Giáo án âm nhạc: Hát về tổ ẩm

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

NỘI DUNG CHÍNH:
Hát: “Tổ ấm”
Vận động: vỗ tay theo tiết tấu chậm
Trò Chơi Âm Nhạc : Gia đình vui nhộn
Nghe: Ba ngọn nến lung linh
Bài kết hợp: Em yêu ai
Thiên đàng búp bê

NỘI DUNG KẾT HỢP
Toán: Đếm số lượng – Nhận biết chữ số
MTXQ: Trò chuyện về gia đình

Lớp: LÁ

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Trẻ cảm nhận nhịp điệu, vận động nhạc theo khả năng trẻ
– Biết được các bài hát về gia đình và có những tình cảm đối với gia đình
– Thông qua các trò chơi “Gia đình vui nhộn” phát triển sự nhanh nhẹn, cảm nhận tốc độ nhanh chậm của nhạc để thực hiện đúng theo người chủ của gia đình
– Biết được số lượng thành viên trong gia đình và tìm chữ số tương ứng với số thành viên

CHUẨN BỊ:

– Đàn, máy cassette
– Nhạc cụ các loại
– Nguyên vật liệu mở (giấy…)

HƯỚNG DẪN:

CẤU TRÚC TIẾT HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định

1. Trò chuyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dạy hát

“Tổ ấm”

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vận động theo nhạc

 

 

Chơi trò chơi nhỏ về gia đình

–       Gia đình con như thế nào?

–       Gút: Gia đình là một nơi rất vui, sau những giờ làm việc mẹ đón các con đi học về, buổi chiều sau giờ ăn, cả gia đình cùng sinh hoạt, xem ti vi, cùng chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong ngày với nhau. Các con có liên tưởng đến từ gì nói về gia đình mình nhỉ?

·        Đúng rồi, từ “Tổ ấm” cùng tên với bài hát “Tổ ấm”, thế lớp mình cùng nhau hát nhé!

·        Bây giờ các bạn cùng chơi với cô nhé!

o   Bạn trai: Đứng bên tay trái của cô

o   Bạn gái: Đứng bên tay phải của cô

Cùng thi hát theo tay cô: khi cô hướng tay bên nào thì bên đó sẽ hát, khi đánh nhịp 2 tay thì cả 2 đội hát

 

·        Lần 1: hát theo tay đánh nhịp

·        Lần 2: giỏi lắm, lần này khó hơn các con hát bài này theo âm a, ô ứng với bài hát Tổ ấm nhưng khi cô đánh nhịp 2 tay thì con hát chung thành lời bài hát Tổ ấm nha

–       Gia đình tràn ấp tình yêu thương, thật sự là một Tổ ấm. Nghe các con  hát, hoà cùng tiếng hát, có tiếng gì vui ghê! Bạn con vừa làm gì? (hỏi thêm vài trẻ khác)

 

–       Hay quá, thế lớp mình có thích làm giống bạn không? Nào mời các con

·         Lần 1: vỗ tay không

·        Lần 2: có học cụ (để cho vui hơn mình có thể dùng gì để đệm cho bài hát)

–        Giỏi lắm. thế ngoài những nhạc cụ ra mình thử suy nghĩ xem còn cách nào khác để thực hiện bài hát

–       Tình yêu của chúng ta dành cho gia đình rất đậm đà tình cảm. Thế khi có ai hỏi con yêu ai, thì con sẽ nói gì? (cô mời cháu)

(cô mời những trẻ vừa trả lời lên cùng hát, những trẻ còn lại phụ hoạ theo hoặc ngồi nghe)

–         Hay quá, thế bạn … gia đình con có mấy người? Nhìn xem có chữ số nào tương ứng với số người của gia đình con rút ra cho cô xem

(cô xoè những thẻ số: yêu cầu trẻ chọn chữ số tương ứng với số thành viên trong gia đình)

 

– À, những bạn số người trong gia đình giống bạn mời về nhóm cùng bạn nhé

(Với những trẻ còn lại cô cũng làm tương tự như trên)

–       Thế trong các gia đình, gia đình nào có số thành viên nhiều nhất?

(Đếm các gia đình so sánh)

Giỏi lắm! Các thành viên trong những mỗi gia đình thảo luận cử ra một người chủ gia đình

·         Người chủ gia đình sẽ tạo dáng, các thành viên trong gia đình sẽ bắt chước dáng đi của chủ nhà nhưng nhớ nghe theo tiếng nhạc cụ: đệm nhanh làm nhanh, đệm chậm làm chậm – kết thúc phải giữ nguyên tư thế mình đang đi nhé!

·        + Nào các gia đình đã sẵn sàng chưa

Lần 1: nghe tiếng gõ nhạc cụ.

 

Thế các bạn làm gì mà ngộ vậy? (Hỏi một vài gia đình về hành động đó)

Các con có thể đặt tên cho gia đình mình không?

Cô cũng có một cái tên để đặt cho những gia đình này: Gia đình vui nhộn. Nào bây giờ các gia đình vui nhộn cùng chơi lại nhé! Nhưng nhớ đổi vai ông chủ đi.

 

Lần 2: Khi nghe tiếng nhạc, nhạc nhanh – thực hiện nhanh, nhạc chậm – thực hiện chậm. Suy nghĩ thêm nha, tự nghĩ ra cách để làm riêng của gia đình mình nhé! (Lưu ý nhanh chậm theo nhịp nhạc). Chuẩn bị chưa, bắt đầu.

 

Các gia đình tham gia chơi rất là vui, muốn có niềm vui như vậy thì cả nhà phải hết sức thương yêu nhau. (Cô hát: Ba là cây nến vàng…) à diễn cảm, giao lưu với trẻ.

–         Nghe hát bài này con có cảm giác ra sao?

–         Thế các bạn có suy nghĩ giống bạn không? Mình cùng hát 1 bài để luôn có ấn tượng đẹp về gia đình mình nhé! Nào mời các con.

( Thiên đang búp bê)

 

Trẻ thực hiện

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

 

Trẻ hát 2 lần liên tiếp

Trẻ thực hiện

 

Trẻ nghe và thực hiện

 

Trẻ trả lời

 

 

 

Trẻ thực hiện

 

Trẻ tự kể ra một số nhạc cụ

Về nhóm tự sáng tạo dùng các nguyên vật liệu mở

 

Trẻ trả lời

Nhóm trẻ đó hát

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

Trẻ chọn chữ số

 

 

Trẻ tự lấy hình gia đình của mình đi về nhóm ( trẻ về nhóm )

 

 

 

Trẻ bàn bạc thỏa thuận

 

 

Trẻ trả lời sẵn sàng

Trẻ nghe và thực hiện theo người chủ gia đình

Trẻ tự đặt tên

 

 

Trẻ đổi vai ông chủ

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ thực hiện

Trẻ lắng nghe và cảm nhận theo nhịp nhạc

Trẻ tự nêu cảm xúc của mình.

 

5/5 - (2 bình chọn)