mắt trâu to, tròn và có màu nâu đen.
Trâu hiền lành, chịu rét kém, chịu nóng giỏi. Trâu có sức khoẻ dẻo dai, có thể kéo cày kéo bừa dưới nắng chang chang mùa hạ.
Trâu có thể kéo dài tuổi thọ tới 25 – 30 năm. Trâu cái 5 tuổi có thể đẻ mỗi lứa một con nghé. Trâu dùng sữa để nuôi con. Sữa trâu rất bổ. Thịt trâu rất ngon.
Cỏ là nguồn thức ăn chính của trâu. Trong vụ cấy cày, trong mùa rét, có thể cho trâu ăn cháo, rơm, ăn cám và cỏ non.
Trâu là tài sản quý giá của người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tục ngữ có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Ruộng sâu, trâu nái, con gái đầu lòng”. Con trâu được nhân dân ta rất quý trọng. Hầu như người dân cày nào cũng thuộc và truyền tụng bài ca dao sau đây:
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ủn.
Tuổi thơ chúng ta, bạn nào đã được xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vào tháng Tám Âm lịch hằng năm?
Lê Ngọc Vừng, 2A
Trường Tiểu học Hữu Bằng – Hải Phòng
Bài 32
Tả một con vật nuôi trong gia đình.
Bài làm
Con chó của gia đình em
Bắt chước lão Hạc ngày xưa, em gọi con chó của gia đình mình là cậu Vàng.
Cậu Vàng mới 4 tháng tuổi. Cậu ngoan lắm, biết vâng lời và rất vệ sinh. Bộ lông của câu vàng mượt. Mẹ vẫn tắm và chải lông cho cậu. Cái mõm của cậu đen, có nhiều ria mép trắng như những mũi kim bạc. Cặp mắt đen long lanh tựa hạt nhãn, viền lông trắng quanh mắt làm cho hàng mi khá xinh. Hai cái tai bằng lá sim chĩa lên cao. Lưng cậu dài, bụng thon, màu trắng mịn. Cái đuôi bằng cái bút bi, lúc uốn tròn, lúc vắt vẻo. Bàn chân trắng như đi tất. Cái lưỡi đỏ thé, có lúc thè ra khoe hàm răng nhọn sắc.
Cậu Vàng sống sang trọng như một quý tử. Cậu được nằm trên tấm thảm màu đặt cạnh cửa sổ. Cái bát hoa đựng nước uống. Cái bát nhôm to đựng cơm và thức ăn. Cậu Vàng được ăn theo khẩu phần như một thành viên trong gia đình. Mẹ em mới đan cho cậu một cái áo len màu đỏ để mặc cho ấm, cho đẹp trong tiết đại hàn.
Cậu Vàng không sủa bậy, cắn bậy. Cậu rất tình cảm. Bố mẹ đi làm, cậu tiễn ra đến tận ngõ. Buổi chiều, cậu đứng ở góc sân, rối rít kêu lên khi bố, mẹ đi làm về. Mãi gần đây cậu Vàng mới thân mật với em. Cậu vẩy đuôi mừng rối rít khi em đi học về; có hôm cậu chạy ra ngoài ngõ xa, mừng đón, ngâm vào cái ba lô của em, như thể đòi xem điểm.
Cậu là vệ sĩ trung thành của mẹ. Cậu gác nhà, cậu đi tuần, cậu bắt chuột, bắt gián. Cả nhà, ai cũng quý mến cậu, chăm sóc cậu. Em định viết một bài thơ về câu Vàng, nhưng nghĩ mãi chưa ra.
Nguyễn Thanh Giang, 2A
Trường Tiểu học Phương Liên – Hà Nội
Bài 33: Tả một loài chim.
Bài làm
Con chim sẻ
Quanh nhà em có nhiều chim sẻ. Con chim bé nhỏ, hiếu động rất đáng yêu.
Ngọn cau, mái nhà, góc tường là nơi gia đình đàn chim sẻ sống êm ấm hạnh phúc. Chim sẻ rất mắn đẻ. Nãm học lớp 2, em mới chỉ thấy 3-4 con chim sẻ nhảy nhót quanh sân, quanh vườn, thế mà chỉ một năm sau, bầy chim sẻ đông đúc thế! Có lẽ đến hai, ba chục con, chia thành ba, bốn bầy.
