Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Chú dê đen
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Nội dung chính
Hoạt động chính:
Làm quen văn học: chú dê đen
Hoạt động kết hợp:
– Làm quen chữ viết: làm quen các từ trong tên truyện, từ diễn đạt tính cách nhân vật do trẻ tự đặt.
– Toán : mô hình hoá, ôn hình hình học.
Yêu cầu:
– Thích nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung, nắm được tình huống phát triển của cốt truyện.
– Hiểu và có thể diễn đạt tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ, ngữ điệu giọng, hành động.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt.
– Phát triển trí tưởng tượng, suy đoán, mô hình hoá.
Chuẩn bị:
– Tranh phong, các nhân vật rời: dê trắng, dê đen, chó sói.
– Cô kể chuyện diễn cảm
– mặt nạ: dê trắng, dê đen, chó sói
– tranh vẽ nhân vật rời: dê trắng, dê đen, chó sói
– Mẫu vẽ:
Tiến hành:
Hoạt động chung:
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG CHÁU |
1. Giới thiệu:
Cô đeo mặt nạ dê đen: – Chào các bạn đến thăm khu rừng của chúng tôi, chúng tôi tự giới thiệu với các bạn, tôi là dê đen đây. Còn các bạn ở đâu đến vậy? À, các bạn biết không trong khu rừng này còn có bạn dê trắng nữa, tôi có hẹn dê trắng đi ăn cỏ mà sao không thấy bạn dê trắng đến, tôi phải đi tìm dê trắng đây. – Cô bỏ mặt nạ ra và kể chuyện. |
|
2. Cô kể:
– Cô kể với 1 lần kết hợp sử dụng tranh và nhân vật rời, xen kẽ đàm thoại, đặt câu hỏi cho cháu đoán tiếp sự kiện tiếp theo: + Cô kể phần mở đầu ….chó sói nhảy ra hỏi dê đen: các con đoán xem chó sói sẽ làm gì với dê đen? + Cô kể lại đoạn trên cho đến hết. |
nhiều cháu đoán và trả lời lý do |
3. Đàm thoại:
– Truyện cô vừa kể có những nhân vật nào? * Đàm thoại theo vai với trò chơi “Thi xem ai bắt chước giống nhất?” + Cô đóng dê trắng ( thể hiện tính cách nhút nhát, run sợ của dê trắng) + Cô đóng chó sói – Tại sao dê trắng lại bị chó sói ăn thịt? * Đàm thoại cùng nhân vật: + Cút ….. ( cô đeo mặt nạ chó sói vào) hà… + Các ngươi có biết ta là ai không? + Các ngươi có thấy ta dễ thương không? Có thích ta không? Ta khoẻ thế này sao các ngươi không thích ta? + Ta vừa ăn thịt dê trắng xong, sao chưa thấy no bụng, ta phải rình xem có con dê nào nữa để bắt ăn thịt. + Có 1 con gì mặc áo đen thui đang đi tới, các ngươi nhìn xem ai vậy? + Các người nghe ta hỏi nó đây: Dê kia, mày đi đâu? Nó nói gì ra nghe không rõ, các ngươi nói lại ta nghe đi. ( chó sói lùi lại) Dê đen gan quá. Các ngươi nhìn xem nó có gì mà không sợ ta? ( chó sói sợ, lùi khom hơi thấp, giọng nhỏ lại) Dê đen này ghê thật, nhưng phải làm cho nó sợ mới được. Tim mày thế nào? + Nó không sợ ta mà còn to tiếng với ta nữa. Nó tiến llại gần ta kìa. Sợ quá ta phải chạy thôi.
Cô gỡ mặt nạ ra – Tại sao chó sói lại chạy thế? – Nếu dê đen cũng nhút nhát thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cho trẻ đặt tên truyện, cô viết lại tên mà cháu đặt. Cô đặt và viết tên truyện. |
trẻ trả lời
Trẻ đóng vai chó sói (thể hiện dáng điệu và giọng to, ồm) Trẻ đóng dê trắng( thể hiện tính cách nhút nhát, run sợ) – Trẻ trả lời
Trẻ nhắm mắt Trẻ mở mắt Trẻ trả lời. Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
trẻ trả lời
trẻ trả lời
trẻ trả lời trẻ trả lời |
4. Trò chơi: “ Tôi là ai”
Cô giáo mô tả con vật Cô đưa tranh nhân vật, cháu nói tính cách, cô ghi ô chữ.
Cô ghi lại
Cô đưa các hình vuông, tam giác |
Chơi chuyển: cốc cốc, ai gọi đó Cháu đoán Cháu nói (Vd: dê trắng hiền lành, dê trắng nhút nhát…) 2 cháu lên mô tả 2 nhân vật còn lại Nói tính cách Cháu mô tả hình tròn. |
5. Kể với mô hình:
Cô và trẻ thảo luận Cô đưa trẻ hình mẫu vẽ sẵn mô hình ra gợi ý cháu nhìn mô hình kể theo chuyện Chú dê đen:
Cô quan sát 4 nhóm, gợi ý cho từng nhóm. |
Chọn hình tròn thể hiện dê trắng, vuông là chó sói, tam giác và dê đen – Cháu kể chuyện theo mô hình. Đọc đồng dao, chuyển 4 nhóm và kể theo mô hình mẫu của nhóm mình( tuỳ theo nhóm giỏi, khá, trung bình mà có những mẫu khác nhau.) |
6. Kết thúc |
B. Hoạt động góc:
• Góc văn học:
– Kể với tranh phông và nhân vật rời.
– Chơi cổ bài:
+ Xếp theo trình tự và kể
+ Lật tranh nào kể tranh đó
– Chơi đóng vai cháu thích sử dụng mặt nạ
– diễn rối.
• Góc đọc sách:
– Xem và đọc sách
– Kể chuyện sáng tạo với nhiều mô hình khác nhau
• Góc tạo hình:
– Tạo hình nhân vật trong truyện
– Vẽ trạnh truyện, đóng thành sách
• Làm quen chữ viết:
– Sao chép lại tên nhân vật, tên truyện, tính cách nhân vật (có thể kết hợp với góc tạo hình)
– Tìm chữ cái đã học trong tên nhân vật, tên truyện, tính cách nhân vật…thống kê
• Toán:
– Phân nhóm thú dữ, thú hiền. So sánh, làm phép tính tách, gộp.