Chim sẻ nhỏ bé, chỉ to bằng ngón chân cái người lớn. Cái mỏ ngắn, khum khum, rất xinh. Lông màu cỏ úa, có điểm xanh, cổ, ngực, bụng được bao bọc bằng lớp lông trắng, mịn. Cặp chân màu hồng, bé tí, nhưng nhanh nhẹn, nhảy liến thoắng. Vừa nhảy tìm mồi vừa kêu ríu rít. Trứng chim sẻ bằng viên bi, màu ngà có đốm đen.
Chim sẻ sống theo bầy. Mỗi bầy có trên dưới mười con. Nó gần gũi với con người, quanh quẩn kiếm ăn nơi góc sân, mé vườn, đậu chơi trên mái nhà, ngắm ông mặt trời. Mới mờ sáng, bầy chim sẻ đã trò chuyện, cãi nhau ỏm tỏi nơi góc sân.
Với em, đàn chim sẻ là người bạn tuổi thơ, là cái đồng hồ báo thức gọi em dậy đi học trong ánh hồng rạng đông, là tiếng reo, tiếng hát từ mái nhà, ngọn cau, cành xoan trong buổi chiều tà. Con chim sẻ nhỏ bé thật đáng yêu. Nó là biểu tượng cho đức tính cần mân siêng năng, lòng yêu đời, yêu sống, tình đồng loại, gắn kết, tương thân. Những hôm mưa to, gió lớn, em thương đàn chim sẻ làm tổ trên ngọn cau nhiều lắm.
Có hôm đi học về đến ngõ, em khẽ hát bài đồng dao: “Cớ/7 c/ỉ/’w se sẻ – Án mẻ chê chua – Đậu trên mái chùa – Ríu ra ríu rít…”.
Vũ Thanh Châu, 2A
Trường Tiểu học Tiên Lữ- Hưng Yên
Bài 34: Tả người mẹ yêu thương của em.
Bài làm
Mẹ yêu thương
Bố em mất khi em lên ba tuổi. Một mình mẹ tần tảo làm ăn, nuôi dạy hai anh em: anh Bình học lớp sáu và em học lớp một.
Năm nay, mẹ em 35 tuổi. Mẹ gầy và đen vì làm vườn vất vả, vì lo lắng nhiều. Mẹ hay thở dài và hay tủi thân. Anh Bình và em rất thương mẹ.
Mẹ được thừa kế hai sào vườn của ông bà ngoại. Mẹ thuê người làm nhưng vẫn phải thức khuya dây sớm. Những ngày mưa to gió lớn, những đợt rét hại, mẹ phải gồng người lên vì các luống rau, luống hoa. Ba mẹ con em sống nhờ vào mảnh vườn rau đó.
Trường xa nhà hơn cây số nhưng hôm nào mẹ cũng đưa, đón em đi học, trời nắng cũng như trời mưa. Mắt mẹ thường ngân ngấn nước khi em khoe với mẹ em được điểm 10. Trước Tết, em bị ốm ba ngày, đêm nào mẹ cũng khóc.
Em thương mẹ lắm!
Thái Thị Hồng, 2A
Trường Tiểu học Tỉnh Gia – Thanh Hoá
Bài 35: Tả người chị gái (hay anh trai) yêu thương của em.
Bài làm
Chị gái yêu thương
Chị Huỳnh Thị Tâm Yến, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai Đại học Sư phạm Huế, là chị gái yêu quý của em. Chị xinh đẹp, thuỳ mị, đoan trang. Chị mang cả vẻ đẹp của bà ngoại và của má. Tóc chị dài, óng mượt, thướt tha. Da chị trắng hồng. Môi son, má phấn, răng đều và trắng sáng. Cặp mắt bồ câu dịu dàng. Hai bàn tay của chị thon thả, ngón tay búp măng. Chị vãn gội đầu cho bà ngoại. Bà thương chị lắm.
Chị học giỏi, được học bổng, nên ba má có ý định cho chị sang Mỹ du học sau khi tốt nghiệp Đại học. Chị rất thương em. Kì nghỉ hè nào về thăm nhà, chị cũng mua quà biếu bà, biếu ba má và tặng em. Chiếc đồng hồ để trên bàn học là quà chị tặng em. Chị gọi em là ‘‘Cơn thở vùng” của má.
Em rất tự hào và yêu quý chị Tam Yến. Em thầm hứa sẽ noi gương chị, vươn lên học giỏi như chị.